Con người chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống một vài ngày. Nhưng chắc chắn không thể nhịn thở quá 5 phút vì oxy là nhân tố quan trọng và quyết định sự sống cho con người. Hiện nay, tình trạng nồng độ oxy trong máu của nhiều người bị tăng giảm đột ngột làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn như hiện nay. Bởi vậy nên bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà để áp dụng.
Nồng độ oxy trong máu (SpO2) là gì?
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Nó quyết định màu đỏ của hồng cầu.
Đối với người bình thường, chỉ số nồng độ oxy trong máu dao động khoảng từ 95 – 100%. Nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 95%, chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng máu thiếu oxy. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề về hô hấp của người bệnh, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vậy nên cần phải chủ động theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên.
Nó ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
Một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất và xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân dương tính với Covid-19 đó chính là nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột. Điều đó đã dẫn đến việc họ phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng cảnh báo nồng độ oxy trong máu giảm: khó thở, đau đầu, chóng mặt, khó chịu, bồn chồn, nhịp tim không đều, đau ngực, tăng huyết áp… Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng thông báo với đội ngũ y tế, có phương án xử lý kịp thời.
Lưu ý 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
Chỉ số oxy hóa máu tốt là rất cần thiết vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu có các triệu chứng giảm chỉ số SpO2, bạn cần:
Nằm nghỉ ở tư thế nằm sấp
Nằm sấp là phương án tốt nhất giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu. Người bệnh có thể nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái hoặc ngồi nghiêng một góc 90 độ và tập thở… Biện pháp này đã được khoa học chứng minh và được nhiều bác sĩ khuyên nên áp dụng tại nhà.
Nếu gặp tình huống chỉ số SpO2 giảm đột ngột, trước tiên bạn hãy nằm nghỉ ở tư thế nằm sấp. Dùng một chiếc gối kê để nâng cao phần ngực. Cũng có thể kê thêm gối ở dưới cổ và bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi người bệnh nhận thấy mức SpO2 giảm, nên giữ nguyên tư thế nằm sấp trong ít nhất hai đến ba giờ. Điều này sẽ cải thiện thông khí trong phổi và mức độ bão hòa oxy sẽ bắt đầu cải thiện.
Bổ sung chất chống oxy hóa trong chế độ ăn – 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
Những loại thực phẩm có chứa chất oxy hóa sẽ giúp cơ thể chúng ta sử dụng oxy hiệu quả hơn. Từ đó giúp cải thiện được nồng độ ô oxy trong máu. Ví dụ như những loại quả mọng (quả việt quất, nam việt quất, dâu tây, quả mâm xôi…). Hoặc các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 và omega-6. Đây là những chất có có tác dụng làm tăng khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin trong máu. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh, táo, các loại đậu, cá, thịt gia cầm… cũng giúp tăng cường các tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp cải thiện SpO2.
Tập hít thở sâu và chậm
Bài này nãy cũng có thể giúp bạn gia tăng được nồng độ oxy ở trong máu. Việc hít thở sử dụng cơ hoành chứ không phải lồng ngực sẽ giúp hít được không khí vào người nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ nhận được nhiều oxy hơn. Ngoài ra, người bệnh nên thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.
Uống đủ nước – 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
Nước là chất lỏng cần thiết cho quá trình oxy hóa máu. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho phổi sẽ giúp cải thiện được khả năng cung cấp oxy. Đồng thời đào thải khí carbon dioxide, mức độ bão hòa oxy của cơ thể được cải thiện. Chính vì vậy nên hãy nhớ uống đủ nước (2-3 lít nước/ngày) để duy trì nồng độ SpO2 ở mức ổn định! Như thế có thể cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu lên đến 5%. Không chỉ thế, việc uống nhiều nước cũng giúp điều hòa thân nhiệt, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Tập thể dục tại nhà mỗi ngày
Cách hiệu quả nhất để tăng lượng oxy cho cơ thể đó là tập thể dụng hàng ngày. Việc tập luyện những bài thể dục đơn giản, thích hợp là một chất xúc tác cho hoạt động trao đổi chất. Mà nó còn giúp giảm các vấn đề về hô hấp, tăng sức bền và khả năng miễn dịch. Các tế bào của cơ thể thu nhận và sử dụng oxy có sẵn tốt hơn và cải thiện mức được độ bão hòa oxy trong máu.
Bạn nên chọn tập các bài tập nhẹ nhàng như erobic, đi bộ, đạp xe (tại chỗ)… Nếu bạn đang kiệt sức, đừng lo lắng. Hãy nghỉ giải lao và thực hiện các bài tập từ năm đến sáu phút đều đặn. Tập chạy nước rút, tập ngắt quãng là phương pháp tập luyện được khuyến khích nhất để tăng mức oxy.
Hướng dẫn cách đo Spo2 tại nhà đúng cách
Đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện được tình trạng oxy trong máu giảm hay tăng. Máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm. Đó là nhịp mạch (pulse rate) và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2).
Thao tác sử dụng máy:
Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không. Nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy).
Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài. Để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.
Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.
Cách đọc kết quả – 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
– Chỉ số Nồng độ oxy trong máu (SpO2) sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%.
– Chỉ số Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút. Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).
Tìm hiểu về máy tạo oxy – 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
Ngoài ra, nếu có điều kiện, gia đình có thể mua máy tạo oxy để sử dụng trong nhà. Thiết bị này sẽ cung cấp khí oxy được lấy từ không khí tự nhiên và truyền vào phổi người. Máy tạo oxy có khả năng lọc không khí tinh khiến tới hơn 90%. Người bệnh sẽ không cần phải kết hợp bình thở oxy thông thường nên sẽ rất tiện lợi. Đặc biệt tốt cho những bệnh nhân bị đột quỵ, bệnh suy tim, suy phổi hoặc liệt người… Hay các gia đình có người già, trẻ con bị các bệnh về hô hấp, tim mạch.
Để sử dụng máy tạo oxy hiệu quả, bạn nên kết hợp với thiết bị làm ẩm để tạo độ ẩm cho cơ thể. Bên cạnh đó, không nên đặt máy tại những nơi ẩm thấp hoặc gần lửa. Bạn chỉ nên đặt máy tạo oxy ở các vị trí khô thoáng và cao ráo.
Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích. Không chỉ có người bệnh mới nên áp dụng 5 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà. Mà tất cả chúng ta đều nên thực hiện để cải thiện sức khỏe tốt hơn!