Gỗ là một chất liệu rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, làm cho gỗ bị ẩm mốc nghiêm trọng. Để biết chính xác nguyên nhân gỗ bị mốc và nắm được các cách xử lý gỗ bị mốc cho đồ gỗ hiệu quả thì xin mời bạn cùng TKTECH theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gỗ bị mốc là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho gỗ bị mốc. Và yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó chính là điều kiện thời tiết không thuận lợi. Điển hình là nhiệt độ và độ ẩm vượt ngưỡng cho phép làm cho nấm mốc phát triển nhanh.
Một nguyên nhân khác làm cho gỗ dễ bị mốc nữa đó chính là do đặc tính của nó. Gỗ có tính hút ẩm khá cao nên khi bị mốc, tình trạng này sẽ diễn ra rất nhanh và lây lan ra rộng khắp bề mặt gỗ.
Độ ẩm không khí chính là nguyên nhân gỗ bị mốc
Thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc hình thành trên chất liệu gỗ. Không chỉ vậy, thời tiết này còn ảnh hưởng đến rất nhiều đồ vật khác trong căn nhà của bạn. Gỗ hút ẩm nhiều nên nó sẽ bị mốc, thậm chí ảnh hưởng đến kết cấu, thay đổi bề mặt (do biên độ giãn nở) hay bị bị trương nở (đối với gỗ lót sàn).
Đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với những loại gỗ không được sấy khô kĩ theo đúng tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Khi đó mức độ ảnh hưởng của độ ẩm sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Theo quy định, độ ẩm tiêu chuẩn của không khí đạt mức 55 – 65% (đo bằng nhiệt ẩm kế) thì sẽ không làm ảnh hưởng đến gỗ. Còn nếu độ ẩm >70% (độ ẩm cao) thì tác động mạnh làm ảnh hưởng xấu đến gỗ.
Do nhiệt độ môi trường tác động
Bên cạnh độ ẩm thì nhiệt độ là nguyên nhân gỗ bị mốc rất cao. Mức nhiệt độ chênh lệch giữa nhiệt đồ bề mặt của gỗ và nhiệt độ không khí sẽ làm ảnh hưởng đến việc nồm ẩm ít hay nhiều. Nếu nhiệt độ chênh lệch càng lớn thì độ ẩm càng nhiều và gỗ càng dễ mốc.
Chính vì thế, việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí trong nhà sao cho đạt mức phù hợp là rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng máy đo nhiệt độ độ ẩm, nhiệt ẩm kế tự ghi để đo các chỉ số này một cách chính xác. Từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời và bảo quản đồ gỗ được tốt nhất.
Các cách xử lý gỗ bị mốc cực đơn giản và hiệu quả
Sau khi biết được các nguyên nhân gỗ bị mốc, nếu vô tình để cho gỗ bị mốc thì bạn cần tiến hành một số biện pháp dưới đây để kịp thời xử lý gỗ bị mốc, tránh tình trạng xấu nhất là phải bỏ đi.
Tẩy mốc cho đồ gỗ bằng giấm gạo
Giấm gạo được làm từ gạo lên men, có nồng độ axit axetic ở trạng thái lỏng khoảng 5% nên nó có khả năng làm sạch hiệu quả trong việc xử lý gỗ mốc.
Thao tác thực hiện: Cho dung môi này vào bình xịt, sau đó xịt lên vị trí bị mốc đó. Axit trong giấm sẽ khiến vết mốc được làm sạch nhanh chóng. Để trong thời gian ngắn, dùng khăn mềm khô lau sạch vết mốc. Sau đó, đem đi phơi vào nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời trong 2 – 3 tiếng để vết mốc biến mất hoàn toàn.
Xử lý đồ gỗ bị mốc bằng bã cà phê
Bã cà phê có thể tận dụng lại để làm được nhiều thứ rất hay ho, trong đó để xử lý các nguyên nhân gỗ bị mốc và chống ẩm mốc cho gỗ khá hiệu quả. Thao tác thực hiện:
Cho bã cafe vào trong túi vải (vải màn) sau đó đặt chúng vào tủ gỗ để chúng phát huy công dụng hút ẩm, ngăn ngừa tình trạng mốc phát triển.
Sử dụng hóa chất để xử lý gỗ bị mốc
Hóa chất luôn được xem là phương pháp tẩy mốc hiệu quả nhất, xử lý những vết mốc lớn, nặng, hiệu quả cao đạt 100%. Vậy nên nó không chỉ áp dụng được trên gỗ, mà còn dùng được trên tường, vải và nhiều chất liệu khác. Bạn chỉ cần pha loãng hóa chất với nước và phun lên hoặc ngâm tẩm áp lực vào gỗ để xử lý mốc.
>>> Bài viết liên quan
Hướng dẫn bảo quản đồ gỗ không bị mốc
Bên cạnh xác định chính xác nguyên nhân gỗ bị mốc, để không phải mất công đi xử lý các vết mốc trên gỗ thì bạn cần phải bảo quản gỗ và đồ nội thất gỗ tốt. Sau đây là một số cách bảo quản hiệu quả nhất cho đồ gỗ trước thời tiết nồm ẩm:
Phơi nắng giúp hạn chế tình trạng gỗ bị mốc
Nếu gỗ được đem đi phơi nắng sẽ giúp nó làm sạch được các vết ẩm mốc và mùi hôi khó chịu rất hiệu quả. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây nấm mốc.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không được phơi đồ gỗ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, chỉ cần để chúng dưới mái hiên. Nếu điều kiện thời tiết không nắng ấm, khô ráo để phơi thì bạn cần tiến hành phương án khác.
Sử dụng các nguyên liệu chống ẩm
Các nguyên liệu như bã cà phê, than hoạt tính… có đặc tính hút ẩm cao nên bạn có thể đặt nó vào trong đồ gỗ để làm giảm độ ẩm. Lúc này độ ẩm gỗ tiêu chuẩn sẽ luôn giữ được ở ngưỡng 15 – 18% (chỉ số này được biết thông qua máy đo độ ẩm gỗ). Đây là điều kiện tốt để gỗ không bị nấm mốc xâm nhập.
Đánh bóng gỗ để tránh bị ẩm mốc
Để bảo vệ bề mặt gỗ, hãy sử dụng giấy nhám hoặc máy chà nhám (nếu có) để thực hiện. Sau đó, dùng sơn bảo vệ chống ẩm quét lên từ 2 – 3 lớp lên mặt gỗ. Đây là cách chống mốc hiệu quả, tuy nhiên lại khá mất công và trải qua nhiều công đoạn.
Dùng máy hút ẩm để loại bỏ các nguyên nhân gỗ bị mốc
Đầu tư một chiếc máy hút ẩm trong gia đình là việc nên làm đối với các gia đình sử dụng nhiều độ nội thất làm bằng gỗ. Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc hút ẩm cho phòng cực kì hiệu quả, giúp chống lại thời tiết nồm ẩm khắc nghiệt.
Máy hút ẩm không chỉ giúp phòng ngừa gỗ bị mốc, mà còn bảo vệ được các trang thiết bị trong gia đình khỏi độ ẩm cao xâm nhập vào. Giá cả của nó cũng rất hợp lý nên các gia đình đều có thể đầu tư.
TKTECH – Đơn vị cung cấp thiết bị đo độ ẩm, nhiệt độ chất lượng
Qua thông tin ở trên bạn cũng phần nào biết được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá nhiệt độ, độ ẩm môi trường thường xuyên. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp để đảm bảo cung cấp kết quả đo chính xác.
Hiện tại, TKTECH là cửa hàng chuyên phân phối các dòng máy đo nhiệt độ độ ẩm, nhiệt ẩm kế tự ghi, camera nhiệt chất lượng của nhiều thương hiệu uy tín. Nếu không am hiểu về thiết bị, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0977 765 444 để được tư vấn chi tiết, cụ thể về từng sản phẩm. Đảm bảo nhân viên sẽ giúp bạn chọn được một thiết bị phù hợp nhất!
Hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được các nguyên nhân gỗ bị mốc, cách xử lý hiệu quả và cách bảo quản đồ gỗ tránh bị trình trạng ẩm mốc được tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi!