Đồng hồ vạn năng là thiết bị không thể thiếu đối với một kỹ thuật viên điện tử. Thiết bị này gồm 2 loại chính là hiển thị kim và hiện số. Ngày hôm nay, hãy cùng TKTech tìm hiểu về đồng hồ vạn năng kim ở bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về đồng hồ vạn năng kim (VOM)
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim (ký hiệu là VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được đối với một kỹ thuật viên điện tử. Dòng đồng hồ này có 4 chức năng chính: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của dòng thiết bị này là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện. Thiết bị cho ta thấy được sự phóng nạp của tụ điện. Tuy nhiên hạn chế của VOM là về độ chính xác và có trở kháng thấp (khoảng 20K/Vol). Vì thế nên khi đo vào các mạch có dòng điện thấp chúng bị sụt áp.
Cấu tạo của đồng hồ VOM kim
Đồng hồ kim vạn năng có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm các bộ phận chính sau đây:
- Kim chỉ thị
- Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
- Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
- Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
- Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
- Vỏ trước
- Mặt chỉ thị
- Mặt kính
- Vỏ sau
- Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
- Chuyển mạch chọn thang đo
- Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
Các ký hiệu sử dụng trên đồng hồ vạn năng kim
Trên thân các thiết bị đo điện sẽ xuất hiện những ký hiệu sau đây. Nắm bắt các thông tin này sẽ giúp người dùng sử dụng máy dễ dàng hơn:
– DC.V: Thang đo điện áp 1 chiều
– AC.V: Thang đo điện áp xoay chiều
– AC.A: Ω: Thang đo điện trở
– 0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)
– COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen
– (+) Đầu đo dương
– OUTPUT: cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
-┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
– o ┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết đơn giản
- Cách tính sai số của đồng hồ đo điện chính xác nhất
Cung chia độ trên đồng hồ VOM kim có ý nghĩa như thế nào?
A (cung chia thang đo điện trở): Nó có chức năng đọc các giá trị khi đọc thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo điện trở sẽ có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất khi ở bên phải.
B (mặt gương): Có tác dụng hạn chế sai số trong quá trình đọc kết quả. Khi đọc kết quả, hướng nhìn phải vuông góc vào mặt gương.
C (cung chia độ thang đo điện áp): cung này giúp đọc giá trị đo điện áp 1 chiều và điện áp xoay chiều 50V trở lên. Nó có 3 vạch chia độ: 250V; 50V; 10V.
D (cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V): Nó không có khả năng đọc giá trị trong khung C. Bởi thang đo điện áp xoay chiều dùng diode bán dẫn chỉnh lưu. Vậy nên sẽ có sụt áp trên diode gây sai số.
E: cung chia độ dòng điện xoay chiều đến 15A.
F: cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor – hfe.
G, H: cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.
I: cung chia độ thang kiểm tra dB.
So sánh đồng hồ Vom kim và hiện số
Đây là những thiết bị cần thiết trong công việc kiểm tra nguồn điện, thiết bị điện tử, linh kiện. Hiện nay trên thị trường có hai loại chính là vạn năng dạng số (điện tử) và dạng kim. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.
Ưu nhược điểm đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng kim là dạng đồng hồ đo truyền thống. Với bộ phận chính là một gavano kế, hoạt động không cần nguồn điện nuôi. Kết quả đo đạc được hiển thị trên màn hình thước hình cung dựa trên các vạch số.
Ưu điểm
– Được ứng dụng nhiều trong việc kiểm tra (điốt, transistor, MOSFET…) còn hoạt động hay không. Là sản phẩm quen thuộc, dễ sử dụng với người dùng.
– Có mức giá thành rẻ, dễ mua và có nhiều khung giá cho người dùng lựa chọn.
– Độ bền cao
Nhược điểm
– Dễ hỏng kim hoặc mạch điện tử bên trong nếu không sử dụng đúng cách.
– Khó đọc các giá trị số như điện áp, dòng điện, giá trị điện trở.
– Nếu không chú ý trong quá trình đọc có thể dẫn đến sai số.
Ưu nhược điểm đồng hồ vạn năng số
Đồng hồ vạn năng số (điện tử) là loại thiết bị đo và kiểm tra điện thông dụng hiện nay. Sản phẩm này được lựa chọn nhiều vì khá dễ dùng. Một số mẫu đồng hồ vạn năng điện tử ngoài tích hợp đo cơ bản. Nó còn có thể đo điện dung, tụ điện, điện áp, tần số… Hoặc kết nối với các công cụ như máy tính, điện thoại, radio.
Ưu điểm
– Dễ dàng đọc và theo dõi các giá trị số hiển thị trên màn hình
– Độ chính xác cao
– Có thể được trang bị thêm các chức năng cao cấp khác như đo tần số, đo điện dung…
– Kích thước nhỏ gọn, thiết kế hiện đại.
Nhược điểm
– So với đồng hồ VOM kim, đồng hồ vạn năng số thường có giá thành đắt hơn. Tính ở các thiết bị có cùng khả năng đo.
– Khó sử dụng trong việc dùng để kiểm tra nhanh độ hư hỏng của các linh kiện điện tử.
Kết luận
Có thể thấy, cả đồng hồ vạn năng dạng số và dạng kim đều là những sản phẩm hỗ trợ quá trình đo lường hiệu quả. Ưu nhược điểm mỗi loại thì đã được đề cập chi tiết ở trên.
Vậy nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim?
Đồng hồ VOM kim thân thiện với nhiều người dùng, dễ dàng sử dụng và đảm bảo độ an toàn cao. Giá đồng hồ vạn năng kim cũng rất phải chăng. Thậm chí nhiều sản phẩm chỉ dưới 1 triệu đồng.
Tuy nhiên, đồng hồ kim vạn năng lại không có nhiều chức năng như đồng hồ vạn năng kỹ thuật số. Nếu bạn chỉ có nhu cầu sửa chữa cơ bản, thì đây là sự lựa chọn hàng đầu.
Ngược lại, nếu bạn sử dụng cho nhiều mục đích đo, muốn kết quả hiển thị chính xác hoàn toàn thì hãy lựa chọn đồng hồ vạn năng số. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn thiết bị từ thương hiệu uy tín, độ bền cao.
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay, đồng hồ đo điện dạng kim đa dạng cả về mẫu mã, thương hiệu lẫn giá cả. Nhằm giúp khách hàng có thể chọn được thiết bị tốt nhất. Chúng tôi xin gợi ý cho bạn những mẫu đồng hồ tốt nhất hiện nay.
Extech 38073 A Mini Analog Multimeter
Đây là đồng hồ vạn năng chỉ thị kim dạng analog. Với khả năng đo đa dạng:
– Đo điện áp AC/DC lên tới 300V
– Đo dòng điện DC 250Ma
– Đo điện trở đo lên đến 1Kω
– Đo mức độ âm thanh lên tới 22Db
– Có thể kiểm tra pin trên pin 1.5V và 9V.
Các chức năng đo trên đều có độ chính xác là ± 4%. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ cầm tay. Màn hình sắc nét dễ đọc, máy đạt tiêu chuẩn an toàn CAT II-300V.
Đồng hồ kim Extech 38073 A xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn!
Giá: 445.000 VNĐ
Đồng hồ đo điện kim Sanwa YX360TRF
Màn hình chỉ thị kim dễ đọc, thiết kế cổ điển cùng nhiều tính năng như: đo điện áp, điện trở, điện dung, đo dB, Li… Đây là dòng đồng hồ vạn năng Nhật Bản, được sản xuất bởi Sanwa Nhật Bản. Made in Japan chính hãng.
Giá đồng hồ vạn năng kim: 819.000 VNĐ
>>> Xem thêm
Đồng hồ vạn năng kim Hioki 3030-10
– Thiết kế chắc chắn, có thể chịu được rơi trên bê tông từ độ cao 1 mét.
– Dễ dàng cầm tay để sử dụng
– Chống nước, chống sốc
– Đạt tiêu chuẩn CAT III 600 V
Hioki 3030-10 là một đồng hồ kim vạn năng đo điện thế, dòng điện và điện trở tốt nhất hiện nay.
Giá đồng hồ vạn năng chỉ thị kim: 1.439.000 VNĐ
Đồng hồ vạn năng KYORITSU 1110
Kyoritsu 1110 (KEW 1110) là dòng đồng hồ hiện thỉ kim có khả năng đo cả dòng AC và DC lên tới 600V.
– Máy có độ nhạy cao
– Trang bị cầu chì gốm 600V chống quá tải
– Màn hình dạng kim cổ điển dễ đọc
– Đo được nhiệt độ với dải nhiệt lên tới -20ºC ~ 150ºC
– Chịu được quá áp 3700V AC trong 1 phút
– Giảm khả năng bị hư hại khi đo nhầm
Giá đồng hồ vạn năng kim: 1.745.000 VNĐ
Đồng hồ vạn năng Apech AM-289C
– Hoạt động bằng pin chính xác, đáng tin cậy
– Thiết bị cầm tay nhỏ gọn, dễ vận hành
– Độ nhạy cao của 20.000 Ohm/V DC và 9.000 Ohm/V AC.
– Có khả năng bảo vệ quá tải bằng biến tần oxit, Fuse và Diodes
– Ứng dụng hiệu quả nhất tại các phòng thí nghiệm, trường học, hội thảo
Giá đồng hồ vạn năng hiển thị kim: 399.000 VNĐ
Trên đây là những thông tin chi tiết về thiết bị đồng hồ vạn năng kim. Hy vọng bạn sẽ chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho yêu cầu của mình. Nếu cần mua các sản phẩm chính hãng, hãy ghé ngay cửa hàng TKTech. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị đo lường chính hãng, bảo hành tốt với giá cả vô cùng hợp lý.