Máy móc và các loại động cơ chuyển động quay góp mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện nay. Vậy để đo và kiểm soát tốc độ của máy móc, thiết bị bằng cách nào? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM phổ biến nhất hiện nay.
Động cơ RPM là gì?
RPM là viết tắt của “Revolutions Per Minute” (vòng/phút), nghĩa là số vòng quay của một động cơ trong một đơn vị thời gian là phút. RPM thường được sử dụng để đo tốc độ quay của động cơ, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến ô tô, máy móc công nghiệp, máy bay, động cơ điện…
Thông thường, một động cơ sẽ có một mức RPM cố định hoặc một khoảng RPM hoạt động để hoạt động hiệu quả. Việc giữ RPM ở mức đúng đắn quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của động cơ. Đối với ô tô, RPM thường được theo dõi thông qua bảng đồ tốc độ (tachometer) trên bảng điều khiển để tài xế biết được tốc độ quay hiện tại của động cơ.
Các phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM chi tiết
Hiện nay, để đo tốc độ vòng quay của các động cơ RPM, người ta thường sẽ sử dụng 3 phương pháp sau đây:
Phương pháp đo tiếp xúc
Đây là phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM lâu đời nhất. Tốc độ vòng quay của vật cần đo sẽ được cảm biến chuyển đổi thành tín hiệu điện. Sau đó tín hiệu này sẽ được thiết bị phân tích và đưa lên màn hình hiển thị.
Phương pháp đo tốc độ vòng quay dạng tiếp xúc vẫn được sử dụng thường xuyên hiện nay. Tuy nhiên, nó chủ yếu được ứng dụng cho những vật có vật tốc quay thấp (khoảng từ 20 rpm đến 20.000 rpm). Bởi nhiều nhược điểm như:
– Tốc độ quay của tải phụ thuộc rất nhiều vào lực tiếp xúc.
– Không thể sử dụng phương pháp đo tiếp xúc để đo cho những vật có kích thước nhỏ
– Nếu như tốc độ vòng quay quá lớn cảm biến sẽ bị trượt ra ngoài.
Phương pháp đo không tiếp xúc (Đo RPM bằng phản quang)
Đối với phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM này, tốc độ vòng quay sẽ được đo bằng cách đo lường thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo. Thiết bị sẽ phát ra một chùm tia hồng ngoại, chùm tia ánh sáng này sẽ bị phản xạ lại tại vật cần đo bởi tấm phản quang được dán trên vật cần đo. Tuy nhiên, phải chú ý rằng khoảng cách lớn nhất giữa tấm phản quang và thiết bị đo không vượt quá 350 mm.
Phương pháp đo RPM bằng phản quang cao cấp hơn so với cách đo tiếp xúc nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể dán được tấm phản quang lên trên vật cần đo. Bên cạnh đó, dải đo cho phép của nó chỉ từ 20 rpm đến 100.000 rpm.
>> Xem thêm
- Kéo Dài Tuổi Thọ Cho Máy Đo PH Đất Được Bền Lâu
- Tầm quan trọng của độ pH đất trong trồng trọt bạn cần biết
Phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM sử dụng tần số chớp
Cách hoạt động của phương pháp này là dựa vào nguyên lý của tần số chớp, các vật thể sẽ đứng yên trong mắt người quan sát khi tần số chớp tốc độ cao đồng bộ với sự di chuyển của vật. Nó có những đặc tính nổi bật hơn so với các phương pháp đo khác là:
– Phương pháp đo RPM sử dụng tần số chớp có thể đo được cho những vật rất nhỏ. Đồng thời nó có thể đo được ở những nơi ta không chạm đến được.
– Không cần thiết phải dán tấm phản quang lên vật cần đo. Ví dụ như ta không cần thiết phải dừng lại quy trình sản xuất.
– Dải đo: 30 rpm đến 20.000 rpm.
– Ngoài ra, phương pháp đo này không chỉ đo được RPM mà nó còn có thể đo rung và theo dõi chuyển động. Ví dụ như: các màng rung, màng loa… Một số thiết bị nhắm mục tiêu laser còn có thể trả chỉ số đo lường nhanh chóng trong phạm vi 2,5 đến 99,999 vòng mỗi phút. Trong đó, khoảng cách đo từ 2 – 20 inch và độ chính xác dao động 0,05%.
Nhật xét về các phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM
Mỗi các đo đo tốc độ động cơ RPM có ưu điểm và hạn chế riêng, và sự lựa chọn phụ thuộc vào yêu cầu ứng dụng cụ thể và môi trường hoạt động của động cơ.
Đối với độ chính xác cao và ứng dụng công nghiệp, phương pháp pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM được sử dụng nhiều nhất là phản quang và tần số chớp. Chúng được trang bị trên các dòng máy đo tốc độ vòng quay, máy đo tốc độ động cơ chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng.
Tìm hiểu về máy đo tốc độ vòng quay
Máy đo tốc độ vòng quay hay còn được gọi là máy đo Rpm, máy đo vòng tua. Đây là thiết bị dùng để đo tốc độ vòng quay cho các loại động cơ, trục của động cơ hay tốc độ vòng quay của vòng bi. Các loại máy đo tốc độ vòng quay thường được thiết kế dưới dạng cầm tay để có thể đo được nhiều loại động cơ và thiết bị máy móc.
Máy đo tốc độ vòng quay được sử dụng để kiểm tra và đánh giá chất lượng máy móc thông qua đo tốc độ vòng quay. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra những thay đổi để hoàn thiện sản phẩm hoặc phương pháp sửa chữa máy móc hoặc thiết bị động cơ.
Hướng dẫn chọn thiết bị đo RPM tốt nhất
– Xác định vật thể hoặc động cơ cần đo RPM: Bạn là thợ sửa chữa cơ điện cần đo tốc độ của quạt máy, motor… có tốc độ quay vừa phải? Bạn làm công việc bảo trì, bảo dưỡng nhà máy có sử dụng băng tải, băng chuyền…? Bạn là thợ sửa chữa ô tô, xe máy cần đo vòng quay của động cơ xe…
– Chọn thiết bị đo có phương pháp đo phù hợp với công việc cần đo, độ chính xác theo yêu cầu.
– Chọn thiết bị đo RPM có mức giá phù hợp với nhu cầu tài chính.
– Chọn thiết bị đo RPM có thương hiệu phổ biến, uy tín trên thị trường.
Nếu bạn quan tâm về thiết bị này, hãy liên hệ ngay TKTECH để được tư vấn chi tiết và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé! Đây là đơn vị chuyên cung cấp các dòng máy đo RPM chất lượng của các hãng uy tín như: Extech, Fluke, Huatec, Amprobe, Prova…
Kết luận
Trên đây là những thông tin về các phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM cho bạn đọc tham khảo. Nếu có câu hỏi nào về chủ đề này, hãy để lại bình luận ở bên dưới hoặc gọi qua hotline để được tư vấn nhé!