Việc nắm rõ cấu tạo và chức năng của đồng hồ vạn năng là điều cần thiết mà bạn cần biết để sử dụng thiết bị này. Hiện nay, đồng hồ vạn năng được chia thành hai loại chính là dạng kim (analog) và dạng số (digital). Vậy cấu tạo đồng hồ vạn năng của mỗi loại sẽ có những điểm gì khác biệt? Bài viết sau đây của TKTECH sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của chúng để nắm rõ các bộ phận và thao tác sử dụng máy hiệu quả nhất.
Cấu tạo đồng hồ vạn năng dạng kim
Đây là dòng đồng hồ đo điện xuất hiện đầu tiên trên thị trường và vẫn được sử dụng nhiều cho đến hiện nay. Một chiếc đồng hồ đo điện vạn năng kim gồm hai phần:
– Đầu cắm que đo (có hai đầu là OUTPUT và COM)
– Khối hiển thị: gồm màn hình, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ, khối đo
Nguyên lý hoạt động: Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim hoạt động khá đơn giản, dựa trên hiệu ứng cảm ứng điện từ. Cụ thể, khi dòng điện chạy qua khung dây của máy, sẽ làm cho khung dây tác động với từ trường của nam châm. Lúc khung dây quay cũng sẽ làm cho kim chỉ thị quay theo. Khi mômen quay cân bằng với moment cản của lò xo, kim chỉ thị sẽ dừng lại để báo giá trị cần đo trên thang đo.
Các bộ phận chính của đồng hồ vạn năng kim
Cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng hiển thị kim bao gồm các bộ phận sau:
- Kim chỉ thị: Là bộ phận nằm trên thước hình cung của đồng hồ, có nhiệm vụ thông báo giá trị kết quả đo.
- Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
- Đầu đo điện áp thuần AC (xoay chiều)
- Đầu đo dương (+) hoặc bán dẫn dương (P)
- Đầu đo chung (COM) hoặc bán dẫn âm (N)
- Phần vỏ mặt trước của đồng hồ
- Mặt chị thỉ
- Mặt kính
- Phần bỏ mặt sau của đồng hồ
- Nút điều chỉnh về 0Ω (0Ω ADJ)
- Núm vặn chuyển mạch chọn thang đo
- Đầu đo dòng điện xoay chiều AC (15A)
Các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng chỉ thị kim
Bên cạnh tìm hiểu về cấu tạo đồng hồ vạn năng kim, bạn cũng cần nắm rõ ý nghĩa của những ký hiệu trên thiết bị này để thao tác sử dụng dễ dàng hơn. Cụ thể:
- DC.V: Thang đo điện áp một chiều
- AC.V: Thang đo điện áp xoay chiều
- AC.A – Ω: Thang đo điện trở
- 0Ω ADJ (0Ω Adjust): Điều chỉnh 0 Ohm
- COM: Đầu đo chung để cắm que đo màu đen
- (+): Đầu đo dương
- OUTPUT: Vị trí cắm que đo màu đỏ (khi cần đo điện áp thuần xoay chiều)
- ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
- o ┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
Ý nghĩa các thông số trên cung chia độ của đồng hồ kim
Trong cấu tạo đồng hồ vạn năng, người dùng cũng cần nắm được ý nghĩa của các thông số trên bộ phận cung chia độ của thiết bị này:
- A (Cung chia thang đo điện trở): Đọc các giá trị khi đo điện trở (bên phải là giá trị nhỏ nhất, bên trái là giá trị lớn nhất).
- B (Mặt gương): Hạn chế sai số trong quá trình đọc kết quả đo. Khi đọc, người dùng cần chú ý hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương.
- C (Cung chia thang đo điện áp): Đọc giá trị đo điện áp DC và điện áp AC từ 50V trở lên, với 3 vạch chia độ tương ứng ba mức là 250V, 50 V và 10V.
- D (Cung chia thang đo điện áp AC dưới 10V): Nó không thể đọc được giá trị trong khung C, vì đang đo điện áp AC dùng diode bán dẫn chỉnh lưu nên sẽ gây ra sai số do sụt áp.
- E (Cung chia thang đo dòng điện AC đến 15A)
- F (Cung chia thang đo hệ số khuếch đại dòng DC của Transistor – HFE)
- G, H (Cung chia thang đo kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối)
- I (Cung chia thang đo kiểm tra dB)
Cấu tạo đồng hồ vạn năng điện tử dạng số
So với loại đồng hồ vạn năng kim thì dòng vạn năng kế này có cấu tạo đơn giản hơn nhiều. Bao gồm các bộ phận như sau:
– Màn hình hiển thị: Sử dụng loại LCD kỹ thuật số cho phép hiển thị các giá trị đo một cách rõ ràng, chính xác trong thời gian nhanh nhất.
– Các phím chức năng đo:
- V~: Thang đo điện áp xoay chiều AC
- V-: Thang đo điện áp một chiều DC
- A~: Thang đo dòng điện xoay chiều AC
- A-: Thang đo dòng điện một chiều DC
- Ω: Thang đo điện trở
- F: Thang đo điện dung
- hFE: Thang độ hệ số khuếch đại dòng tĩnh
- Núm nặn: Dùng để lựa chọn thang đo, dài đo phù hợp theo nhu cầu của người dùng
- HOLD (Giữ dữ liệu): Cho kết quả đóng băng để người dùng theo dõi và đọc dễ dàng
- Giắc cắm (màu đỏ và màu đen): Dùng để kết nối với bộ phận đầu dò tiến hành phép đo.
- Giắc mA/µA: Kết nối với đầu dò thử nghiệm màu đỏ để cho phép đo dòng điện miliampe, microampe.
- Giắc chân COM: Kết nối với đầu dò màu đen khi sử dụng.
Nguyên lý hoạt động: Tín hiệu đầu vào (điện áp AC/DC, dòng điện, điện trở, nhiệt độ…) sẽ được chuyển đổi thành điện áp một chiều trong phạm vi ADC. Sau đó, bộ chuyển đổi sẽ biến điện áp DC thành các thông số kỹ thuật số tương đương và hiển thị trên màn hình.
So sánh đồng hồ vạn năng analog và kỹ thuật số: Ưu và nhược điểm
Thông qua việc tìm hiểu về cấu tạo đồng hồ đo điện dạng kim và dạng số, ta có thể nhận thấy hai loại máy này có những điểm khác biệt như sau:
– Đồng hồ vạn năng kim (Analog Multimeter): Đây là dòng vạn năng kế sử dụng một con trỏ dạng kim để chỉ ra các giá trị đo được trên một mặt số, trên đó được chia vạch cụ thể. Để sử dụng, bạn cần lựa chọn chế độ đo theo nhu cầu (dòng điện, điện trở, điện áp…) và dải đo mong muốn (mA, Ω, V…). Sau đó, bạn tiến hành cắm hai que đo vào hai cực của mạch/linh kiện cần đo rồi quan sát con trỏ kim di chuyển trên mặt số để biết kết quả.
– Đồng hồ vạn năng số (Digital Multimeter): Đây là dòng vạn năng kế sử dụng một màn hình LCD để hiển thị các giá trị đo được dưới dạng chữ số. Để sử dụng, bạn cũng cần chọn chế độ đo và khoảng đo mong muốn. Tuy nhiên, người dùng không cần quan sát con trỏ kim, bạn chỉ cần nhìn vào màn hình LCD là biết được kết quả.
Đánh giá ưu nhược điểm của các loại đồng hồ vạn năng
Tùy theo từng loại thiết bị đo điện sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là bản đánh giá về ưu nhược điểm của hai loại đồng hồ đo.
Đồng hồ vạn năng kim | Đồng hồ vạn năng số | |
Ưu điểm | – Dễ dàng nhận biết được xu hướng thay đổi của các thông số điện theo thời gian, vì con trỏ kim sẽ di chuyển liên tục – Sử dụng được ngay cả khi không có nguồn điện, hoặc pin yếu vì không phải loại màn hình LCD – Giá thành rẻ hơn đồng hồ vạn năng điện tử hiện số | – Cho phép đọc được giá trị đo chính xác, được hiển thị rõ ràng ở dạng số trên màn hình LCD – Độ nhạy cao hơn loại đồng hồ đo dạng kim do được tích hợp mạch điện tử – Đo được nhiều thông số điện khác như tần số, điện dung, nhiệt độ… |
Nhược điểm | – Khó để đọc giá trị đo một cách chính xác vì phải quan sát con trỏ kim trên một mặt số rất nhiều vạch chia – Độ nhạy thấp hơn đồng hồ đo điện tử do ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, môi trường… – Khả năng bị hỏng cao hơn (hãy con trỏ kim, kim bị lệch do va chạm hoặc rung động mạnh) | – Khó nhận biết xu hướng thay đổi của các thông số điện theo thời gian vì hiển thị giá trị tĩnh – Cần phải có nguồn điện hoặc pin để màn hình LCD hoạt động hiệu quả – Giá thành cao hơn loại đồng hồ đo điện dạng kim |
Nên chọn mua đồng hồ vạn năng dạng số hay kim?
Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ vạn năng, ưu nhược điểm của mỗi loại thì chắc hẳn bạn cũng có thể tự quyết định nên chọn mua loại nào sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của mình. Dựa theo mục đích sử dụng thì bạn có thể lựa chọn theo tiêu chí sau:
– Nếu nhu cầu của bạn chỉ cần sử dụng đồng hồ vạn năng để đo lường các thông số điện cơ bản, không yêu cầu độ chính xác cao thì nên chọn đồng hồ vạn năng kim. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo như: Hioki 3030-10, Hioki 3008, Kyoritsu 1110, Kyoritsu 1109S, Extech 38073A…
– Nếu công việc của bạn cần đo đạc các thông số điện phức tạp, yêu cầu độ chính xác phải cao thì nên chọn mua đồng đo điện tử hiện số. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo như: Hioki DT4224, Hioki DT4223, Amprobe AM-500, Fluke 83V, Kyoritsu 1011, Extech EX410…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ được cấu tạo đồng hồ vạn năng để sử dụng thiết bị này hỗ trợ hiệu quả cho công việc của mình. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tư vấn tìm mua dòng đồng hồ đo điện chính hãng, giá cả hợp lý thì hãy liên hệ TKTECH để được phục vụ tận tình nhé!