Trong quy trình xây dựng hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng đều không thể thiếu tụ chống sét. Vậy tụ chống sét là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu loại linh kiện điện tử này. Đồng thời hướng dẫn bạn cách đo và đọc thông số tụ chống sét chính xác, hiệu quả nhất.
Tụ chống sét là gì?
Tụ chống sét (Varistor hoặc Metal Varistor Oxit MOV) là một loại điện trở đặc biệt. Nó được sử dụng để bảo vệ mạch điện chống lại sự đột biến điện áp cao trong khoản thời gian ngắn. Các xung cao áp và áp gai sẽ tấn công dây điện và phá hủy nguồn, các thiết bị điện. Khi đó, mỗi tụ chống sét được lắp vào mạch ngăn xung áp cao và xung áp gai để giảm thiểu hỏng các thiết bị điện.
Phân loại
Dựa vào vật liệu cấu tạo nên phần thân của tụ chống sét mà nó được chia thành 2 loại chính:
– Tụ chống sét Silicon Carbide: phần thân được làm bằng Silicon Carbide (SiC). Hiện nay, tụ này được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng năng lượng cao hoặc điện áp cao.
– Tụ chống sét oxit kim loại (MOV): phần thân được làm bằng oxit kim loại. Chủ yếu là hạt kẽm oxit chiếm 90%, 10% còn lại là oxit các kim loại khác (coban, bitsmuth và mangan). Tất cả được ép thành một khối. Sau đó khối này được kẹp giữa 2 tấm kim loại. 10% oxit kim loại của bismuth coban và mangan có tác dụng như một tác nhân liên kết các hạt oxit kẽm. Chúng có nhiệm vụ giúp giữ ổn định ở giữa hai tấm kim loại. Các chân đưa ra ngoài được nối với hai tấm kim loại. Bởi vì SiC có những hạn chế nên MOV được dùng phổ biến hơn.
Ký hiệu của tụ chống sét là gì?
Trên mạch điện, tụ chống sét thường được ký hiệu là: RV, MOV, RDV, VR… Nhìn bên ngoài thì các tụ này trông giống hệt các tụ gốm cao áp. Nhưng để phân biệt hai loại tụ này thì bạn cần nhớ là tụ điện được ký hiệu là C. Khác với các ký hiệu nêu trên.
Nguyên lý hoạt động của tụ chống sét là gì?
Tụ chống sét cũng có 2 chân khá giống với tụ gốm. Tụ được mắc song song với mạch điện cần bảo vệ và nối với 2 cực nguồn nguồn nuôi thông qua một cầu chì.
Khi ở mức điện áp cho phép, varistor có một trở kháng vô cùng lớn hàng Megạohm và cách điện hoàn toàn. Khi có sét đánh vào hoặc điện áp dâng cao thì đặc tính của tụ chống sét là sẽ dẫn điện hoàn toàn khi điện áp nguồn vào cao hơn giá trị sản xuất của nó.
Lúc đó dòng điện sẽ không đi qua mạch điện mà đi qua varistor làm ngắn mạch. Đồng thời cầu chì sẽ bị đứt và khi đó, ch điện sẽ không bị ảnh hưởng của nguồn điện. Nhờ vậy mà bảo vệ được an toàn khi áp dâng cao hoặc bị sét đánh. Muốn khôi phục lại mạch điện chỉ cần thay lại cầu chì và Varistor mới.
Chức năng của tụ chống sét là gì?
Giá trị điện trở của tụ chống sét sẽ thay đổi tự động theo điện áp. Trên tụ chống sét có 2 yếu tố bán dẫn có tác dụng bảo vệ quá áp trong mạch điện. Sự thay đổi điện áp làm thay thay đổi giá trị điện trở là do thành phần cấu tạo.
Trong điều kiện thường, điện trở của tụ chống sét rất cao. Nhưng khi điện áp kết nối được đẩy lên cao thì điện trở trong mạch ngay lập tức được đẩy xuống thấp. Các tụ chống sét lúc này đơn giản chỉ là thêm điện năng vào nguồn. Khi xung điện áp hoặc xung gai xuất hiện, tụ này sẽ làm ngắt mạch và bảo vệ cho các thiết bị. Chính vì thế mà tụ chống sét rất phù hợp để bảo vệ quá áp trong các loại mạch nhạy cảm.
Thời điểm điện áp xuống thấp cũng là lúc dòng điện xuống thấp. Bởi vì tại đó có điện trở rất cao. Khi điện áp đạt đến điện áp của tụ chống sét, dòng điện được đẩy lên cao rất nhanh (điện trở là rất thấp). Mạch được ngắt.
Lưu ý khi sử dụng tụ chống sét là gì?
Khi sử dụng Varistor, bạn cần quan tâm đến giá trị điện áp mà nó chịu đựng. Muốn bảo vệ thiết bị điện áp ăn nguồn bao nhiêu vôn thì sử dụng Varistor có giá trị điện áp chịu đựng cao hơn một chút so với điện áp nguồn nuôi thiết bị. Nếu cao hơn quá nhiều thì tính chất bảo vệ chống cắm nhầm điện hoặc bảo vệ quá áp không còn ý nghĩa nhiều.
Hướng dẫn cách đo tụ chống sét an toàn, chính xác
Việc kiểm tra tụ chống sét là điều quan trọng nhằm đảm bảo cho thiết bị luôn hoạt động ổn định để bảo vệ các thiết bị tốt nhất. Ngoải ra, kiểm tra Varistor cũng giúp bạn phát hiện các lỗi hỏng hóc trên thiết bị điện, mạch điện kịp thời. Sau đây là cách đo tụ chống sét chi tiết dành cho bạn:
Cách đo tụ chống sét bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Để đảm bảo an toàn, nhớ ngắt nguồn điện trước khi tiến hành kiểm tra tụ chống sét.
Bước 2: Dùng tua vít để tháo mạch điện, kiểm tra vị trí của tụ. Tụ thường có màu sắc nổi bật, kích thước nhỏ và được kết nối với cầu chì.
Sau đó kiểm tra xem tụ có bị hỏng hóc gì về ngoại hình không. Ví dụ như tụ bị cháy, có màu đen ở chân cắm, bị đứt gãy. Khi đó, bạn cần thay một tụ mới.
Bước 3: Nếu bên ngoài tụ không có vấn đề, bạn tiến hành tháo tụ ra. Lưu ý cần tháo nhẹ nhàng, tránh làm hỏng bo mạch.
Bước 4: Sử dụng đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở để đo tụ chống sét.
Bước 5: Chọn thang đo điện trở trong khoảng 1000 Ohms. Đặt đầu dò của đồng hồ đo vào hai chân của tụ chống sét.
Bước 6: Đọc kết quả được hiển thị trên màn hình. Với mức điện trở quá thấp sẽ cần thay thế tụ mới. Trong khi đó, nếu kết quả vô hạn thì tụ vẫn còn hoạt động tốt.
Bước 7: Hàn lại tụ vào mạch điện, lắp lại bộ phận và kiểm tra lại thiết bị.
Hướng dẫn cách đọc thông số tụ chống sét chính xác
Trên mỗi loại tụ điện chống sét sẽ có các thông số khác nhau. Mỗi thông số đó sẽ đại diện cho từng ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn muốn sử dụng tụ chống sét hiệu quả thì trước tiên cần phải nắm được cách đọc thông số tụ chống sét.
Thông số điện áp kẹp trên tụ chống sét là gì?
Đây là thông số đầu tiên và quan trọng nhất của tụ chống sét. Khi điện áp kẹp càng thấp thì tụ càng có khả năng bảo vệ tốt và ngược lại. Trên mỗi tụ, điện áp kẹp được ký hiệu K+ mức điện áp. Ví dụ, tụ điện chống sét có điện áp kẹp là 275V sẽ có ký hiệu trên thân tụ là K275.
Có thể bạn quan tâm
- Cách kiểm tra opto quang đơn giản chính xác
- Cách kiểm tra tăng phô điện tử bằng đồng hồ VOM nhanh và chính xác
Thông số đường kính của tụ chống sét là gì?
Đường kính của Varistor được ký hiệu là S. Ví dụ, tụ có đường kính là 20mm sẽ được ký hiệu là S20. Bạn cần nắm được thông số này để hi lắp trên mạch điện sẽ đảm bảo độ chính xác cao.
Kết luận: Cách đọc thông số tụ chống sét dựa trên các trị số được thể hiện trên thân tụ. Giá trị điện áp kẹp còn biểu đạt cho giá trị điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được. Khi mức điện áp vượt quá, tụ có thể sẽ bị nổ.
Giới thiệu một số đồng hồ vạn năng đo tụ chống sét hiệu quả
Sau khi đã biết tụ chống sét là gì? Cách đo và đọc thông số tụ chống sét như thế nào? Tiếp tục bài viết sẽ là một số mẫu đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở. Thiết bị sẽ giúp bạn kiểm tra tụ điện chống sét, tụ chống quá áp chính xác, an toàn và hiệu quả.
Bạn có thể dễ dàng chọn những thiết bị đến từ các hãng sản xuất uy tín và nổi tiếng hiện nay. Ví dụ như: đồng hồ vạn năng Hioki, Kyoritsu, Sanwa, Fluke… Đây đều là những thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị đo lường điện chất lượng, độ chính xác cao. Điển hình như: ampe kìm, đồng hồ megaohm, máy đo nội trở pin, máy đo điện trở đất, bút thử điện, đồng hồ chỉ thị pha…
Nếu đang cần đo tụ chống sét, bạn có thể sử dụng một trong số sản phẩm sau: Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256, Hioki DT4255, Kyoritsu 2012R, Sanwa PC700…
Mua đồng hồ vạn năng ở đâu tốt?
Tất cả những dòng đồng hồ vạn năng chất lượng của các hãng uy tín trên thế giới đều có tại TKTech. Đơn vị chuyên bán thiết bị đo điện chính hãng, bảo hành đầy đủ với mức giá cả hợp lý. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại website: https://tktech.vn/ hoặc liên hệ hotline bên dưới để được tư vấn.
Hy vọng qua đây, bạn vừa có thể nắm được khái niệm tụ chống sét là gì? Cách đo và đọc thông số tụ chống sét. Đồng thời biết thêm được các thiết bị đo điện chất lượng và địa chỉ cung cấp uy tín.