Transistor là một linh kiện điện tử đóng vai trò quan trọng trong mạch điện, tuy nhiên nếu không được kiểm tra thường xuyên, chúng có thể bị hỏng và gây ra sự cố cho tất cả hệ thống. Vì vậy, bạn cần biết cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng để đảm bảo linh kiện này luôn hoạt động ổn định. Hôm nay, TKTECH sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện thông qua bài viết này.
Transistor là gì?
Transistor là loại linh kiện bán dẫn chủ động, được tạo bởi hai lớp bán dẫn điện. Nếu để lớp bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn dương, nó sẽ tạo nên một PNP Transistor. Còn nếu ghép bán dẫn dương nằm giữa hai bán dẫn âm thì sẽ tạo thành một NPN Transistor.
Transistor hoạt động khi có tín hiệu yếu được đưa vào mạch điện thấp của bóng bán dẫn. Do đó, nó có khả năng truyền tín hiệu mạch điện trở cao. Hiện nay, linh kiện Transistor bao gồm 3 loại chính: Transistor lưỡng cực (BJT), transistor mối đơn cực (UJT), transistor hiệu ứng trường (FET, MOSFET). Chúng được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng như: tạo dao động, mạch khuếch đại, làm công tắc, điều khiển tín hiệu…
Vì sao Transistor lại hỏng? Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho linh kiện này bị hư hỏng. Ví dụ như: Do nhiệt độ, độ ẩm, nguồn điện áp tăng cao đột ngột, chất lượng linh kiện không đảm bảo… Lúc này, bạn cần tìm hiểu về cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng để xác định nguyên nhân và tìm ra phương án sửa chữa hiệu quả nhất.
Cách xác định chân Transistor bằng đồng hồ vạn năng
Chỉ cần một dụng cụ đo điện là đồng hồ vạn năng, bạn có thể dễ dàng nắm được cách xác định chân Transistor PNP cũng như để biết các chân B, C, E của linh kiện này.
Cách xác định chân Transistor PNP
Sau đây là các bước đơn giản để xác định được chân PNP:
Bước 1: Di chuyển núm vặn trên đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở, dải đo x1Ohm.
Bước 2: Thực hiện đo 3 cặp chân của Transistor một cách ngẫu nhiên, sau đó tiến hành đảo chiều que đo.
Bước 3: Nếu 2 trong 3 cặp chân có giá trị bằng nhau, có 1 chân chung thì đó chính là chân B của Transistor. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Transistor loại NPN khi que đen của đồng hồ vạn năng đặt ở chân B, que đỏ đặt ở hai chân còn lại của Transistor (hai cặp chân này có giá trị như nhau).
– Transistor loại PNP khi chân chung xác định được là que đỏ.
Cách xác định chân C, E của Transistor
Để nhận biết được hai chân còn lại của linh kiện này, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Di chuyển núm vặn của đồng hồ vạn năng đến thang đo điện trở 10x.
Bước 2: Tiến hành đo hai chân còn lại của Transistor và đảo chiều que đo. Nếu kim chỉ thị hiển thị giá trị Ohm thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Transistor loại NPN thì que đỏ sẽ thuộc chân C, que đen là chân E
– Transistor loại PNP khi que đen nằm ở chân C, que đỏ nằm ở chân E
Cách kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng chi tiết
Transistor là sự kết hợp giữa hai diode ghép lại với nhau. Chính vì vậy, cách đo Transistor trong mạch chính là cách bạn thực hiện cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng.
Nếu bạn sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số để kiểm tra Transistor sống hay chết thì cần sử dụng thang đo Diode. Còn nếu sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim thì cần đưa về thang đo x10K.
Thao tác cách kiểm tra Transistor NPN và PNP như sau:
Bước 1: Sau khi đã xác định được Transistor có chiều thuận hay ngược, bạn hãy điều chỉnh núm vặn đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở X1Ω.
Bước 2: Tiến hành hai phép đo thuận vào chân Transistor (BE và BC), lúc này kim đồng hồ sẽ lên.
Bước 3: Tiến hành hai phép đo ngược vào chân Transistor (BE và BC), lúc này kim đồng hồ sẽ lên.
Bước 4: Tiến hành đo chân C và E của Transistor thì kết quả là kim không lên. Lúc này bạn có thể kết luật Transistor của thiết bị điện vẫn còn hoạt động tốt.
- Nếu kết quả đo được trái với những gì xảy ra ở trên, chứng tỏ linh kiện này đã hỏng hoặc cặp sự cố. Cụ thể:
- Nếu đo các chân B – E hoặc từ B – C thuận chiều nhưng kim đồng hồ không lên, nghĩa là Transistor đã bị đứa BE hoặc BC.
- Nếu đo từ chân B – E hoặc từ B – C kim lên cả hai chiều thì Transistor bị chập hoặc rò chân BE/BC.
- Nếu đo giữa hai chân C và E và thấy kim lên thì tức là bị chập CE.
Đồng hồ vạn năng đo Transistor hiệu quả nhất
Để thực hiện cách xác định Transistor sống hay chết chính xác, hiệu quả nhất thì bạn cần chọn được loại đồng hồ vạn năng phù hợp, có chức năng kiểm tra diode. Sau đây là một số gợi ý sản phẩm chất lượng mà bạn nên tham khảo:
– Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281: Bạn có thể sử dụng thiết bị đo điện để thực hiện đo và kiểm tra transistor sống hay chết ở mức 0,15 V ~ 3 V.
– Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253: Model này có thể hỗ trợ bạn kiểm tra transistor tối đa 5.0 V, dòng điện đo tối đa 0.5 mA.
– Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061: Là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại Nhật Bản, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế IEC 61010-1 CAT IV 600V, CAT III 1000V. Ngoài các chức năng đo điện, máy có thể kiểm tra diode 2.4V.
– Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA: Nếu bạn đang cần tìm một thiết bị để thực hiện cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng thì đây là một sự lựa chọn tốt. Máy có chức năng kiểm tra diode 2 V ± 3.0% rdg ± 5 dgt.
Các lưu ý khi kiểm tra linh kiện Transistor
Khi thực hiện thao tác cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn dải đo phù hợp
Trước khi tiến hành kiểm tra, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn đúng dải đo trên đồng hồ vạn năng. Việc chọn sai dải đo có thể làm hỏng đồng hồ vạn năng hoặc cho kết quả không chính xác.
Kiểm tra transistor nhanh chóng
Trong quá trình kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng, hãy giữ thời gian kiểm tra ngắn gọn để tránh làm nóng linh kiện. Nhiệt độ cao có thể làm hỏng transistor và dẫn đến kết quả không chính xác.
Kiểm tra transistor ngoài mạch: Hãy tháo nó ra khỏi mạch điện để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác. Trong mạch điện, có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Kiểm tra từng loại transistor: Mỗi loại transistor (NPN, PNP) có cách kiểm tra riêng biệt. Hãy đọc kỹ bảng dữ liệu hoặc tài liệu hướng dẫn để kiểm tra đúng cách cho từng loại transistor.
Đảm bảo an toàn
Luôn đảm bảo an toàn cho bản thân khi thực hiện kiểm tra transistor. Sử dụng dụng cụ bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp với các chân dẫn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng. Việc kiểm tra transistor đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo chúng hoạt động đúng và ổn định trong mạch điện. Nếu cần mua đồng hồ vạn năng đo transistor, hãy liên hệ TKTECH để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng CHUẨN nhất
Cách kiểm tra SCR bằng đồng hồ vạn năng NHANH CHÓNG
Cách kiểm tra ắc quy bằng đồng hồ vạn năng ĐƠN GIẢN nhất