Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha chi tiết nhất

Động cơ 3 pha là một trong những motor điện được ứng dụng rất phổ biến trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người không biết được về sơ đồ quấn dây motor 3 pha và cách đấu motor 3 pha như thế nào. Vậy nên tại bài viết này, TKTech sẽ cung cấp những thông tin để bạn có thể nắm được sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha đúng cách.

Motor 3 pha là gì?

Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha
Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha

Motor 3 pha là một loại động cơ điện xoay chiều hoạt động dựa trên sơ đồ đấu nối điện. Cấu tạo của motor điện 3 pha bao gồm 2 bộ phận chính là stator và rotor. Trong đó, stator gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau, được đặt tại 3 vị trí nằm trên vòng trong lệch nhau khoảng 120 độ để tạo ra từ trường quay. Còn rotor là phần khung dây dẫn có thể quay được dưới tác dụng của từ trường quay.

Nguyên lý hoạt động: khi mắc động cơ vào trong mạng điện 3 pha, stato sẽ tạo ra từ trường quay làm cho motor quay liên tục. Chuyển động quay này cũng được trục máy truyền ra ngoài để có thể vận hành các loại máy móc và các cơ cấu để chuyển động khác.

Trên thực tế, mỗi loại động cơ 3 pha cần có 1 sơ đồ quấn dây và trị số của tụ điện phù hợp với nó thì mới hoạt động hiệu quả được.

Cách xác định đầu dây của motor 3 pha

Để xác định được đầu dây motor 3 pha, bạn phải xác định được 3 cặp dây bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Bạn điều chỉnh thang đo của đồng hồ về thang Điện trở bằng X1. Sau đó, tiến hành đo lần lượt từng cặp dây. Dây nào lên sẽ là một cặp và đánh dấu ký hiệu cho từng cặp để dễ phân biệt.

Ví dụ: tạm đánh tên cho 6 đầu dây là 1,2,3,4,5,6. Trong đó, 1 và 2 là 1 cặp, 3 và 4 một cặp, 5 và 6 một cặp. Sau đó vặn thang đo điện của đồng hồ lên mức 2.5 DCmA. Tiến hành quấn que đo âm dương của đồng hồ VOM vào cặp dây 1 và 2 ở trên. Hai cặp dây còn lại (3 và 4, 5 và 6) lần lượt đem chạm vào hai đầu âm dương của cục pin.

Các xác định các đầu dây trong động cơ 3 pha
Các xác định các đầu dây trong động cơ 3 pha

Quan sát cặp 3 và 4 và nhận định  – Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha

– Nếu đồng hồ chạy lên dần theo chiều thuận thì dây đang ở cực dương chính là dây (+) và là đầu dây. Còn dây đang ở cực âm cục pin chính là đầu cuối, dây (-). Ví dụ, dây 3 ở cực dương của pin thì nó là dây dương (đầu đầu). Còn dây 4 đang ở cực âm thì nó là dây âm (đầu cuối).

– Nếu đồng hồ chạy ngược lại thì nhận định dây 3 sẽ là đầu cuối (âm) và dây 4 là đầu dương. Thực hiện tương tự cho cặp dây 5 và 6.

– Đối với cặp dây 1 và 2 thì ngược lại, dây nào đang nối với que dương của đồng hồ thì nó là dây dương âm (phần đầu cuối). Dây còn lại nối với que đo âm của đồng hồ là dây dương (phần đầu đầu)

Sơ đồ quấn dây motor 3 pha như thế nào?

Để quấn motor 3 pha, bạn sẽ tiến hành theo quy trình sau:

Làm khuôn -> Lót cách điện -> Quấn dây lên khuôn -> Lồng dây vào rãnh -> Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây -> Đấu dây trong quấn motor 3 pha -> Đai dây -> Kiểm tra bộ dây sau khi gia công quấn motor 3 pha

Sơ đồ quấn dây động cơ không đồng bộ 3 pha
Sơ đồ quấn dây động cơ không đồng bộ 3 pha

Tổng hợp các cách đấu dây motor 3 pha chi tiết

Trên thực tế có nhiều cách đấu dây tùy thuộc vào đặc tính của từng loại motor 3 pha. Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách đấu dây cho bạn tham khảo.

Cách đấu dây điện 3 pha 380V – Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha

Điện 3 pha 380V là chuẩn điện áp sử dụng tại Việt Nam. Nó chạy trên đường điện 3 pha 4 dây. Vậy nên cách đấu dây điện 3 pha 380V từ điện lưới quốc gia thường được sử dụng cho hệ thống nhà xưởng, các thiết bị điện áp 3 pha, máy móc có chuẩn điện áp là 380V.

Hiện nay, dòng điện 3 pha được sử dụng phổ biến cho các hệ thống sản xuất công nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp kinh doanh… Những nơi có sử dụng nhiều máy móc công suất lớn, vận hành liên tục và có yêu cầu cao về dòng điện.

Sơ đồ đấu dây motor điện 3 pha như sau:

Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 380V
Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 380V

Có thể thấy, cách đấu dây motor 3 pha 380V cũng tương tự như cách đấu dòng điện 3 pha 4 dây.

Cách đấu dây motor 3 pha 200V

Điện 3 pha 200V là chuẩn điện áp tại Nhật Bản. Dòng điện này sử dụng 3 pha dây nóng, 1 dây nguội thuộc hệ thống điện có 3 pha 4 dây. Vậy nên cách  đấu điện ra 3 pha của điện áp 200V từ nguồn điện 3 pha 380V thường sử dụng cho các thiết bị điện 3 pha được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Cách đấu dây điện 3 pha 200V cũng tương tự với cách đấu dây điện 3 pha 380V.

Cách đấu điện 3 pha ra 3 dây

Hiện nay, có 2 cách đấu motor 3 pha 2 cách đấu motor 3 pha. Đó là đấu hình sao và đấu hình tam giác. Việc lựa chọn cách đấu theo hình nào sẽ tùy thuộc vào thông số cụ thể của từng động cơ và vào điện áp đo được của lưới điện.

Hướng dẫn cách đấu dây motor điện 3 pha đấu hình tam giác (∆)

cách đấu motor 3 pha hình tam giác
Cách đấu motor 3 pha hình tam giác

Ví dụ, bạn đang có một động cơ điện 3 pha với điện áp định mức là 220V/ 380V và đang chạy trong lưới điện là 110V/ 220V 3 pha. Trường hợp này, động cơ điện đấu nối theo kiểu tam giác sẽ phù hợp giữa mức điện áp thấp (220V) của động cơ so với mức điện áp cao của lưới điện (220V).

Hướng dẫn cách đấu dây động cơ điện 3 pha theo hình sao (Y)

Cho ví dụ cũng là động cơ như trên, nhưng motor 3 pha có thông số điện áp định mức cụ thể là 220V/ 380V và lưới điện hiện tại của động cơ là 220V/ 380V chạy điện 3 pha. Trong trường hợp này thì động cơ điện sẽ được đấu theo kiểu hình sao (Y). Như vậy sẽ phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ máy móc và mức điện áp cao của lưới điện quốc gia (380V).

Cách đấu motor 3 pha hình sao
Cách đấu motor 3 pha hình sao

Những lưu ý khi thực hiện sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha 

– Nếu trên động cơ ghi là 127V/ 220V thì bạn chỉ đấu hình sao. Sử dụng với điện áp là 220V chạy 3 pha.

– Trên động cơ ghi 380V/ 660V thì chỉ cần đấu hình tam giác để sử dụng điện áp 220V/ 380V chạy 3 pha.

– Motor điện công suất trong khoảng từ 0,18 – 3,7kW với lưới điện áp 220/380V, 50hz sẽ được đấu hình tam giác.

– Motor điện công suất của máy đạt trên 3,7kW với lưới điện là 380/660V, 50hz sẽ được đấu hình sao.

Hướng dẫn cách đấu motor 3 pha 4 dây phổ biến

Hiện nay, điện lưới 3 pha được sử dụng rất phổ biến trong ngành sản xuất. Bên cạnh đó, số lượng nhà xưởng, xí nghiệp mới tại Việt Nam ngày càng mọc lên ngày càng nhiều. Do đó, lượng thiết bị tiêu thụ điện cũng tăng lên đáng kể.

So với động cơ 1 pha thì động cơ 3 pha có nhiều đặc tính ưu việt hơn. Sử dụng motor 3 pha thay cho 1 pha trong sản xuất giúp tiết kiệm dây dẫn và đem lại công suất lớn. Tỉ lệ phần trăm thiết bị sử dụng loại điện 3 pha này trên thực tế đã đạt đến con số khoảng 25%.

Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha
Sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha

Motor điện 3 pha 4 dây là gì?

Điện 3 pha 4 dây gồm có 3 dây pha (gồm dây nóng và dây lửa), nguồn điện là 380V và một dây trung tính (dây mát) = 0V. Cách đấu dây điện 3 pha 4 dây cũng tương tự như với cách đấu nối dây điện 3 pha 3 dây như hình sau:

Cách chuyển dòng điện 3 pha thành điện 1 pha

Bạn cần đặt 1 trong 2 cuộn dây pha trở thành cuộn dây làm việc. Cuộn dây còn lại sẽ là cuộn dây khởi động. Trị số tụ điện bạn phải chọn làm sao để nó tạo thành 1 góc lệch pha giữa dòng điện của cuộn làm việc và khởi động có thể đạt được 900. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị các sơ đồ nguyên lý để chuyển đổi đấu motor điện 3 pha thành điện 1 pha.

Dựa theo nguyên tắc trên, tùy vào điện áp nguồn và điện áp định mức của cuộn dây pha để bạn sẽ chọn 1 trong 4 sơ đồ sau:

Sơ đồ chuyển đổi sang đấu motor điện 3 pha thành điện 1 pha
Sơ đồ chuyển đổi sang đấu motor điện 3 pha thành điện 1 pha

Ví dụ: Một động cơ điện 3 pha có nhan hiệu D/ Y – 220/ 380V. Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ hoạt động là 220V. Vậy thì sau khi đấu thành 1 pha, bạn phải chọn sơ đồ ở hình 1 và hình 3. Còn nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ đạt đến 380V. Vậy thì sau khi đấu nối thành 1 pha thì ta hãy chọn sơ đồ ở hình 2 và hình 4. Các bạn chỉ cần thực hiện cách chuyển đổi giống như 4 sơ đồ trên là có thể đấu điện 3 pha thành 1 pha nhanh chóng và đơn giản.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha. Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức hữu ích cho công việc của bạn.

Bài viết liên quan
theo doi cac loai khi
Để đảm bảo thực phẩm luôn được bảo quản tốt nhất, việc theo dõi các loại khí trong tủ đông lạnh thực phẩm là điều cần thiết. Bởi vì trong tủ lạnh có thể tồn tại một số loại khí ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm như…
thuong hieu may do khi
Việc sử dụng các thiết bị dò khí không chỉ giúp phát hiện sớm các khí độc hại mà còn đảm bảo sự an toàn cho con người trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số rất nhiều thương hiệu trên thị trường, đâu là những cái tên hàng…
tinh nang may do khi
Máy dò rò rỉ khí (Gas detector) là thiết bị quan trọng để phát hiện và cảnh báo nguy cơ từ các loại khí độc hại hoặc dễ cháy trong môi trường làm việc. Việc lựa chọn một thiết bị dò khí phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn…
ham luong do am go
Độ ẩm gỗ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm gỗ. Vậy, hàm lượng độ ẩm gỗ lý tưởng là bao nhiêu trong từng ứng dụng cụ thể của gỗ? Làm thế nào để đo và kiểm soát độ…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *