Hiệu chuẩn máy đo độ rung – TKTECH

Máy đo độ rung là thiết bị quan trọng trong việc giám sát độ rung của các loại máy móc, động cơ, nhà xưởng… Thiết bị này đo lường các thông số quan trọng như gia tốc, vận tốc, biên độ, và tần số rung, giúp đảm bảo hoạt động ổn định cho thiết bị. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy đo độ rung có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và tác động từ con người, dẫn đến các rung động bất thường và kết quả đo sai lệch. Vì vậy, hiệu chuẩn máy đo độ rung định kỳ là việc cần thiết để đảm bảo độ chính xác và độ bền cho thiết bị.

Quy-trinh-hieu-chuan-may-do-do-rung-nhu-the-nao-hieu-qua
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ rung như thế nào hiệu quả?

Vì sao bạn nên hiệu chuẩn máy đo độ rung?

Hiệu chuẩn thiết bị đo độ rung giúp:

  • Đảm bảo độ chính xác của phép đo, hỗ trợ giám sát hoạt động máy móc tốt hơn.
  • Phát hiện sớm các hỏng hóc tiềm ẩn, giúp xử lý kịp thời để duy trì chất lượng thiết bị và sản phẩm.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản xuất, tạo uy tín cho doanh nghiệp.

Các công cụ thực hiện hiệu chuẩn máy đo rung

– Hệ thống hiệu chuẩn rung động: VMI International AB CA-200 kèm phần mềm, hoặc thiết bị tương đương.

– Bộ gá lắp cảm biến rung của phương tiện đo lên hệ thống chuẩn.

– Cảm biến rung tham chiếu

– Thiết bị cần kiểm (UUT): Máy đo rung Rion VM-83.

Bo-hieu-chuan-may-do-do-rung
Bộ hiệu chuẩn máy đo độ rung

Điều kiện của môi trường hiệu chuẩn

Khi tiến hành hiệu chuẩn máy đo độ rung, cần đảm bảo tuân thủ chính xác các điều kiện sau:

  • Nhiệt độ: 20~28ºC.
  • Độ ẩm: 40~70%RH
  • Áp suất: (97~105) kPa.

Các bước chuẩn bị trước khi hiệu chuẩn

Quá trình chuẩn bị hiệu chuẩn sẽ diễn ra theo các bước sau:

– Vệ sinh bề mặt tiếp xúc giữa các cảm biến gia tốc và thiết bị tạo rung bằng khăn không bụi thấm cồn.

– Kiểm tra ngoại quan, lắp dây tín hiệu và cáp kết nối cho UUT và hệ thống hiệu chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Bật nguồn làm nóng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– DUT phải đặt trong môi trường hiệu chuẩn ít nhất 1 giờ

– Ghi lại điều kiện môi trường trong lúc thực hiện hiệu chuẩn  ít nhất 3 lần: khi bắt đầu, trong quá trình và khi kết thúc kiểm định vào Phụ lục 2 – Biên bản kiểm định.

Hieu-chuan-Vibration-meter
Hiệu chuẩn Vibration meter

Các bước hiệu chuẩn máy đo độ rung

Để thực hiện hiệu chuẩn chính xác cho máy đo độ rung, bạn cần thực hiện theo quy trình như sau:

Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

– DUT phải có đầy đủ tên, kiểu mẫu, số máy, nơi sản xuất, hồ sơ kỹ thuật;

– Các công tắc, phím ấn, núm điều chỉnh, đèn hiển thị,… phải hoạt động bình thường, không bị kẹt, hư hỏng;

– Cảm biến gia tốc không bị hư hại cơ học (méo mó, nứt, vỡ..). Khi kiểm tra nhanh phải hoạt động bình thường.

Kiểm tra kỹ thuật

– Kiểm tra nguồn cấp cho DUT phải đủ theo đặc trưng kỹ thuật đi kèm.

– Bề mặt tiếp xúc giữa các cảm biến gia tốc và thiết bị tạo rung phải phẳng và đã được làm sạch.

– Các cáp nối phải được giữ cố định tránh gây rung động ảnh hưởng đến kết quả đo.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra đo lường 

* Đối với phương tiện đo độ rung có chức năng đo gia tốc, vận tốc, độ dịch chuyển

– Điều chỉnh tần số và biên độ của Máy phát tín hiệu hình sin và hệ số khuếch đại của thiết bị Khuếch đại công suất để tạo ra các biên độ rung động và tần số rung động tại các điểm kiểm định tương ứng theo các bảng 4, 5, 6 – phụ lục 2;

– Ghi kết quả đo được trên chuẩn và DUT vào các bảng trên;

– Tính toán sai số của thiết bị theo mục 1 – phụ lục 1;

– So sánh kết quả điểm định của DUT với hồ sơ kỹ thuật của DUT : nếu kết quả nhỏ hơn hoặc bằng thì kết luận là đạt; nếu lớn thì kết luận là không đạt.

Hieu-chuan-thiet-bi-do-do-rung
Hiệu chuẩn thiết bị đo độ rung

* Đối với phương tiện đo độ rung có chức năng đo mức gia tốc rung và mức rung

– Điều chỉnh tần số và biên độ của Máy phát tín hiệu hình sin và hệ số khuếch đại của thiết bị Khuếch đại công suất để tạo ra các biên độ rung động và tần số rung động tại các điểm kiểm định tương ứng theo các bảng 7, 8 – Phụ lục 2

– Ghi kết quả đo được trên chuẩn và DUT vào các bảng trên;

– Tính toán sai số của thiết bị theo mục 2 – phụ lục 1;

– So sánh kết quả điểm định của DUT với sai số cho phép quy định trong bảng 3 – phụ lục 1: nếu kết quả nhỏ hơn hoặc bằng thì kết luận là đạt; nếu lớn thì kết luận là không đạt.

Xử lý kết quả hiệu chuẩn máy đo độ rung

Phương tiện đo độ rung động sau khi hiệu chuẩn nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình hiệu chuẩn này được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn …) theo quy định.

Nếu phương tiện sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

Chu-ky-kiem-dinh-cua-may-do-do-rung-la-12-thang
Chu kỳ kiểm định của máy đo độ rung là 12 tháng

Hướng dẫn chi tiết thao tác hiệu chuẩn máy đo độ rung

Tùy theo yêu cầu thực tế hoặc theo yêu cầu của khách hàng, lựa chọn một trong hai phương pháp hiệu chuẩn sau:

– Hiệu chuẩn gia tốc/ vận tốc/ biên độ rung

– Hiệu chuẩn độ nhạy theo tần số

Thao tác hiệu chuẩn gia tốc/vận tốc/biên độ rung của máy đo độ rung

Ở phương pháp hiệu chuẩn này, người thực hiện tiến hành theo các bước sau:

– Lựa chọn mức tần số rung phù hợp theo yêu cầu khách hàng hoặc tài liệu nhà sản xuất.

– Nếu không có, chọn tần số rung cố định ở 80Hz.

– Kiểm tra điểm 0: ở trạng thái không chịu sự tác động của bất kỳ rung động nào, phương tiện đo phải hiển thị về 0 ứng với các chức năng đo gia tốc, tần số biên độ. Nếu khác 0 thì tiến hành cài về 0 hoặc ghi nhận độ lệch tại 0.

– Tiến hành hiệu chuẩn đo gia tốc ở các điểm 10,20,30 m/s2, biên độ ở các điểm 30,60,100 µm và vận tốc ở các điểm 20,60,100 mm/s hoặc theo yêu cầu khách hàng.

– Chọn chế độ đo gia tốc cho phương tiện đo và hệ rung chuẩn.

– Kích hoạt chức năng tạo rung, điều chỉnh gia tốc đến gần điểm cần kiểm.

– Đợi giá trị đo của phương tiện đo và hệ rung chuẩn được ổn định, ghi nhận giá trị đo được.

– Lặp lại thao tác đo 5 lần, ghi nhận kết quả trung bình và so sánh.

– Điều chỉnh gia tốc đến các điểm kiểm tra còn lại và ghi nhận tương tự.

– Công thức quy đổi giá trị đo:

Quy-trinh-hieu-chuan-may-do-do-rung
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ rung

– Sau khi thực hiện xong chức năng đo gia tốc, thực hiện tương tự cho chức năng đo vận tốc, biên độ.

Thao tác hiệu chuẩn độ nhạy theo tần số của máy đo độ rung

Tùy theo loại cảm biến rung, hệ số độ nhạy S có đơn vị mV/m/s2 (mV/g) hoặc pC/m/s2 (pC/g). Với g là gia tốc trọng trường tại nơi thực hiện, thông thường g = 9.8m/s2.

– Cảm biến rung nếu có chức năng đo nhiều trục (x, y, z) thì tiến hành cho từng trục riêng lẻ.

– Lựa chọn thiết bị đọc phụ trợ phù hợp với tín hiệu đầu ra của cảm biến rung cần kiểm. Kết nối cảm biến cần kiểm với thiết bị phụ trợ này.

– Chọn tần số rung làm tham chiếu dựa theo thông số của nhà sản xuất, thông thường là 80Hz hoặc 160Hz, mức gia tốc rung được chọn là 10m/s2.

– Kích hoạt chức năng rung của hệ thống tạo rung, điều chỉnh sao cho đạt điểm gia tốc và tần số tham chiếu ở trên.

– Nếu thiết bị đo phụ trợ có thể điều chỉnh hệ số độ nhạy, thì tiến hành điều chỉnh sao cho độ lệch gia tốc giữa UUT với chuẩn nằm trong khoảng +/- 1%, và ghi nhận hệ số độ nhạy. Hệ số độ nhạy tính được:

Phuong-phap-hieu-chuan-may-do-do-rung
Phương pháp hiệu chuẩn máy đo độ rung

– Thực hiện tương tự để xác định độ nhạy của cảm biến rung ứng với các tần số rung, gia tốc rung với ít nhất 6 mức tần số, 1 mức gia tốc như sau:

– Các mức tần số: 20Hz, 40Hz, 80Hz, 160Hz, 315Hz, 630Hz, 1kHz, 2kHz

– Các mức gia tốc: 10; 20; 50m/s2.

– Ghi nhận giá trị độ nhạy tính được, ứng với tần số và gia tốc trên.

– Khi quá trình hiệu chuẩn hoàn tất, ngắt chế độ kích rung trên hệ thống chuẩn.

– Ngắt kết nối, tháo gỡ các cảm biến, dây tín hiệu… và bảo quản tất cả thiết bị.

Trên đây là thông tin về hoạt động hiệu chuẩn máy đo độ rung chi tiết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được quy trình hiệu chuẩn chính xác cho thiết bị này. Và chọn được địa chỉ cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn chất lượng, uy tín.

Bài viết liên quan
theo doi nhiet do my pham
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một sản phẩm mỹ phẩm khi đến tay người tiêu dùng lại không còn giữ được chất lượng như ban đầu? Một trong những nguyên nhân chính có thể là do sản phẩm đã trải qua quá trình vận chuyển không đảm…
bao ve nhac cu go truoc anh huong cua do am
Độ ẩm là một trong những “kẻ thù” số một của các loại nhạc cụ gỗ. Sự thay đổi đột ngột của độ ẩm có thể khiến đàn bị cong vênh, nứt nẻ, ảnh hưởng đến âm thanh và tuổi thọ của cây đàn. Vậy làm thế nào để bảo…
kiem tra do am san go
Bạn đã thực sự hiểu rõ về cách kiểm tra độ ẩm sàn gỗ? Bạn có chắc rằng mình đang làm đúng? Nhiều người nghĩ rằng việc kiểm tra độ ẩm cho các loại sàn gỗ rất đơn giản, nhưng thực tế lại có rất nhiều sai lầm mà bạn…
giam sat nhiet do trong chan nuoi
Với sự phát triển của công nghệ, cảm biến không dây đã trở thành một giải pháp hiệu quả để giám sát nhiệt độ trong chăn nuôi. Bởi việc duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng trại là điều cần thiết để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *