Một trong những thiết bị chuyên dụng để kiểm tra và giám sát giá trị áp suất của nước phổ biến hiện nhất hiện nay là máy đo áp suất nước. Nhờ có dụng cụ này mà người vận hành hệ thống nước có thể quản lý và dự trù các phương án đối phó khi có sự cố bất ngờ. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thiết bị đo áp suất này nhé!
Máy đo áp suất nước là gì?
Đây là một dạng đồng hồ đo áp suất giúp theo dõi nước được cấp đến các vị trí trên cao có mạnh hay không cho các hệ thống nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Ví dụ như:hệ thống bơm cấp nước của tòa nhà, sử dụng tại các công trình thủy khí, tàu thùy hoặc bất kỳ hệ thống cung cấp nước khác.
Trong đời sống, chúng ta thường thấy đồng hồ đo áp lực nước nhất là ở các thiết bị rửa xe, tưới cây, hoặc ở các tòa nhà chung cư, đồng hồ đo áp suất nước được gắn trên các ống dẫn nước lên các tòa nhà…
Còn trong công nghiệp, chúng ta thường thấy rất nhiều ống dẫn, bồn chứa chất lỏng – chất khí trong các nhà máy sản xuất, hay khu vực xử lý nước thải. Việc sử dụng đồng hồ đo áp suất nước giúp chúng ta kiểm soát được áp suất trên đường ống, trên bồn chứa cũng như tránh được các rủi ro vỡ đường ống dẫn nước hoăc nghiêm trọng hơn là vỡ bồn chứa.
Cấu tạo của máy đo áp suất nước
Không có thiết kế cầu kỳ như các loại máy đo áp suất khác, máy đo áp suất nước được cấu tạo khá đơn giản gồm các bộ phận sau:
– Thân đồng hồ: có lớp vỏ bên ngoài làm từ inox giúp chống ăn mòn trong quá trình sử dụng.
– Mặt đồng hồ: được làm từ thủy tinh cường lực hoặc nhựa. Loại mặt đồng hồ làm từ thủy tinh sẽ có khả năng chống vỡ tốt khi áp suất quá cao hoặc nó bị va đập.
– Mặt hiển thị: là nơi hiển thị các chỉ số đo lường được.
– Ống chứa áp suất: là nơi để cho lưu thể đi vào.
– Kim đo: được nối gắn với động cơ bên trong máy để chỉ các thông tin, số liệu đã đo lường được.
– Bộ chuyển động: là bộ phận chính thực hiện việc đo đạc các thông số là đưa dữ liệu cho kim hoạt động.
– Chân đồng hồ: được kết nối ren hoặc nối clamp/nối bích hoặc cũng có thể nối trực tiếp với các đường ống, nối gián tiếp qua siphon.
Vật liệu làm nên thiết bị đo áp lực nước này là vỏ inox, thép hoặc nhôm, chân đứng được làm bằng đồng hoặc bằng inox.
Nguyên lý hoạt động
Khi áp lực nước trong đường ống được tăng lên sẽ tác động lên lớp màng của đồng hồ. Khi đó lớp màng này bị ép vào và bị tác động lên các cấu tạo bên trong và từ đó dẫn đến kim đồng hồ quay, giá trị áp lực sẽ được thể hiện trên mặt đồng hồ.
Bên cạnh đó, khi áp lực của nước giảm đi về mức ổn định kim đồng hồ cũng sẽ được quay về vị trí ban đầu.
Những lưu ý khi chọn máy đo áp suất nước
Trước khi tiến hành các bước lắp đặt máy đo áp suất nước, bạn cần tìm mua được một thiết bị này sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc máy có sử dụng được hiệu quả hay không. Một vài thông tin bạn cần nắm trước khi chọn mua thiết bị này như sau:
Chú ý tới thang đo của máy đo áp suất nước
Thang đo chính là giá trị áp suất được ghi trên mặt đồng hồ, nó cho bết giá trị nhỏ nhất, lớn nhất mà thiết bị có thể đo được. Nếu bạn chọn sai thang đo, thì cho dù ta chọn loại đồng hồ tốt đến mấy, sai số có thấp đến đâu đi nữa thì khi sử dụng cũng sẽ không bao giờ chính xác được.
Nắm được môi trường đo là nước sạch hay nước thải
Nếu là nước sạch, bạn có thể lựa chọn máy đo áp suất chân inox. Nếu là nước thường thì có thể chọn mua máy đo áp suất nước chân đồng. Một lưu ý nhỏ là loại đồng hồ áp lực chân đồng sử dụng 1 thời gian sẽ dễ bị rỉ sét ở phần chân nên không thích hợp để dùng cho nước sạch.
Còn với 2 môi trường là nước thải và nước có lẫn hóa chất thì ta bắt buộc phải dùng máy đo áp suất có màng.
>> Có thể bạn quan tâm
- Nên mua loại máy đo khí nào tốt giá rẻ hiện nay
- Sự thật về thời hạn sử dụng của khí hiệu chuẩn máy đo khí
Chú ý tới sai số của máy đo áp suất nước
Dạn máy đo cơ thường sẽ có sai số là 1% (class 1.0) đối với loại đồng hồ đường kính mặt 100mm. Còn đối với loại đồng hồ có đường kính mặt 63mm, sai số của nó là 1,6% (class 1.6).
Còn dạng máy đo áp suất điện từ thì có nhiều loại sai số khác nhau tùy theo thương hiệu sản xuất. Nó dao động từ 0.5% đến 0,02%. Và giá thành của nó sẽ tăng/giảm tùy theo độ sai số. Sai số càng thấp, giá nó sẽ càng cao và ngược lại.
Lưu ý về nhiệt độ của môi trường đo
Đa số loại đồng hồ hiện nay trên thị trường thì chỉ có thể chịu được nhiệt độ môi trường đo tầm 60-70 độ C trở lại. Và phần chân ren thì có thể chịu được 100 độ C.
Bởi vậy nên đối với những môi trường đo áp suất ở nhiệt độ cao, ta cần phải dùng thêm ống siphon để giảm nhiệt cho đồng hồ.
Nói về ống siphon thì đây là 1 thiết bị chuyên dùng để giảm bớt nhiệt độ của đồng hồ trong khoảng 400 độ C trở lại. Nó giúp cho nhiệt độ giảm đáng kể từ 300-400 độ xuống chỉ còn 60-70 độ C. Các loại ống siphon, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán vật liệu công nghiệp đều có.
Kiểu kết nối của đồng hồ
Sẽ có 2 dạng chính là loại kết nối chân ren với các chuẩn G1/2”, G1/4”… và kiểu kết nối mặt bích dành cho các loại đồng hồ áp suất màng như DN10; DN20, DN50….
Tùy vào loại máy đo áp suất nước để bạn chọn kiểu kết nối phù hợp/
Một vài lưu ý về cách lắp đồng hồ đo áp suất nước:
- Cần vệ sinh sạch sẽ khu vực lắp đặt máy đo
- Cố định đồng hồ và kiểm tra rò rỉ
- Sử dụng thiết bị giảm áp cho đồng hồ
- Sử dụng ống siphon giảm nhiệt cho đồng hồ
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo áp suất nước
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đồng hồ đo áp lực nước chính xác để mang lại hiệu quả tốt nhất:
Bước 1: Để chọn được đồng hồ phù hợp chúng ta cần xác định rõ mục đích sử dụng. Cần lưu ý về kích thước của mặt đồng hồ, thang đo để đồng hồ được hoạt động một cách tốt nhất.
Bước 2: Vị trí lắp đặt là yêu cầu đầu tiên để đồng hồ đo áp lực nước được hoạt động một cách tốt nhất. Khi chọn được vị trí chúng ta sẽ tránh được các hiện tượng rung lắc, môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
Bước 3: Khi gắn thiết bị đo chúng ta không gắn trực tiếp vào đồng hồ mà cần mỏ lết để kết nối với phần ren để phần kết nối này được chặt hơn.
Bước 4: Trong quá trình sử dụng, bảo vệ đồng hồ cũng là một phần quan trọng. Trong trường hợp là môi trường có độ ẩm cao ta có thể lắp ống siphon chứa nước để bảo vệ tốt hơn.
Máy đo áp suất nước chất lượng, giá tốt hiện nay
Một số loại máy đo áp lực nước có nhiều chức năng khác nhau và được sử dụng phổ biến, có thể kể đến như:
Máy đo áp lực nước TESTO 510
Máy giúp dễ dàng kiểm soát áp lực nước trong đường ống vận chuyển nước sạch, nước nóng. Máy có nhiều đơn vị đo khác nhau như: Pa, hPa, mbar, mmH20…..nên cũng có thể tích hợp các mục đích đo khác nhau.
Máy đo áp lực nước Testo 512
Máy đo được thông số áp lực nước lớn (từ 0 đến 2000 hPa), tích hợp công nghệ để bù nhiệt độ từ đó sẽ kiểm soát được kết quả đo. Một vài ưu điểm đáng kể nữa là: đo lường với hơn 10 đơn vị đo khác nhau; dễ dàng tính toán, kiểm soát được vận tốc của luồng chất lỏng; màn hình sáng trên LCD dù trong môi trường tối vẫn có thể đo được và kiểm soát tốt.
Bộ máy đo áp lực nước Testo 510i
Máy có thiết kế khá đơn giản, dễ dàng sử dụng; truy xuất dữ liệu dễ dàng vì máy có thể kết nối qua bluetooth với điện thoại thông minh. Các kết quả đo được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng, có thể gửi email, pdf… thông qua điện thoại.
Máy đo áp suất áp lực tối đa 150psi HT-1895
Đây là thiết bị hiện đại giúp người dùng so sánh và đo chênh lệch áp suất từ -55H2O đến +55H2O (2 psi). Máy cho phép lựa chọn tới 11 đơn vị đo áp suất khác nhau phù hợp với từng yêu cầu đo: H2O, pis, bar, mbar, Kpa, inHg, mmHg, ozin2, ftH2O, kgcm .. Hỗ trợ tốt nhất trong việc kiểm tra áp lực nước trong hệ thống thủy lực, đường ống nước, máy bơm…
Tất cả các sản phẩm máy đo áp suất nước này được được cung cấp chính hãng tại cửa hàng TKTech. Nếu cho nhu cầu mua các dụng cụ đo áp suất, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết của từng dòng máy tại website: https://tktech.vn/. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng!