Hiện nay, đồng hồ VOM là thiết bị rất lý tưởng cho ngành điện bởi nó có khả năng đo đa dạng. Như đo dòng điện AC/DC, điện áp, điện trở, điện dung. Tuy nhiên, có nhiều người đang thắc mắc là liệu thiết bị này có đo được điện cảm hay không? Nếu không thì tại sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm? Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì cùng xem giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm điện cảm là gì?
Điện cảm còn gọi là hiện tượng tự cảm – Một hiện tượng chỉ xuất hiện trong một mạch kín có dòng điện xoay chiều đi qua khi tiến hành đóng hoặc ngắt mạch.ư
Ý nghĩa:
– Trị số điện cảm cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.
– Đơn vị đo trị số điện cảm là henry (kí hiệu H).
Vậy đồng hồ vạn năng có đo được điện cảm không?
Như bạn cũng biết, đồng hồ vạn năng là một thiết bị đo điện sở hữu khả năng đo rất đa dạng. Thế nhưng hầu hết trên thông tin sản phẩm đều không thấy có chức năng đo điện cảm trong thông số kỹ thuật của đồng hồ. Vậy vạn năng kế có thể thực hiện được phép đo điện cảm hay không. Đây là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về chức năng và chọn mua loại đồng hồ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Theo chuyên gia và các nhà sản xuất, hiện nay có rất ít dòng đồng hồ VOM có thể đo được điện cảm. Chính vì thế nên giá của các sản phẩm có chức năng này thường khá cao. Ngoài ra, đồng hồ vạn năng ít khi có chức năng đo điện cảm. Bởi vì điện cảm có thành phần phức tạp hơn nhiều so với điện trở, tụ điện.
Vậy nên, có thể khẳng định rằng: Đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm.
Đồng hồ vạn năng đo điện dung nhanh chóng, chính xác
Những dòng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số có thể đo được điện dung chỉ bằng cách sạc tụ điện với dòng không đổi. Sau đó đo tốc độ tích tụ điện áp. Thao tác này tuy đơn giản nhưng lại mang đến độ chính xác cao và phạm vi đo rộng. Do đó, chức năng này được thực hiện ở hầu hết các model DMM.
Nhưng đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm
Về mặt lý thuyết, người ta có thể đo được điện cảm bằng cách: Đặt một điện áp không đổi trên một cuộn cảm. Sau đó đo tích tụ dòng điện. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật thì nó phức tạp hơn nhiều. Bởi phép đo điện cảm sẽ không được chính xác cao như đo tụ điện. Lý do là vì:
– Cuộn cảm có thể có điện trở hoặc điện dung tương đối cao
– Phụ thuộc tần số trong cuộn cảm
– Từ tính, bao gồm điện cảm và điện dung
Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng chính xác, an toàn
Tuy rằng đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách thực hiện phép đo này như thế nào.
Hiện nay, trên thị trường chỉ có 1 số loại đồng hồ vạn năng được tích hợp khả năng đo cuộn cảm. Bạn có thể nhận biết chức năng này với ký hiệu chữ “L” hoặc “Henry” ở trên đồng hồ VOM. Nếu thường xuyên đo cuộn cảm, hãy đọc kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm. Như vậy sẽ hỗ trợ việc đo đạc nhanh chóng, tránh phức tạp khi sử dụng nhiều thiết bị, công cụ.
Đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng với thang Ohm (Ω)
Bước 1: Thực hiện đưa đầu chuyển mạch về thang đo Ω hợp lý.
Bước 2: Chập hai que đo của đồng hồ, đồng thời chỉnh chiết áp để kim về vị trí 0 trên vạch chia thang đo Ω.
Bước 3: Đặt hai que đo lên hai đầu cuộn cần đo, đồng thời quan sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω.
Bước 4: Xác định kết quả của phép đo:
Nếu gọi:
– A là giá trị thang đo Ω đang sử dụng.
– B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω.
Kết quả đo: R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng)
Đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng với thang đo điện áp
Mặc dù đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Nhưng thiết bị này vẫn có thể thực hiện chức năng đo bằng cách sau:
Bước 1: Chỉnh bộ phận để kim về 0 trên vạch chia thang đo điện áp.
Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch về thang đo điện áp hợp lý. Giá trị thang đo cần sử dụng phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo.
Bước 3: Đặt que đo màu đỏ của đồng hồ vạn năng lên thế cao, que đo màu đen lên thế thấp. Nếu đo điện áp xoay chiều thì đặt que đo bất kỳ lên hai đầu cực điện áp. Đồng thời quan sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạch đo cuộn cảm chia thang đo điện áp cần đọc.
Bước 4: Xác định kết quả của phép đo:
Nếu gọi:
– A là giá trị thang đo điện áp đang sử dụng.
– B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia điện áp.
– C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc.
Kết quả đo: V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng).
Giải pháp giúp đo điện cảm hiệu quả nhất
Như vậy là bạn đã biết được lý do tại sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm? Vậy thiết bị lý tưởng để đo điện cảm là gì? Đó chính là máy đo LCR.
Máy đo LCR là thiết bị đặc biệt được thiết kế riêng đổ đo độ tự cảm, điện dung và điện trở của một linh kiện điện tử. Nó có thể đo được trong dải tần số từ 1000 đến ít nhất 100.000 Hz một cách chính xác. Còn đồng hồ DMM chỉ thực sự thực hiện các phép đo DC cho điện dung. Nhưng có lẽ nó sẽ ít chính xác hơn khi đo cho điện cảm.
Vậy nên nếu bạn thực muốn đo L và C hiệu quả, cho độ chính xác cao thì nên sử dụng máy đo LCR chứ không dựa vào DMM cho điện dung.
Mặc dù không được sử dụng phổ biến cho các phép đo điện cảm. Nhưng đồng hồ vạn năng vẫn được đánh giá là thiết bị cần thiết trong ngành điện, điện tử. Là dòng thiết bị đo điện thân thiện, với người dùng và mang đến độ an toàn, chính xác cao.
Có thể bạn quan tâm
- Cảm biến CKP là gì? Cách kiểm tra cảm biến CKP đơn giản
- Cấp chính xác là gì? Hướng dẫn tính sai số, cấp chính xác của thiết bị đo
Địa chỉ mua máy đo LCR chính hãng, chất lượng
Hiện nay, tại các cửa hàng thiết bị đo điện đều có cung cấp dòng máy đo LCR. Tuy nhiên, để mua được hàng chính hãng với chính sách bảo hành và giá cả hợp lý thì bạn nên chọn TKTech. Đây là địa chỉ đã có nhiều năm trong thị trường cung cấp máy móc, thiết bị đo lường tại Việt Nam. Sản phẩm tại đây cam kết chính hãng 100%, có giấy tờ xuất xứ đầy đủ, chính sách bảo hành rõ ràng cùng mức giá cạnh tranh nhất hiện nay.
Nếu đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm? Bạn có thể tham khảo một số mẫu máy đo LCR chất lượng hiện đang có tại cửa hàng TKTech như:
– Máy đo LCR Hioki 3511-50, Hioki IM3533
– Đồng hồ đo LCR Sanwa LCR700
– Đồng hồ vạn năng LCR TES-2712…
Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết các sản phẩm máy đo LCR, đồng hồ vạn năng… trên website: https://tktech.vn/ hoặc liên hệ hotline: 028. 668 357 66 để được tư vấn.
Hy vọng qua đây, bạn đã biết được vì sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Và cũng biết máy đo LCR mới là thiết bị hữu dụng nhất cho nhiệm vụ đo lường điện cảm hiện nay. Chúc bạn sẽ tìm được một thiết bị phù hợp, đáp ứng được nhu cầu công việc của mình một cách tốt nhất.