Tìm hiểu về máy đo độ cứng của nước

Chắc hẳn sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi biết là nước cũng có độ cứng. Vậy thực chất độ cứng của nước là gì? Có phải nó được đo lường bằng thiết bị có tên gọi máy đo độ cứng của nước? Cùng tìm hiểu cách sử dụng thiết bị này và xem sản phẩm nào đang phổ biến trên thị trường hiện nay?

Thiet-bi-do-luong-do-cung-nuoc
Thiết bị đo lường độ cứng nước

Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước được hiểu là tổng lượng muối Ca và Mg được hòa tan trong nước vượt quá mức cho phép. Nó sẽ có hai dạng là độ cứng tạm thời (có thể giảm bằng một số phương pháp) và độ cứng vĩnh cửu. 

Ngoài ra, loại nước vừa có tính cứng tạm thời vừa mang tính cứng vĩnh cửu thì được gọi là nước cứng toàn phần. Loại nước này có thành phần gồm các muối: CaSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, muối MgCl2, CaCl2 và MgSO4.

Trước khi tìm hiểu về máy đo độ cứng của nước, nguyên nhân gây ra độ cứng của nước là do đâu? Đó là do sự hòa tan các ion Ca2+ Mg2+ từ các lớp đất, đá, đá vôi, trầm tích… Do vậy, nguồn nước ở các vùng gần núi đá vôi thường sẽ có độ cứng cao hơn chỗ khác.

Nuoc-cung-co-do-CA2-va-MG2-vuot-qua-muc
Nước cứng có độ Ca2+ và Mg2+ vượt quá mức
nuoc-mem-va-nuoc-cung
Nước mềm và nước cứng

Một vài biểu hiện của nước cứng

  • Nước cứng chứa nhiều Mg sẽ có vị đắng
  • Khi đun sôi sẽ tạo ra những kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3.
  • Khi hòa tan xà phòng trong nước cứng sẽ có rất ít bọt.
  • Các dụng cụ chứa nước thường xuyên bị mảng bám, cặn…
  • Các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nước cũng hay bị hoen gỉ, xin màu, bám cặn trắng..

 

Độ cứng của nước thể hiện bằng miligam Canxi Cacbonat (CaCO3) trên một lít. Đơn vị đo độ cứng của nước là mg/l. Căn cứ vào nồng độ Canxi Cacbonat, người ta chia ra:

– Nước mềm có nồng độ dưới 60mg/l.

– Nước cứng vừa phải có nồng độ 60-120 mg/l.

– Nước cứng có nồng độ 120-180 mg/l.

– Nước rất cứng có nồng độ hơn 180mg/ l.

Vì sao cần đo lường độ cứng của nước?

Có thể bạn chưa biết, nhưng nước cứng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sinh hoạt và thậm chí cả sức khỏe của con người.

– Làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, chất tẩy rửa

– Nó tạo ra muối canxi không thể hòa tan, làm cho quần áo bị mục, nhanh cũ, gây khô da và tóc

– Làm cho các thiết bị như bình nóng lạnh, nồi hơi dễ có cặn, hư hao…

– Khi nước cứng đi vào cơ thể và tích tụ trong thời gian dài, sẽ dẫn đến các bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, ung thư…

– Nấu nướng, pha chế bằng nước cứng sẽ làm mất đi vị ngon tự nhiên, giảm hương vị và đổi màu của thực phẩm

– Gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng nước cứng để sắc thuốc.

– Trong công nghiệp, nếu sử dụng nước cứng ở nhiệt độ cao dẫn đến khả năng dẫn nhiệt kms, tăng áp suất dễ gây cháy nổ, hư hỏng thiết bị.

Do-cung-cua-nuoc-qua-lon-se-anh-huong-den-cuoc-song-con-nguoi
Độ cứng của nước quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống con người

Từ những tác hại trên, có thể thấy việc đo kiểm chất lượng nước để xem có phải nước cứng hay không là rất cần thiết. Vậy có cách nào để kiểm tra, kiểm soát được chỉ số này hay không?

Tìm hiểu về máy đo độ cứng của nước

Phương pháp phổ biến và được nhiều người dùng để kiểm tra độ cứng của nước hiện nay là máy đo độ cứng của nước. Đây là một thiết bị được dùng để kiểm tra chất lượng của nguồn nước. Cụ thể là nguồn nước sinh hoạt hằng ngày mà các gia đình đang sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian lẫn nhân lực. Thao tác bật máy và sử dụng các phím chức năng cơ bản, bạn dễ dàng biết được mức độ cứng của nước xem có an toàn hay không. Nếu dữ liệu vượt quá mức an toàn thì bạn sẽ có cách khắc phục sao cho phù hợp nhất.

Thiet-bi-nao-co-the-do-duoc-do-cung-cua-nuoc
Thiết bị nào có thể đo được độ cứng của nước

Cấu tạo của máy kiểm tra độ cứng nước

Bao gồm 5 bộ phận chính:

Vỏ máy

Bộ phận thực hiện chức năng bao bọc, bảo vệ các bộ phận quan trọng khác bên trong thiết bị. Đây cũng chính là dấu hiệu để người dùng nhận biết, phân biệt các loại model máy.

Hệ thống quang học

Bộ phận có tác dụng thực hiện đo và xác định nồng độ các chất. Cấu tạo của hệ thống quang học có thể khác nhau ở các mẫu máy khác nhau.

Các phím chức năng trên máy đo độ cứng của nước

Bộ phận có nhiệm vụ thiết lập máy, hỗ trợ người dùng giao tiếp với máy qua các thao tác điều khiển.

Bộ mạch điện tử

Bao gồm nhiều bộ phận nhỏ hơn để kết nối với các bộ phận chức năng khác, nhằm tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt ra của người dùng. Ngoài ra, bộ phận này còn có chức năng thực hiện các phép tính toán, chuyển đổi (nếu có). Sau đó mã hóa thông tin và truyền tải các thông tin đã được mã hóa đến người dùng tại màn hình LCD.

May-quang-do-do-cung-trong-nuoc
Máy quang đo độ cứng trong nước

Màn hình LCD

Có chức năng hiển thị các thông tin chi tiết nhằm hỗ trợ người dùng nhận biết được tình trạng máy. Đồng thời hiển thị các kết quả đo một cách nhanh chóng, chính xác.

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng nước

Hầu hết các máy đo độ cứng của nước đều thuộc dòng máy quang đo có cấu tạo các phím chức năng, quy trình hoạt động khá tương đồng với nhau. Để sử dụng hiệu quả, bạn có thể tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Nhấn ON/OFF để mở máy và chờ máy sẵn sàng hoạt động.

Bước 2: Đổ khoảng 50ml mẫu vào cốc nhựa.

Bước 3: Thêm khoảng 0,5 ml thuốc thử vào cốc nhựa có chứa mẫu rồi thực hiện xoay đều để trộn.

Bước 4: Đổ mẫu đã trộn thuốc thử vào 2 cuvet, mỗi cuvet khoảng 10ml mẫu. Sau đó, đổ thêm một giọt mẫu thử chuyên dụng vào một trong 2 cuvet vừa chuẩn bị (gọi là cuvet blank). Xoay đều để trộn.

Bước 5: Đặt cuvet blank vào khoang đựng cuvet. Chú ý đặt cuvet đúng với vạch chỉ thị hướng đặt cuvet được vạch sẵn trên máy.

Bước 6: Thực hiện nhấn phím ZERO/CFM và chờ màn hình hiện tất cả các biểu tượng.

Bước 7: Tiếp tục chờ vài giây cho đến khi màn hình hiển thị “-0:0-”. Điều này thể hiện máy đã được zero và sẵn sàng để thực hiện phép đo.

Su-dung-may-dung-cach-thi-moi-cho-ket-qua-duoc-chinh-xac
Sử dụng máy đúng cách thì mới cho kết quả được chính xác

Bước 8: Lấy cuvet blank ra, đặt cuvet còn lại đã chuẩn bị vào máy. Tương tự như lần đầu tiên, chú ý đặt cuvet đúng theo chỉ thị.

Bước 9: Nhấn READ. Lúc này màn hình sẽ hiển thị tất cả các biểu tượng kết quả bạn cần.

>>> Nhóm bài viết liên quan: 

Lưu ý khi sử dụng máy đo độ cứng của nước

Để các phép đo được thực hiện chính xác, đảm bảo hiệu quả đo cũng như tốt cho máy, hãy lưu ý một số điều sau đây:

Những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả đo

Một số nguyên nhân như: màu hoặc một lượng lớn các lơ lửng… sẽ làm kết quả của bạn bị sai. Do đó, hãy loại bỏ chúng để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Cách xử lý là dùng than hoạt tính hoặc lọc trước. Và cần đảm bảo rằng mẫu không được có bất kỳ chất rắn nào ở bên trong.

Lưu ý về thao tác lúc dùng máy đo độ cứng của nước

Khi đổ mẫu vào cuvet, chú ý đổ chính xác lượng mẫu cần đổ là 10 ml.

Khi xoay nắp, để ý là các nắp cuvet cần được siết như nhau.

Chú ý không được để bề mặt cuvet ướt, dính bụi bẩn, dầu, dấu vân tay… hay bất kỳ loại chất bẩn nào để đảm bảo kết quả đo được chính xác. Nên sử dụng khăn lau cuvet hoặc các loại giấy mềm không có xơ để vệ sinh các cuvet trước khi đo.

Trong quá trình xoay và lắc cuvet để trộn mẫu, có thể tạo ra các bọt khí, bong bóng khí làm sai lệch các kết quả đo, vì thế, hãy lắc nhẹ để không tạo ra bọt khí.

Khi đã đổ thuốc thử vào mẫu, hãy thực hiện đo nhanh nhất có thể, tránh để quá lâu vì sẽ gây sai lệch kết quả đo.

Luu-y-khi-su-dung-may-do-do-cung-trong-nguon-nuoc
Lưu ý khi sử dụng máy đo độ cứng trong nguồn nước

Một số lưu ý quan trọng khác

Trong trường hợp bạn cần lấy nhiều kết quả trong một hàng: Nên lấy giá trị zero mới cho mỗi mẫu. Đồng thời chỉ sử dụng cùng một cuvet để đo và lấy zero.

Sau khi thực hiện phép đo xong, hãy đổ bỏ mẫu khỏi cuvet và vệ sinh sạch sẽ để tránh cuvet bị nhuộm màu.

Để đạt được kết quả có độ chính xác cao, bạn cần thực hiện xác nhận và hiệu chuẩn máy.

Một số mẫu máy đo lường độ cứng của nước

Có rất nhiều thương hiệu từ cao cấp đến bình dân sản xuất thiết bị này. Tiêu biểu có các sản phẩm như:

Máy đo kiểm độ cứng của nước Hanna HI 97735

Máy kiểm tra độ cứng và độ pH của nước Hanna HI 96736

Máy đo lường độ cứng của nước Magie HI 96719.

Truy cập ngay website https://tktech.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết mỗi dòng máy đo này nhé! Hoặc gọi qua hotline bên dưới để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất!

Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn có thêm những thông tin để hiểu rõ về máy đo độ cứng của nước. Nếu có nhu cầu tìm mua sản phẩm, hãy đến với TKTech để mua hàng chính hãng, chất lượng tốt và giá cả hợp lý!

Bài viết liên quan
theo doi nhiet do my pham
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một sản phẩm mỹ phẩm khi đến tay người tiêu dùng lại không còn giữ được chất lượng như ban đầu? Một trong những nguyên nhân chính có thể là do sản phẩm đã trải qua quá trình vận chuyển không đảm…
bao ve nhac cu go truoc anh huong cua do am
Độ ẩm là một trong những “kẻ thù” số một của các loại nhạc cụ gỗ. Sự thay đổi đột ngột của độ ẩm có thể khiến đàn bị cong vênh, nứt nẻ, ảnh hưởng đến âm thanh và tuổi thọ của cây đàn. Vậy làm thế nào để bảo…
kiem tra do am san go
Bạn đã thực sự hiểu rõ về cách kiểm tra độ ẩm sàn gỗ? Bạn có chắc rằng mình đang làm đúng? Nhiều người nghĩ rằng việc kiểm tra độ ẩm cho các loại sàn gỗ rất đơn giản, nhưng thực tế lại có rất nhiều sai lầm mà bạn…
giam sat nhiet do trong chan nuoi
Với sự phát triển của công nghệ, cảm biến không dây đã trở thành một giải pháp hiệu quả để giám sát nhiệt độ trong chăn nuôi. Bởi việc duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng trại là điều cần thiết để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *