Đồng hồ đo điện chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư, kỹ thuật viên trong quá trình thiết kế, lắp đặt và bảo trì các thiết bị điện. Vậy “Đồng hồ đo điện gồm những loại nào?”, mỗi loại có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng TKTECH tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!
Đồng hồ vạn năng
Trên thị trường hiện nay, nói về đồng hồ đo điện thì tiêu biểu gồm 3 loại chính: đồng hồ vạn năng, ampe kìm và đồng hồ đo điện trở cách điện. Đây là những thiết bị đo điện được đánh giá cao và sử dụng phổ biến nhất. Trong đó, đồng hồ vạn năng là loại đồng hồ đo điện đa năng nhất, có khả năng đo nhiều đại lượng điện khác nhau như điện áp AC/DC, dòng điện AC/DC, điện trở, tụ điện, tần số, kiểm tra điốt, kiểm tra transistor…
Đồng hồ vạn năng thường được sử dụng rộng rãi trong các công việc sửa chữa, bảo trì thiết bị điện tử. Hiện nay, thiết bị này có hai loại chính là đồng hồ đo điện dạng kim và đồng hồ đo điện dạng số.
Đồng hồ đo điện vạn năng hiện kim
Loại đồng hồ vạn năng này được dùng chủ yếu để đo cường độ dòng điện, điện trở và hiệu điện thế. Loại này xuất hiện trước dòng điện tử hiện số. Kết quả đo lường được sẽ được hiển thị trên màn hình đồng hồ bằng kim chỉ số.
Về cấu tạo, vạn năng kế hiện kim có thiết kế với bên ngoài bao gồm kim hiển thị, vít điều chỉnh điểm 0, cung chia độ, đầu đo điện áp xoay chiều, đầu đo chung Com hoặc bán dẫn N, đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P. vỏ, mặt kính, nút chỉnh 0Ω (0Ω ADJ), đầu đo dòng điện xoay chiều. Bên trong được trang bị đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), hiển thị M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt và khối bảo vệ, khối đo.
Đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Bên cạnh ba chức năng đo của dạng kim, loại này còn được trang bị các chức năng khác. Thiết bị khá dễ sử dụng và kết quả hiển thị bằng số nên độ chính xác nhỉnh hơn một chút.
Với thiết kế gồm các bộ phận như nút dừng, nút nguồn, màn hình hiển thị, đầu đo dòng điện nhỏ/lớn, đầu đo chung, đo điện trở, điện áp, hệ số khuếch đại của khóa chuyển mạch, mạch điện tử. Trên thị trường hiện nay, đồng hồ đo điện gồm những loại nào còn tùy thuộc vào đơn vị sản xuất.
Ampe kìm – Đồng hồ đo điện gồm những loại nào?
Có thể bạn chưa biết, những ampe kìm cũng được coi là một trong những loại đồng hồ đo điện chuyên dụng. Đây chính là đáp án thứ hai của câu hỏi đồng hồ đo điện gồm những loại nào. Sản phẩm này có thể đo trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn. Không cần phải ngắt mạch điện hay phải đấu nối với thiết bị đo.
Ưu điểm vượt trội của đồng hồ đo điện ampe kìm chính là khả năng đo dòng điện lên tới hàng trăm, hàng nghìn ampe. Điều mà hai loại đồng hồ vạn năng hiện kim và số không làm được. Về phân loại, thiết bị ampe kìm cũng được chia ra 2 loại. Đó là ampe kìm chỉ thị kim và Ampe kìm điện tử số.
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Một trong những đáp án cho câu hỏi: Đồng hồ đo điện gồm những loại nào? Đó chính là đồng hồ đo điện trở cách điện. Đây là một loại đồng hồ đo điện ohm kế rất đặc biệt. Thiết bị sử dụng dòng điện áp một chiều với giá trị cao. Sau đó đặt vào và đo điện trở của vật liệu, khả năng cách điện, kiểm tra rò rỉ dòng điện. Chính vì vậy, đồng hồ đo điện trở cách còn có chức năng kiểm tra nguy cơ bị điện giật, chập cháy.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm
Phân loại đồng hồ đo điện trở cách điện
Máy đo điện trở cách điện cũng được phân thành 2 loại: đồng hồ đo điện trở cách điện chỉ thị kim và đồng hồ đo điện trở cách điện số. Ngoài ra, đồng hồ đo điện loại này cũng được phân loại theo dòng điện áp thử (1 dải, nhiều dải). Mỗi dòng cũng có những ưu điểm và hạn chế tương tự như ampe kìm hay đồng hồ vạn năng. Bạn có thể dựa vào yêu cầu sử dụng thiết bị đo. Để chọn được dòng đồng hồ đo điện trở cách điện phù hợp nhất.
Công dụng chung của các loại đồng hồ đo điện
Dù đồng hồ đo điện gồm những loại nào đi chăng nữa. Thì chúng đều là thiết bị không thể thiếu việc đo lường thông số dòng điện, điện tử.
- Đo cường độ dòng điện, điện trở, điện áp
- Kiểm tra diode và bóng bán dẫn, đo tần số F, đo điện dung tụ điện C
- Kiểm tra nối mạch
- Hỗ trợ đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt
- Đo tần số trung bình, đo độ khuếch đại âm thanh
- Đo dao động kế cho tần số thấp
Một số sản phẩm đồng hồ đo điện tốt nên mua hiện nay
Từ những nội dung trên, bạn có thể biết được đồng hồ đo điện gồm những loại nào rồi phải không? Và sau đây, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn những model đồng hồ đo điện chất lượng nhất hiện nay.
Đồng hồ đo điện hiện kim Sanwa YX-360TRF
Sanwa YX360TRF có 4 chức năng chính là đo điện trở, điện áp DC, điện áp Ac và đo cường độ dòng điện. Với thiết kế chống va đập và tích hợp cầu chì bảo vệ. Nhờ đó mà bảo vệ đồng hồ đo tốt hơn, sử dụng bền hơn.
Đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như: Kiểm tra thông mạch của thiết bị, dây dẫn, tính toán giá trị điện trở, kiểm tra xem tụ điện có bị dò hay không…
Giá tham khảo: 650.000 VNĐ
Ampe kìm Hioki 3280-10F Nhật
Ampe kìm Hioki 3280-10F là đồng hồ đo điện gồm những loại nào có khả năng hoạt động 1000A AC. Tích hợp dải nhiệt độ rộng từ -25 °C đến 65 °C. Với thiết kế hàm kẹp mỏng, độ mở lớn và cảm biến dòng điện linh hoạt. Nhờ đó thiết bị mang đến kết quả đo nhanh chóng, chính xác.
Sản phẩm được kết nối các cảm biến linh hoạt CT6280 có khả năng đo lên đến 4199 A. Bên cạnh đó, Hioki 3280-10F còn có thể thực hiện các phép đo cơ bản như đo hiện tại, kiểm tra liên tục, đo điện trở.
Giá tham khảo: 1.100.000 VNĐ
Đồng hồ Fluke 117 – Đồng hồ đo điện gồm những loại nào
Đồng hồ vạn năng Fluke 117 cho phép đo điện áp AC/DC, cường độ dòng điện, điện trở, tần số và điện dung. Bên cạnh đó, máy tích hợp chế độ True RMS. Nhờ đó đảm bảo cho kết quả chính xác tuyệt đối. Ngay khi làm việc ở nơi nhiễu sóng, sóng thất thường.
Đồng hồ đo điện này còn chức năng hiện đại như chống quá điện áp, cầu chì bảo vệ đầu ra… Máy đạt chuẩn an toàn quốc tế CAT III 600 V. Cho phép ứng dụng ở nhiều điều kiện khác nhau.
Giá tham khảo: 5.100.000 VNĐ
Ampe kìm đo dòng Kyoritsu 2200 – Đồng hồ đo điện gồm những loại nào
Đây là dòng đồng hồ đo điện dạng kẹp đến từ thương hiệu Kyoritsu nổi tiếng của Nhật Bản. Ampe kìm Kyoritsu 2200 sở hữu nhiều tính năng nổi bật như:
- Khả năng đo dòng điện lên đến 1000A
- Khả năng đo điện áp AC/DC đến 600V
- Khả năng đo liên tục, đo điện trở chính xác
- Độ mở hàm đến Ø33mm, sử dụng ở nơi hẹp vân cho độ chính xác cao.
- Sản phẩm được thiết kế siêu mỏng, trọng lượng khá nhẹ chỉ 120g
- Thiết bị sử dụng nguồn pin 1.5Vx2, hoạt động 350 giờ. – – Tự động tắt nguồn sau 10 phút không hoạt động.
- Giá tham khảo: 1.170.000 VNĐ.
Trên đây là những dòng đồng hồ đo điện đến từ những thương hiệu hàng đầu thế giới. Mong rằng bài viết hôm nay đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đầu bài “đồng hồ đo điện gồm những loại nào?” Nếu có nhu cầu sử dụng thiết bị này. Hãy gọi ngay tới cửa hàng TKTECH để nhân viên tư vấn cho bạn model phù hợp với nhu cầu nhé!