Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết nhất

Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo điện đã quá quen thuộc trong ngành điện, điện tử. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sẽ có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo trên vạn năng kế. Lúc này hoạt động cần thiết nhất là đưa máy đi hiệu chuẩn để đảm bảo thiết bị hoạt động được chính xác. Vậy nên hôm nay, TKTech sẽ giới thiệu tới bạn quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết để tham khảo.

Co-nen-hieu-chuan-dong-ho-van-nang-hay-khong
Có nên hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng hay không

Vì sao cần phải hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng?

Với tầm quan trọng cũng như tần số sử dụng vạn năng kế cho việc kiểm tra, sửa chữa thiết bị… hay giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra liên tục… thì rất dễ làm giảm đi sự chính xác trong quá trình làm việc của đồng hồ vạn năng. Do đó, việc hiệu chuẩn thiết bị này là một điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp đảm đảo được sự ổn định và chính xác cho các hoạt động mà vạn năng kế thực hiện.

Vậy bao lâu thì nên hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng một lần?

Thông thường, thời hạn đặt ra cho hoạt động động hiệu chuẩn thiết bị đo điện này là 1 năm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng mức thời hạn chuẩn này. Tùy theo tần suất sử dụng và các tác động bên ngoài mà đồng hồ vạn năng sẽ giảm dần tính chính xác.

Vì vậy, người dùng có thể vừa định kỳ đưa thiết bị đi hiệu chuẩn kết hợp với quan sát tình trạng hoạt động của nó để kịp thời đưa máy đi hiệu chuẩn. Như vậy sẽ giúp thiết bị có thể hoạt động với tình trạng ổn định và chính xác. Mục đích cuối cùng là để giúp đồng hồ vạn năng có thể hoạt động với tình trạng ổn định và chính xác. Đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu về kiểm tra sửa chữa các thiết bị điện, cũng như đảm bảo chất lượng sản xuất.

Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết

Hieu-chuan-Multimeter-dong-ho-do-dien-da-nang
Hiệu chuẩn MultiMeter – Đồng hồ đo điện đa năng

* Các phép hiệu chuẩn sẽ thực hiện trên đồng hồ vạn năng bao gồm:

– Kiểm tra bên ngoài

– Kiểm tra kĩ thuật

– Kiểm tra nguồn nuôi

– Kiểm tra đo lường

– Yêu cầu chung

– Xác định giá trị đo

– Xác định sai số cho phép.

* Phương tiện hiệu chuẩn bao gồm:

– Nguồn chuẩn tạo điện áp, dòng điện một chiều và xoay chiều.

– Nguồn chuẩn tạo điện trở, hộp điện trở chuẩn.

– Nguồn chuẩn tạo điện dung

– Đồng hồ vạn năng tham chiếu

* Về điều kiện để thực hiện quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng như sau:

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, bạn phải đảm bảo được các điều kiện:

Về môi trường hiệu chuẩn:

– Địa điểm hiệu chuẩn phải đủ sáng, xa các nguồn sinh nhiệt, xa các nguồn sinh gió, không bị rung động.

– Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn: Nhiệt độ: (23 ± 5) ºC và Độ ẩm: (40 ÷ 80) %RH.

Về chuẩn bị hiệu chuẩn:

Bạn cần đặt thiết bị đo (TBĐ) cùng môi trường với thiết bị chuẩn không ít hơn 8 giờ. Đồng thời phải làm nóng máy 30 trước khi tiến hành quy trình hiệu chuẩn.

>> Bài viết cùng chủ đề

Các bước tiến hành quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng

Quá trình hiệu chuẩn vạn năng kế sẽ bao gồm các thao tác: Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra đo lường.

Cac-buoc-tien-hanh-hieu-chuan-dong-ho-van-nang
Các bước tiến hành hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng

– Kiểm tra bên ngoài: tiến hành kiểm tra ngoại quan thiết bị để đảm bảo trên TBĐ có các thông tin sau đây: tên gọi hoặc logo của nhà sản xuất, ký hiệu đơn vị đo, ký hiệu các cực đo, số sản xuất. Các cực nối của thiết bị phải chắc chắn, nguyên vẹn và hoạt động tốt. Các chỉ thị phải hoạt động bình thường, sáng đều, không bị mất nét, tinh thể lỏng không bị tràn ra.

– Kiểm tra kỹ thuật: tiến hành kiểm tra nguồn cấp cho TBĐ, kiểm tra điện trở cách điện, kiểm tra độ bền cách điện.

– Kiểm tra đo lường: bao gồm 4 thao tác như sau:

1. Yêu cầu chung

Chỉnh 0 của chỉ thị (nếu có)

Đưa TBĐ về chế độ hiệu chuẩn (nếu có)

Xác định giá trị đo cho tất cả các đại lượng

Xác định ít nhất một điểm có giá trị nằm trong khoảng từ 60%~ 100% phạm vi đo.

2. Xác định giá trị đo – Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng 

Dựa theo hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật của thiết bị đo, tiến hành kết nối dây tín hiệu đo giữa thiết bị chuẩn và thiết bị đo theo đúng từng chức năng đo, dải đo. Lần lượt thực hiện các bước hiệu chuẩn bên dưới.

* Hiệu chuẩn điện áp một chiều

Đối với TBĐ hiển thị 5 số và 5 ½ số thì bạn phải hiệu chuẩn ở cả 2 giá trị âm và dương. Còn các TBĐ còn lại thì chỉ cần hiệu chuẩn ở giá trị ương.

* Hiệu chuẩn điệp áp xoay chiều

Mỗi phạm vi đo phải hiệu chuẩn ở một tần số nằm trong mỗi băng tần đã cho.

* Hiệu chuẩn dòng điện một chiều/xoay chiều

Đối với dòng điện một chiều thì bạn chỉ cần hiệu chuẩn ở giá trị dương. Còn đối với dòng điện xoay chiều thì phải hiệu chuẩn ít nhất ở một tần số hoặc ở 50 Hz hoặc 1kHz.

Quy-trinh-hieu-chuan-dong-ho-van-nang-chi-tiet-nhat
Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết nhất

* Hiệu chuẩn điện trở

Nếu TBĐ có chức năng chỉnh 0 hoặc bù điện trở dây thì phải thực hiện các bước này trước khi hiệu chuẩn điện trở.

* Hiệu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng

TBĐ có thể được hiệu chuẩn ở đại lượng, phạm vi cũng như tần số phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

3. Xác định sai số cho phép

Sai số cho phép được tính toán từ thông số kỹ thuật của mỗi hãng sản xuất, được cho dưới dạng sau:

δ= % số đọc + digit

δ= % số đọc + % Phạm vi đo

δ= % số đọc + đơn vị đo

4. Điều chỉnh – Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng 

Trong trường hợp kết quả đo của TBĐ vượt quá dung sai cho phép, có thể tiến hành điều chỉnh lại giá trị đo của TBĐ. Việc này tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật của TBĐ (có cơ cấu chỉnh hay không). Phải có tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất và thậm chí là mật khẩu, phần mềm chuyên dụng thì mới điều chỉnh được.

Trên đây là thông tin về quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết để bạn tham khảo. Bạn nên chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn chất lượng, uy tín để thực hiện nhiệm vụ này. Như vậy mới có thể yên tâm về chất lượng hiệu chuẩn kiểm định cho thiết bị, máy móc và hệ thống những dịch vụ đi kèm.

Bài viết liên quan
y nghia cac thong so tren binh ac quy 4
Trên bình ắc quy được nhà sản xuất ghi chú hầu như đầy đủ thông tin từ điện áp, dung lượng, dòng khởi động, thông số kích thước ắc quy, các hướng dẫn, cảnh báo khi sử dụng bình, năm sản xuất ắc quy… Việc đọc hiểu các thông số…
noi tro ac quy la gi
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp điện, kỹ thuật viên ô tô hay nhân viên hệ thống lưu trữ năng lượng, cụm từ “nội trở ắc quy 12V 200Ah” không còn xa lạ. Trong thế giới của năng lượng di động và lưu trữ, chỉ…
doi don vi
Trong lĩnh vực đo lường, đơn vị NTU và mg/l là hai đơn vị phổ biến được sử dụng để đo lường độ đục của nước. Độ đục là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hiện diện của các hạt rắn, vi khuẩn hoặc chất hữu cơ…
tieu chua do duc cua nuoc
Có rất nhiều chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trong nước theo các cấp độ quan sát khác nhau. Trong đó, độ đục của nước là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nước có đảm bảo hay bị ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *