Bảng điện dân dụng là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống điện của mỗi gia đình. Để đảm bảo bảng điện cung cấp điện tới các thiết bị điện được hiệu quả thì người dùng cần phải lắp được một bảng điện dân dụng chính xác. Vậy lắp mạch điện bảng điện gia đình như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật nhất.
Bảng điện dân dụng, bảng điện gia đình là gì?
Trong hệ thống điện của mọi gia đình, bảng điện là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Bảng điện dân dụng đóng vai trò là thiết bị đóng cắt, thiết bị lấy điện và cũng là thiết bị bảo vệ. Bên cạnh đó, nó còn đảm nhiệm vai trò truyền dẫn và xử lý nguồn năng lượng điện cho mạng điện, các thiết bị điện được sử dụng trong gia đình.
Hay nói cách khác, bảng điện dân dụng là nơi lắp đặt các thiết bị điện trong hệ thống điện trong gia đình. Nó có nhiệm vụ phân phối và điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện. Trên bảng điện này gồm có những thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ và lấy điện. Chính vì thế mà bạn cần phải nắm được cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật để nó làm việc hiệu quả nhất.
Bảng điện gia đình hiện nay gồm 2 loại:
– Bảng điện chính: Cung cấp nguồn năng lượng điện cho toàn bộ hệ thống điện. Loại bảng điện này thường có cầu dao, cầu chì và aptomat tổng.
– Bảng điện nhánh: Cung cấp điện đến đồ dùng điện dân dụng. Trên đó thường lắp các thiết bị như: cầu chì, công tắc, ổ lấy điện.
Các thiết bị cần thiết để lắp bảng điện dân dụng
Để tiến hành lắp ráp bảng điện cho gia đình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:
- Bảng điện
- Kìm cắt dây
- Kìm mỏ nhọn
- Dao
- Khoan tay
- Tua vít
- Bút thử điện
- Băng dính cách điện và giấy ráp.
- Ổ cắm và phích cắm
- Cầu chì
- Công tắc hai cực
- Đui đèn, bóng đèn
- Dây điện lõi một sợi.
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ để thực hiện cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật
Việc vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện sẽ giúp bạn biết vị trí của từng thiết bị trên bảng điện. Từ đó hỗ trợ việc lắp ráp bảng điện nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Trong sơ đồ của bảng điện dân dụng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Xác định được vị trí lắp bảng điện trong nhà để người dùng thuận tiện hơn khi sử dụng.
– Xác định rõ ràng nhu cầu và mục đích, chức năng từng bộ phận trong bảng điện.
– Xác định rõ là sẽ lắp đặt hệ thống điện nổi hay điện âm tường.
– Bố trí các vị trí và cách lắp đặt các phần tử mạch điện khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ. Mục đích là để mang đến hiệu quả cao khi sử dụng thực tế.
Các bước vẽ sơ đồ:
Sau khi đã lên được ý tưởng hoàn chỉnh cho bảng điện. Bạn tiến hành vẽ sơ đồ lắp đặt bảng điện dân dụng như sau:
Bước 1: Tiến hành vẽ đường dây nguồn.
Bước 2: Xác định các vị trí để lắp đặt bảng điện, bóng đèn, các thiết bị sử dụng điện cần thiết.
Bước 3: Xác định vị trí lắp các phần tử và các thiết bị trên bảng điện
Bước 4: Thực hiện cách nối dây trong bảng điện theo sơ đồ nguyên lý.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và sơ đồ, bạn thực hiện cách lắp bảng điện gia đình theo các bước dưới đây:
Bước 1: Vạch dấu cho các vị trí quan trọng
Đầu tiên, hãy bố trí các thiết bị trên bảng điện sao cho hợp lý nhất theo như sơ hồ đã vẽ. Khi đã xác định được vị trí của từng thiết bị, bạn lấy bút vạch dấu cho những lỗ khoan cần sử dụng.
Bước 2: Khoan lỗ cho bảng điện dân dụng
Sử dụng một chiếc máy khoan và chọn mũi khoan thích hợp để khoan lỗ hiệu quả trên bảng điện. Các lỗ khoan này sẽ dùng để luồn dây và ốc vít. Bạn chỉ cần dựa theo các vị trí đã được đánh dấu trước đó để thực hiện khoan lỗ bắt vít. Lưu ý là khoan lỗ phải thẳng để thuận tiện cho việc luồn dây điện.
Bước 3: Nối dây mạch điện – Cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật
Dựa vào sơ đồ mạch điện đã vẽ, chúng ta sẽ tiến hành nối dây điện. Khi nối, bạn cần đảm bảo các các mối dây phải được chắc chắn, an toàn, đúng theo yêu cầu.
Bước 4: Lắp đặt thiết bị vào trên bảng điện
Quan sát trên sơ đồ và tiến hành lắp lần lượt các thiết bị điện như cầu chì, công tắc, ổ cắm… vào vị trí đã được định sẵn và đánh dấu. Nhờ là phải lắp thiết bị cẩn thận, chắc chắn, đúng nơi đúng vị trí để mang lại hiệu quả an toàn cao.
Có nhiều người sẽ lắp thiết bị bảng bảng điện trước sau đó mới nối dây dẫn hoặc ngược lại. Nhưng dù thực hiện bước nào trước thì điều đó cũng không ảnh hưởng đến chất lượng của bảng điện. Vì vậy, bạn có thể lắp thiết bị điện trước sau đó mới nối dây dẫn sau.
Bước 5: Kiểm tra lại mạch điện – Hoàn tất cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật
Sau khi đã hoàn thành đấu nối và lắp ráp bảng điện hoàn chỉnh. Bạn sẽ tiến hành cho nguồn điện chạy qua để kiểm tra cơ chế hoạt động.
Hướng dẫn cách lắp bảng điện dân dụng có một cầu chỉ
Bảng điện có một cầu chì là mẫu bảng điện khá phổ biến hiện nay. Nếu muốn thực hiện cách lắp bảng điện này đúng kỹ thuật, bạn cần thực hiện như sau:
Bước 1: Đấu dây pha vào cầu chì cùng một công tắc. Sau đó đấu một dây từ cầu chì vào ổ cắm một cách thích hợp nhất.
Bước 2: Đấu ba đường dây trung tính vào trong ổ cắm.
Bước 3: Đấu ba đường dây pha với hai chốt của công tắc còn lại. Lưu ý với hai công tắc này bạn nên dùng loại bóng đèn huỳnh quang đãng và dây tóc.
Bước 4: Đấu dây với cầu chỉ để cấp điện cho mạch điện.
Kết luận
Vừa rồi là các hướng dẫn về cách lắp bảng điện dân dụng đúng kỹ thuật để bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ nắm được thông tin chính xác và thực hiện cách lắp mạch điện, bảng điện dân dụng thành công. Nếu cần mua thiết bị đo điện để kiểm tra bảng điện sau khi lắp, vui lòng liên hệ với TKTech qua hotline bên dưới. TKTech là địa chi chuyên cung cấp các thiết bị đo điện chính hãng như ampe kìm, đồng hồ vạn năng của các thương hiệu lớn. Liên hệ ngay để được nhân viên hỗ trợ tư vấn giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của mình nhé!