Cấp chính xác là gì? Hướng dẫn tính sai số, cấp chính xác của thiết bị đo

Mỗi dòng đồng hồ đo điện đều cần phải đạt tiêu chuẩn cấp chính xác phù hợp để đảm bảo khả năng đo những giá trị ở mức đúng nhất. Vậy bạn có biết cấp chính xác là gì không? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn về cấp chính xác của thiết bị đo cũng như hướng dẫn tính sai số, cấp chính xác cho đồng hồ đo điện.

Khái niệm độ chính xác của thiết bị đo là gì?

Do-chinh-xac-cua-thiet-bi-do-la-gi
Độ chính xác của thiết bị đo là gì

Độ chính xác (RDG) là độ chính xác của các thiết bị kiểm tra kỹ thuật số. Cấp chính xác dùng để kiểm tra sự khác biệt giữa giá trị đọc và giá trị thực của một đại lượng đo trong các điều kiện tham chiếu.

Độ chính xác RDG được ghi theo dạng sau: (± xx% rdg ± xx dgt).

Trong đó:

* ± xx%: được hiểu là tỷ lệ mỗi phần trăm kết quả đọc, tỷ lệ với đầu vào.

* ± xx: chính là phần số được hiển thị, là hằng số đầu vào.

Mỗi một thiết bị đo đều sẽ có hướng dẫn sử dụng khi liệt kê độ chính xác là dạng ±% rdg.

Ví dụ về độ chính xác RDG của thiết bị đo – Cấp chính xác là gì 

Thiết bị đồng hồ vạn năng của bạn có độ chính xác cơ bản tại thang đo DC.V là ± 1%, điện áp thực là 1.00V. Như vậy thì đồng hồ vạn năng sẽ hiển thị giá trị đọc là: 1.00 V ± 1% hoặc 0.99 V đến 1.01 V.

Tuy nhiên, đối với dòng đồng hồ vạn năng điện tử hiện số (DMM) thì độ chính xác cơ bản không tính đến hoạt động bên trong của ADC và các mạch xử lý tín hiệu tương tự. Tùy theo chức năng mà các mạch này và ADC có phi tuyến, dung sai và giá trị offset khác nhau.

Cach-tinh-cap-chinh-xac-cua-dong-ho-do-dien
Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện

Khi đồng hồ vạn năng làm việc trong điều kiện nhiễu sóng, nhiễu tín hiệu có thể ảnh hưởng ít nhiều tới độ phân giải của thiết bị. Bởi vậy nên trong trường hợp này, để cung cấp cho người dùng một thiết bị đo có giá trị chính xác cao hơn thì các nhà sản xuất đã giải nghĩa độ chính xác của thiết bị đo theo công thức:

Độ chính xác: ± (% Rdg + số LSD)

Trong đó:

* Rdg (reading): giá trị thực của tín hiệu mà DMM đo được.

* LSD (least significant digit): chữ số có nghĩa nhỏ nhất.

Với các LSD sẽ đại diện cho mức độ không chắc chắn bởi nguyên nhân từ các yếu tố như độ lệch bên trong, nhiễu hay cách làm tròn. Đối với các đồng hồ đo điện điện tử độ chính xác và các dải đo sẽ được tính riêng lẻ, tránh có các sai số lớn.

Cấp chính xác là gì?

Theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam, cấp chính xác là một đặc trưng tổng quát của thiết bị đo, phản ánh các đặc điểm đo lường liên quan đến độ chính xác của thiết bị đo. Việc phân loại cấp chính xác phải được quy định bằng tiêu chuẩn hoặc bằng văn bản tương ứng về khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực đo lường.

Cap-chinh-xac-cua-thiet-bi-do-la-gi
Cấp chính xác của thiết bị đo là gì

Cấp chính xác của thiết bị đo sẽ được quy định theo thực tế của từng lĩnh vực. Với mỗi thiết bị đo được dùng để đo nhiều đại lượng vật lý khác nhau sẽ có nhiều cấp chính xác khác nhau. Những đặc trưng đo lường dùng để phân loại cấp chính xác của một thiết bị đo bao gồm:

– Sai số cơ bản

– Sai số phụ

– Độ không ổn định

– Độ hồi sai

– Các đặc điểm khác có ảnh hưởng nhất định đến độ chính xác của thiết bị đo.

Vậy cấp chính xác của đồng hồ đo điện là gì?

Cấp chính xác của thiết bị đo điện được hiểu là đơn vị nhỏ nhất được thể hiện khi các giá trị dòng và áp đưa vào thiết bị bằng với giá trị ghi trên thiết bị. Tính trong điều kiện làm việc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Cấp chính xác của đồng hồ đo điện sẽ được quyết định bởi mức độ ổn định của kết quả đo. Nó là sai số lớn nhất có thể có trong một lần đo, được tính bằng đơn vị %. Tuy nhiên, đối với dụng cụ đo điện nói chung và đồng hồ vạn năng nói riêng thì sẽ có từng cấp chính xác khác nhau.

Cấp chính xác của đồng hồ đo điện sẽ thường ảnh hưởng bởi các yếu tố như cấu tạo, chất liệu, công nghệ đo… Nếu cấp chính xác càng nhỏ thì chứng tỏ sai số của thiết bị càng nhỏ, kết quả đo có độ chính xác cao.

Cap-chinh-xac-la-gi-La-sai-so-cao-nhat-co-the-co-trong-mot-lan-do
Cấp chính xác là gì – Là sai số cao nhất có thể có trong một lần đo

Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện

Để xác định được độ chính xác khi đo của thiết bị điện bạn đang sử dụng, hãy tìm các thông số kỹ thuật ghi trong tờ Hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện theo công thức sau:

K = 100*deltaXmax/A

Trong đó:

– DeltaXmax là sai số tuyệt đối lớn nhất

– A là khoảng thang đo trên thiết bị đo

Ví dụ: Một chiếc ampe kìm có cấp chính xác là 1.0 thì sai số ở thang đo 100A sẽ được tính bằng 100*1/100 = 1(A).

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách tính sai số của thiết bị đo điện – Cấp chính xác là gì 

Sai số của đồng hồ đo điện hoàn toàn có thể tính toán được, giúp cho bạn biết rằng là thiết bị nào đang có sai số lớn. Để sử dụng đồng hồ đo điện cho hiệu quả tốt nhất, các bạn nên tham khảo cách tính sai số tuyệt đối của đồng hồ đo điện theo các bước hướng dẫn dưới đây. Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tính sai số của đồng hồ đo điện đối với từng loại riêng biệt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sai số của thiết bị đo điện

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sai số của đồng hồ đo điện. Trong đó, những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

Yeu-to-anh-huong-den-sai-so-cua-dong-ho-do-dien
Yếu tố ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ đo điện

Thời gian hoạt động

Khi một chiếc đồng hồ đo điện đã được sử dụng lâu ngày, khoảng từ 5 – 10 năm chắc chắn cũng sẽ có gặp các sự cố sai số. Nguyên nhân chính là tuổi thọ của các mạch điện tử, con chip… của thiết bị cũng có hạn. Khi đó, bạn sẽ cần hiệu chỉnh lại đồng hồ hoặc thay thế thiết bị đo điện mới.mi xin đe

– Do người sử dụng: Người đo có trình độ tay nghề chưa cao, chưa nắm vững các kỹ thuật đo, khả năng quan sát còn hạn chế

Độ ẩm và nhiệt độ – Cấp chính xác là gì trên thiết bị đo điện

Các yếu tố ngoại cảnh như thời gian, nhiệt độ (nóng lạnh bất thường), độ ẩm thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ đo điện. Một lưu ý cần nhớ đó là không nên sử dụng thiết bị đo này trong những môi trường có nhiệt độ, độ ẩm cao hơn mức quy định của nhà sản xuất. Bởi nhiệt độ hay độ ẩm vượt quá mức cho phép có thể gây hỏng hóc tới các linh kiện điện bên trong như màn hình, mạch điện tử dẫn đến những sai số.

Nhung-yeu-to-ngoai-canh-anh-huong-den-do-chinh-xac-cua-thiet-bi-do
Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị đo

Ví dụ: Một sản phẩm ampe kìm Hioki có khả năng làm việc trong dải nhiệt độ từ  -20 °C đến + 55 °C. Như vậy, thiết bị đó có thể hoạt động tốt trong mức nhiệt độ từ  -18 °C đến + 40 °C, mức độ ẩm tương đối thích hợp là từ 80% – 90%.

Chất lượng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ đo điện sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện tử bên trong có thể gặp lỗi làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Hoặc do bạn mua phải các sản phẩm kém chất lượng nên thiếu tinh vi, độ chính xác không cao. Chính vì thế, bạn nên chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín hay địac chủ cung cấp đáng tin. Một số dòng máy đo điện mà bạn có thể  tham khảo như: Kyoritsu 1021R, Hioki DT4256, Fluke 17B+…

Hướng dẫn tính sai số của đồng hồ vạn năng hiện kim

Tinh-sai-so-cua-dong-ho-van-nang-hien-kim
Tính sai số của đồng hồ vạn năng hiện kim

Sai số của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim được tính bằng %, sai số được tính theo thang đo đang được sử dụng.

Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Nếu bạn sử dụng đồng hồ ở thang đo 250VDC thì sai số sẽ bằng 250V: 100 x 1 (%) = 0.1V. Như vậy, kết quả mà bạn đo được có thể sai số khoảng ± 2.5V. Ngược lại, trong trường hợp bạn sử dụng thang đo 10VDC thì sai số sẽ bằng 10V: 100 x 1 (%) = 0.1V. Suy ram sai số của thang đo sẽ là ± 0.1V.

Hướng dẫn tính sai số của đồng hồ vạn năng hiện số – Cấp chính xác là gì 

Sai số ở đồng hồ vạn năng điện tử sẽ được tính bằng ở tất cả các thang đo, không tính dấu chấm cách. Tùy theo loại đồng hồ mà số hiển thị có thể là 3 số, 4 số hoặc 5, 6 số. Lúc này, giá trị thực của thiết bị sẽ được tính theo 100V, 101V, 102V, 103V, 104V, 105V.

Cach-tinh-sai-so-cua-thiet-bi-do-dien
Cách tính sai số của thiết bị đo điện

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

Khi bạn điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo 3 1/2 số để đo dòng điện một chiều 200VDC để đo điện áp 100VDC thì sai số sẽ được tính bằng 100V + 5 = 105V. Còn nếu sử dụng thang đo 20VDC để đo điện áp 10VDC thì sai số sẽ được tính bằng 10V + 0.05 = 10,05V.

Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ cấp chính xác là gì? Qua đó sẽ giúp bạn hiểu thêm về độ chính xác của các thiết bị đo điện và sử dụng hiệu quả nhất. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua đồng hồ đo điện chính hãng, giá tốt thì liên hệ ngay TKTech nhé!

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *