Cầu chì là một bộ phận quan trọng bể bảo vệ thiết bị và bảo vệ mạch điện rất hiệu quả. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, cầu chì có thể gặp sự cố hỏng hóc và cần phải tiến hành kiểm tra cầu chì. Vậy cách kiểm tra cầu chì như thế nào? Hiện nay, thông dụng nhất là cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng. Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn ngay dưới đây để nắm rõ cách đo nhé!
Tại sao cần phải thực hiện đo, kiểm tra cầu chì?
Cầu chì chính là một trong các thiết bị đảm nhiệm chức năng bảo vệ mạch điện trước những sự cố quá tải, đoản mạch hoặc ngắt mạch điện. Một hệ thống mạch điện nếu có lắp đặt cầu chì sẽ giúp đảm bảo tốt cho việc phòng cách các sự cố cháy nổ… Bởi các nguyên nhân như dây điện bị hở, bị hư hỏng…, đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và người dùng.
Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài thì cầu chì cũng sẽ gặp phải một số lỗi hỏng hoặc bị chết. Do đó, nhiệm vụ kiểm tra, đo cầu chì theo định kỳ là rất cần thiết, giúp duy trì được khả năng hoạt động ổn định và tuổi thọ bền bỉ của nó.
Ngoài ra, việc kiểm tra, đo cầu chì là cách đơn giản nhất để bạn biết được tình trạng bên trong hệ thống điện của xe hơi, động cơ, máy móc tại gia đình mình. Nó sẽ giúp bạn nhận biết được các sự cố như còi tự tắt, đèn không sáng, ổ cắm không dùng được…
Vì thế nên bạn cần nắm được cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng để có được phương án giải quyết phù hợp nhất nếu có sự cố.
Cách đọc các thông số trên cầu chì
Trước khi tìm hiểu cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng, bạn cần biết cách đọc thông số cầu chì. Việc nắm được cách đọc thông số này sẽ giúp bạn biết được mỗi bộ phận có yêu cầu về dòng điện hay mức điện áp như nào… Để từ đó phục vụ công việc kiểm tra một cách tốt nhất.
– Un (V): là điện áp định mức
– In (A): là dòng điện định mức
– InF (A): dòng điện không nóng chảy quy ước
– IF (A) là dòng nóng chảy quy ước
– tf (s): thời gian tiền hồ quang, nghĩa khi thời gian dòng điện đủ lớn cho cầu chì đến khi có hồ quang
– ta (s): thời gian khi bắt đầu có hồ quang đến khi hồ quang tắt
– ttc (s): tổng thời gian tf + ta
– Dòng điện cửa: là các trị số của dòng điện có thể xác định thời gian tiền hồ quang của những loại cầu chì gG và M.
Việc biết đọc chính xác các thông số của cầu chì sẽ giúp bạn hiểu được những mức điện áp, dòng điện được phép đi qua cầu chì. Sau khi nắm được những cách đọc thông số cầu chì, bạn có thể tiến hành đo kiểm tra cầu chì sống hay chết.
Cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng như thế nào?
Cách để kiểm tra cầu chì sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng có ưu điểm là độ chính xác cao. Trước khi tiến hành đo cầu chì, bạn nên chọn những loại đồng hồ đo vạn năng chất lượng. Nhất là các dòng có khả năng đo điện trở để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Các bước đo kiểm cầu chì bằng đồng hồ VOM được thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối chân hai que đo với đồng hồ vạn năng: chân màu đen vào Jack chân Com, que màu đỏ vào chân đo điện áp (màu đỏ).
Bước 2: Chọn thang đo thông mạch trên đồng hồ vạn năng. Lấy hai đầu que đo tiếp xúc với hai cực của cầu chì theo nguyên tắc:
Que màu đỏ (cực +) chạm vào cực dương (+), que màu đen (cực âm) chạm vào cực (-) của cầu chì.
Bước 3: Nếu đồng hồ báo tiếng bíp có nghĩa là cầu chì vẫn thông mạch, nó còn sống và hoạt động tốt. Nếu không có tiếng bíp nghĩa là cầu chì đã bị hỏng.
Khi đó, bạn cần tiến hành kiểm tra cầu chì chi tiết hơn để xác định vị trí cũng như nguyên nhân bị hỏng. Sau đó, bạn có thể lên phương án sửa chữa hoặc thay mới cho thiết bị này.
Có thể bạn quan tâm
- Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết nhất
- Pin đồng hồ vạn năng có mấy loại? Cách thay pin sao cho đúng?
Hướng dẫn chi tiết cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng
Cả đồng hồ vạn năng số và kim đều có thể thực hiện đo cầu chì theo quy trình sau:
1. Tắt thiết bị và tháo cầu chì
Bạn tiến hành tắt các thiết bị, máy móc trong gia đình, xe… và tháo cầu chì ra. Cách tháo cầu chì rất đơn giản, bạn chỉ cần kéo thẳng ra khỏi khe cắm. Tuy nhiên, mỗi thiết bị sẽ có đặt cầu chì ở vị trí khác nhau, bạn cần linh hoạt để đưa cầu chì ra ngoài.
2. Kết nối với các dây dẫn
Trên thân đồng hồ vạn năng sẽ có 2 chân là chân COM và chân Ω. Dây dẫn màu đen cần được kết nối với chân COM. Dây dẫn màu đỏ sé nối với ổ cắm Ohms.
3. Chọn thang đo đúng
Ấn “ON” để khởi động đồng hồ vạn năng. Bạn di chuyển núm vặn đến phạm vi thấp nhất của thang đo Ohms. Thông thường ở thiết bị đo điện như đồng hồ vạn năng sẽ có 5 phạm vi Ohms gồm:
2M = 2.000.000 ohms (cài đặt điện trở cao nhất)
200k = 200.000 ohms
20k = 20.000 ohms
2k = 2.000 ohms
200 = 200 ohms (cài đặt điện trở thấp nhất).
4. Kiểm tra đồng hồ vạn năng đang hoạt động
Chạm 2 đầu kim loại của dây dẫn với nhau và giữ yên. Lúc này, màn hình đồng hồ vạn năng sẽ thay đổi để báo hiệu rằng có rất ít hoặc không có điện trở.
Khi tách 2 đầu kim loại ra, màn hình đồng hồ vạn năng sẽ trở về trạng thái kháng 100%.
5. Tiến hành cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng
Đặt cầu chì trên một bề mặt không dẫn điện như gỗ hoặc nhựa. Cho 2 đầu dây dẫn chạm vào các nắp kim loại ở mỗi đầu cầu chì. Vì không có cực tính nên bạn có thể sử dụng bất kỳ các dây dẫn nào cho nắp cầu chì. Đảm bảo tiếp xúc tốt bằng cách chạm vào bề mặt kim loại sạch trên mỗi nắp.
Khi dây dẫn được kết nối chắc chắn với cầu chì, số hiển thị trên đồng hồ vạn năng là kết quả bạn đo được. Nếu giá trị điện trở thấp (tương tự như kết quả của việc chạm 2 dây dẫn) tức là cầu chì còn dùng tốt. Nếu màn hình vẫn hiển thị trạng thái kháng 100% hoặc hiển thị OL tức là cầu chì bị nổ.
Lưu ý: Nếu muốn kiểm tra cầu chì trong mạch, hãy đảm bảo tắt nguồn và ngắt kết nối nguồn điện để tránh bị điện giật.
Khi đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng cần lưu ý gì?
Ngoài tìm việc hiểu được cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng. Bạn cũng cần nắm được những điểm cần lưu ý khi kiểm tra cầu chì. Điều này sẽ giúp cho quá trình kiểm tra được chính xác, đảm bảo an toàn hơn. Kiểm tra cầu chì lưu ý một vài điểm sau:
– Luôn ngắt nguồn điện trước khi tiến hành tháo cầu chì
– Trang bị đồ bảo hộ như găng tay cách điện, bút thử điện
– Nắm được những cách kiểm tra cầu chì chính xác
– Trong quá trình sửa hoặc thay mới, cần đảm bảo cầu chì có thông số phù hợp với định mức điện trong mạch.
– Lắp cầu chì cần chính xác, đảm bảo an toàn.
Đồng hồ VOM nào thực hiện kiểm tra đo cầu chì tốt
Bạn có thể tham khảo những sản phẩm đồng hồ đo chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Hioki, Kyoritsu, Fluke… Đây đều là những hãng nổi tiếng chuyên cung cấp các sản phẩm đồng hồ đo điện uy tín. Các thiết bị của họ sẽ giúp bạn có được cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng chính xác, hiệu quả tốt nhất.
- Bạn có thể tham khảo một số những sản phẩm đồng hồ vạn năng được ưa chuộng hiện nay như:
- Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256, Hioki 3030-10
- Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
- Đồng hồ vạn năng Fluke 17B+
- Đồng hồ vạn năng kim Sanwa YX-360TR
- Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800a
Để biết chi tiết chức năng và thông số kỹ thuật của các dòng đồng hồ VOM này, truy cập ngay website TKTech để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
Trên đây là cách đo cầu chì bằng đồng hồ vạn năng dễ hiểu và dễ thực hiện. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Nếu có nhu cầu tìm mua đồng hồ vạn năng, hãy liên hệ qua hotline phía dưới để TKTech hỗ trợ tư vấn cho bạn 1 sản phẩm phù hợp nhất. Chúng tôi cam kết bán hàng Chính hãng – Chất lượng tốt, Bảo hành cao, Giá cả rẻ nhất thị trường.