Đơn vị đo độ nhám là gì? Các thông số cần biết về độ nhám

Trong gia công cơ khí, độ nhám bề mặt là yếu tố quan trọng trong yêu cầu về thông số chi tiết của sản phẩm gia công. Nó ảnh hưởng quan trọng tới độ bền và hiệu suất của sản phẩm. Tùy theo ứng dụng, yêu cầu độ nhám bề mặt của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau. Vì vậy, việc tìm hiểu về độ nhám là gì, đơn vị đo độ nhám bề mặt và tầm quan trọng của nó là vô cùng cần thiết. Cùng TKTECH tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới đây nhé!

Độ nhám bề mặt là gì?

Độ nhám bề mặt (hay còn được gọi tắt là độ nhám) là một yếu tố thể hiện kết cấu bề mặt cùng tính chất so với độ bóng bề mặt. Trên thực tế, mọi bề mặt sản phẩm sau khi thi công đều có những mấp mô, có thể chỉ là rất nhỏ. Những mấp mô này là kết quả từ quá trình biến dạng dẻo của lớp vật liệu trên bề mặt chi tiết gia công hoặc nhiều nguyên nhân khác. 

do nham be mat la gi 2
Độ nhám chỉ mức độ gồ ghề của bề mặt sản phẩm gia công

Mặc dù những mấp mô bề mặt này là rất nhỏ nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng sản phẩm. Vì vậy, việc xác định tiêu chuẩn và tuân thủ quy định về độ nhám bề mặt sản phẩm gia công là rất quan trọng. 

Đơn vị đo độ nhám bề mặt

Đơn vị đo độ nhám bề mặt thường được sử dụng là Ra (Roughness Average) hoặc Rz (Roughness Depth) trong hệ thống đo độ nhám ISO (International Organization for Standardization). Cả hai đơn vị này được sử dụng để đo độ không đều của bề mặt, tức là mức độ các dao động nhỏ trong bề mặt của vật liệu. Độ nhám bề mặt được đo bằng cách sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng như máy đo độ nhám bề mặt.

do nham be mat la gi don vi bieu do va cach do luong
Biểu đồ và đơn vị đo độ nhám

>>> Ngoài đơn vị đo độ nhám bạn cũng nên tìm hiểu về Đơn vị đo độ đục NTU là gì? để bỏ túi thêm nhiều kiến thức cho mình nhé!

Tại sao cần phải xác định thông số độ nhám bề mặt?

Mỗi sản phẩm với độ nhám bề mặt khác nhau thì sẽ phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, trong sản xuất, gia công, người ta thường phải kiểm định độ nhám bề mặt thật kỹ càng bằng các đơn vị đo độ nhám nhằm:

Dự báo hiệu suất của sản phẩm gia công

Tùy vào tính chất của sản phẩm mà người ta có thể lựa chọn thi công bề mặt nhám hay nhẵn. Sản phẩm có bề mặt nhám thì khả năng ma sát sẽ cao hơn. Ngược lại, những sản phẩm có bề mặt nhẵn thì sẽ ít ma sát hơn.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Những vết lõm, lồi bất thường trên bề mặt sản phẩm có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng, nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Vì vậy, sử dụng máy đo độ nhám kích thước dòng nhỏ để kiểm tra các vết mấp mô bất thường trong quá trình kiểm định và hiệu chỉnh sẽ giúp thành phẩm đạt chuẩn.

  • Độ nhám ảnh hưởng đến khả năng ăn mòn và tốc độ tác dụng với hóa chất: Sản phẩm có bề mặt nhám sẽ nhanh ăn mòn và tác dụng với hóa chất cũng nhanh hơn.
  • Độ nhám bề mặt sẽ quyết định khả năng kết dính của lớp phủ và sơn: Bề mặt nhẵn sẽ ít khả năng kết dính hơn so với bề mặt có độ nhám.
  • Độ nhám còn giúp xác định được khả năng tạo ma sát của bề mặt sản phẩm.
tieu chuan do nham be mat
Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Độ nhám quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm

Bề mặt càng nhẵn thì sẽ càng sáng bóng, đẹp mắt. Ngoài ra, trong gia công khuôn mẫu thì độ nhám của khuôn sẽ quyết định đến chất lượng bề mặt mịn của sản phẩm sau khi đúc.

Các thông số và thuật ngữ liên quan đến độ nhám bề mặt

Để tìm hiểu rõ hơn về độ nhám cũng như đơn vị đo độ nhám, bạn cần hiểu thêm các thông số chỉ độ nhám Ra và Rz, Rmax… cùng một số thuật ngữ liên quan. Cụ thể

Các thông số trong đo lường độ nhám bề mặt

– Ra – Đơn vị đo độ nhám bề mặt trung bình: Là giá trị trung bình tuyệt đối của profin (hi) trong chiều dài chuẩn L. Ra có ký hiệu là µm và thường được sử dụng để đánh giá độ nhám từ cấp 5 tới 11.

– Rz – Chiều cao tối đa trung bình: Cũng được đo lường và ký hiệu bằng đơn vị µm. Rz là trị số trung bình của tổng các giá trị tuyệt đối của 5 đỉnh cao nhất (ti) và 5 đáy thấp nhất (ki) trong chiều dài chuẩn L. Rz thường được dùng để đánh giá độ nhám từ cấp 1 đến 5 và cấp 13, 14.

– Rmax: Khoảng cách dọc từ đỉnh đến vị trí đáy thấp nhất.

do be mat2
Độ nhám của các loại bề mặt

Một số thuật ngữ liên quan

– Độ chính xác gia công: Là độ chính xác mà sản phẩm đạt được sau khi gia công so với yêu cầu ban đầu trong bản thiết kế.

– Cấp chính xác: Là đặc trưng của phương tiện đo nhằm phản ánh các đặc trưng đo lường có liên quan đến độ chính xác của phương tiện đo. 

– Chất lượng bề mặt: Biểu thị cho tính toàn vẹn của bề mặt, được xác định bởi tính chất cơ lý của lớp kim loại và độ nhám bề mặt.

– TCVN và ISO đã chia ra 20 cấp chính xác khác nhau và chúng được đánh số theo thứ tự độ chính xác giảm dần 01, 0, 1, 2, …, 15, 16, 17, 18. Trong đó:

  • Cấp 01 ÷ cấp 1 là những cấp siêu chính xác.
  • Cấp 01 ÷ cấp 5 là những cấp có sự chính xác cao nên được áp dụng cho các chi tiết cần sự chính xác như máy móc.
  • Cấp 6 ÷ cấp 11 là những cấp chính xác thường và áp dụng cho các mối lắp ghép.
  • Cấp 12 ÷ cấp 18 là các cấp chính xác thấp dùng cho các kích thước tự do (không lắp ghép).

Tiêu chuẩn đánh giá độ nhám và độ bóng của bề mặt

Theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN) thì các cấp độ nhám/bóng được chia ra thành 14 cấp khác nhau. Cấp càng thấp thì độ chính xác càng cao, độ nhẵn càng thấp và bề mặt càng thô.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt gia công

Ngoài áp dụng những phương pháp gia công thì còn có một số yếu tố tác động khác có thể ảnh hưởng đến độ nhám của bề mặt gia công như:

  • Kích thước hình học của dụng cụ dùng để cắt, tiện, mài…
  • Tốc độ khi cắt, tiện, mài…
  • Chiều sâu khi cắt
  • Vật liệu được sử dụng để gia công
  • Các yếu tố khách quan như xê dịch, rung động máy móc khi đang gia công…
Cap chinh xac va do bong be mat bang cac phuong phap gia cong
Cấp chính xác và độ bóng các phương pháp gia công

Các phương pháp kiểm tra độ nhám bề mặt

Có 2 phương pháp phổ biến được sử dụng để thực hiện đo độ nhám bề mặt đó chính là:

– Phương pháp so sánh mẫu: Đây là một phương pháp tương đối đơn giản, giúp kiểm tra một cách nhanh chóng nhưng sẽ không đạt được độ chính xác lên đến chi tiết. Cụ thể, với phương pháp này thì bạn chỉ cần đối chiếu, dò tìm bằng mắt giữa thành phẩm với sản phẩm mẫu. Một bí quyết để so sánh bằng mắt được thuận lợi hơn chính là nhìn đúng góc chiếu của ánh sáng và sử dụng kính lúp.

– Sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo độ nhám: Bạn có thể sử dụng máy đo độ nhám có các đơn vị đo độ nhám chuẩn. Hoặc các dòng máy đo kích thước hình học như máy đo 3D bởi chúng mang lại độ chính xác tương đối cao.

>>> Tìm hiểu đơn vị đo độ rung mm/s là gì?

Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt của một số vật dụng gia công

Như đã trình bày ở trên, tùy vào từng mục đích sử dụng sản phẩm mà nhà sản xuất có thể thi công bề mặt nhám hay bóng. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo một số quy định chung về độ nhám của các loại vật dụng cơ khí như sau: 

Các linh kiện, chi tiết máy móc

Với các chi tiết cần được lắp ghép vào nhau để tạo thành sản phẩm thì cần có độ nhám cao để tăng ma sát và bám dính. Nếu là những chi tiết bề mặt, cần đáp ứng tính thẩm mỹ, chống ăn mòn thì cần được gia công nhẵn bóng.

Các vật dụng nội thất, đồ gia dụng

Có yêu cầu về mặt thẩm mỹ cao nên đòi hỏi phải được xử lý thật bóng, độ Ra càng nhỏ càng tốt để trông đẹp mắt và hạn chế gỉ sét.

cac cap do nham be mat
Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt, đơn vị đo độ nhám

Các vật dụng trong ngành thực phẩm

Cần có độ nhám khoảng ra < 0.4µm để đảm bảo bề mặt dễ làm sạch, chống bám dính.

Các thiết bị sử dụng trong ngành hóa dầu, hóa chất

Cần có bề mặt đảm bảo chống ăn mòn, chống oxy hóa nên chỉ số Ra ở mức 0,2 – 0,4µm là lý tưởng nhất.

Vật dụng trong ngành y tế

Cần phải cực kỳ nhẵn để vi khuẩn và bụi bặm không thể bám vào. Do đó, chỉ số Ra của các vật dụng trong ngành y tế thường là 0,2 – 0,4µm.

Độ nhám bề mặt là yếu tố quan trọng trong quá trình gia công sản xuất bởi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Để kiểm tra độ nhám của sản phẩm, bạn có thể nhìn bằng mắt thường hoặc các thiết bị máy đo độ nhám bề mặt, máy đo quang học để được hỗ trợ chính xác hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về đơn vị đo độ nhám hoặc máy đo độ nhám bề mặt thì hãy liên hệ với TKTECH để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Bài viết liên quan
co nen mua may do do am gia re
Máy đo độ ẩm giá rẻ tràn lan trên thị trường khiến nhiều người phân vân không biết có nên lựa chọn sản phẩm này hay không. Liệu chất lượng có đảm bảo và có đáp ứng được nhu cầu sử dụng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp…
thuat ngu do am thanh
Thuật ngữ đo âm thanh là một khái niệm không còn xa lạ với những ai làm việc trong lĩnh vực âm thanh. Việc nắm vững các thuật ngữ này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về âm thanh mà còn là yếu tố quan trọng để lựa chọn…
meo do am thanh
Sử dụng máy đo âm thanh đúng cách và tối ưu không chỉ giúp bạn thu thập dữ liệu chính xác mà còn nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian và công sức. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những mẹo đo âm thanh chuyên…
dau do do do am go
Để máy đo độ ẩm gỗ hoạt động hiệu quả, cần phải tìm kiếm được dòng đầu dò đo độ ẩm gỗ phù hợp. Với đa dạng các loại đầu dò trên thị trường, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp có thể khiến bạn băn khoăn. Chính vì…