Giải thích ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm
Nếu bạn mới mua một chiếc ampe kìm để sử dụng cho nhu cầu của mình thì việc tìm hiểu về ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm là điều cần thiết. Thông qua đó, bạn sẽ nắm được thông tin về các ký hiệu, phím chức năng trên ampe kìm để sử dụng đúng cách, mang lại kết quả đo chính xác nhất. Hãy cùng TKTECH tìm hiểu chi tiết về các thông số kỹ thuật này tại bài viết dưới đây.
Ampe kìm là gì?
Ampe kìm (Clamp Meter) là một thiết bị đo điện chuyên dụng, có khả năng đo dòng điện ở dài từ 100mA – 2000A một cách nhanh chóng và độ chính xác cao. Ngoài ra, ampe kìm còn được tích hợp nhiều tính năng của đồng hồ vạn năng. Ví dụ như: đo điện áp, điện trở, thông mạch, tần số.. Chính vì vậy, thiết bị này có thể hỗ trợ người dùng tối ưu trong các công việc kiểm tra, sửa chữa máy móc, thiết bị điện, linh kiện điện tử…
Các ký hiệu trên ampe kìm có ý nghĩa gì?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ampe kìm, mỗi thiết bị được tích hợp các chức năng đo khác nhau. Để biết cách sử dụng thì bạn cần nắm rõ ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm.
Đầu tiên, bạn có thể tham khảo chi tiết những ký hiệu thường có trên một chiếc đồng hồ kẹp dòng như sau:
Ký hiệu Ã: Đây là ký hiệu cho mức thang đo dòng điện xoay chiều khi dùng với gọng hàm kẹp.
Ký hiệu V ~: Ký hiệu này có nghĩa là thang đo điện áp xoay chiều (AC).
V–: Dấu gạch ngang có nghĩa là một chiều, khác với ký hiệu dấu ngã (~). Đây là ký hiệu được dùng khi đo điện áp một chiều DC.
V~: Đây là ký hiệu được dùng khi đo điện áp xoay chiều AC.
Ký hiệu Ω/– (3 vạch cong): Đây là ký hiệu chỉ thang đo thông mạch và điện trở.
Ngoài ra, đồng hồ ampe kìm còn có thêm một số ký hiệu khác trên thang đo như bên dưới đây. Bạn có thể đối chứng với các số được đánh dấu trên màn hình:
1: Đo điện áp xoay chiều
2: Đo điện áp xoay chiều, một chiều
3: Milivolt
4: Milivolt
5: Đo điện dung
6: Đo điện trở
7: Đo liên tục
8: Đo nhiệt độ
9: DC vi mạch
10: Tần số
11: Amps AC được đo bằng cuộn dây Rogowski (iFlex®)
12: Đo dòng điện một chiều và xoay chiều
13: Đo dòng điện một chiều
14: Đo dòng điện xoay chiều
Ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm
Tiếp theo khi tìm hiểu về ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm, bạn cũng cần nắm được ý nghĩa của từng phím chức năng. Tương tự như các ký hiệu thang đo, mỗi ampe kìm sẽ thường có các những phím tính năng khác nhau. Trước tiên, bạn có thể quan sát ảnh đã được đánh các số ký hiệu. Sau đó, bạn có thể đối chiếu với từng ý nghĩa dưới đây:
Phím Hold: Đây là phím thường có trên mọi ampe kìm, được dùng để giữ kết quả đo điện trên màn hình.
Phím Min/Max/Trung Bình: Đây là phím chức năng được dùng để hiển thị các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
Zero: Đây là phím chức năng loại bỏ bù DC khi thực hiện đo dòng điện một chiều.
Inrush: Phím dùng để đo và tính dòng khởi động.
Nút OFF: Đây là phím được dùng tắt nguồn ampe kìm.
Nút đèn: tắt bật đèn nền màn hình.
Ý nghĩa các ký hiệu trên màn hình của ampe kìm
Bên cạnh tìm hiểu những ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm, bạn cũng cần hiểu về ký hiệu các thông số được hiển thị trên màn hình. Nhờ vậy, bạn có thể biết được ampe kìm đang thực hiện đo chức năng gì, dùng tính năng nào. Cụ thể
- Dòng đầu vào đang đo.
- Nhiệt độ
- Chức năng giữ màn hình hiển thị Hold
- Chức năng đo điện áp von
- Chức năng đo dòng điện ampe
- Các ký hiệu chức năng đo: Điện dung, điện trở, ohms và kilo-ohms (Ω và kΩ), dòng điện AC/DC, tần số (Hz)
- Chức năng đếm số
- Tính năng báo pin yếu với màn hình điều khiển từ xa
- Tính năng báo pin yếu cho ampe kìm.
- Đồng hồ đang đo bằng hàm kẹp cảm biến.
- Tín hiệu RF được gửi đến màn hình từ xa
- Báo hiệu đo thông mạch
- Cảnh báo có điện áp nguy hiểm
- Phép đo được thực hiện bằng đầu dò linh hoạt
- Kết quả hiển thị theo tính năng Min/Max/trung bình được hiển thị
- Chế độ đo Min/Max đang hoạt động.
Lưu ý khi sử dụng ampe kìm để tránh sai sót
Bên cạnh việc tìm hiểu về ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm, người dùng cần lưu ý những điều sau để tránh sai sót và đảm bảo tính chính xác của các phép đo:
- Chọn chính xác chế độ đo phù hợp với loại dòng điện hoặc thông số mà mình đang đo. Việc chọn sai chế độ đo có thể dẫn đến kết quả không chính xác hoặc thiếu tin cậy.
- Xác định đúng dải đo với mức dòng điện, điện áp mình đang muốn đo. Nếu chọn sai dải đo có thể làm cho máy không thể đo được hoặc đo không chính xác.
- Kiểm tra giá trị zero của ampe kìm đã được hiệu chuẩn hoặc đặt lại. Điều này giúp loại bỏ sai số cơ bản và đảm bảo tính chính xác của kết quả.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng bạn đã chọn đúng đơn vị đo cho phép đo dòng điện, điện áp hoặc điện trở, để tránh hiểu nhầm kết quả.
- Khi cần thiết, sử dụng phím giữ liệu (HOLD) để giữ lại giá trị đo trên màn hình. Điều này giúp bạn ghi nhận kết quả mà không cần phải nhớ hoặc ghi lại ngay lập tức.
- Sau khi hoàn thành phép đo, hãy kiểm tra lại kết quả và so sánh với các giá trị mong đợi hoặc các thông số kỹ thuật để đảm bảo tính chính xác.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và hãy đọc kỹ trước khi sử dụng ampe kìm, đặc biệt là khi sử dụng các tính năng và phím chức năng mới.
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn sử dụng ampe kìm đúng cách, hiệu quả
Ampe kìm hãng nào tốt nhất trên thị trường hiện nay
Mua ampe kìm chính hãng, giá tốt ở đâu?
Trên thị trường hiện có rất nhiều địa chỉ cung cấp thiết bị đo điện, dụng cụ ampe kìm. Tuy nhiên, nếu muốn sở hữu được một chiếc đồng hồ kẹp dòng chất lượng cao, chính hãng với mức giá tốt nhất, hãy ghé tại cửa hàng TKTECH.
Đơn vị này có hơn 10 năm cung cấp sản phẩm thiết bị đo lường tại Việt Nam. Tất cả sản phẩm đều được cam kết chính hãng 100%, chế độ bảo hành theo quy định nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nhân viên sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về từng model để chọn được ampe kìm phù hợp nhất.
Trên đây là ý nghĩa các phím chức năng trên ampe kìm chi tiết, đơn giản và dễ hiểu nhất. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng thiết bị đo điện này một cách hiệu quả, chính xác hơn. Hãy gọi ngay đến hotline của TKTECH nếu bạn cần tư vấn chọn mua hay hướng dẫn cách sử dụng ampe kìm nhé!