Đối với các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có lớp phủ bề mặt cần chú ý nhiều hơn đến các chỉ số về độ bóng và độ nhám. Do đó, việc tìm hiểu về máy đo độ bóng màng sơn là rất cần thiết. Nội dung của bài viết hôm nay chính là giúp bạn nắm rõ đặc biệt, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng và gợi ý những sản phẩm máy đo độ bóng này.
Máy đo độ bóng màng sơn là gì?
Máy đo độ bóng bề mặt màng sơn là thiết bị được dùng trong công nghiệp với các ứng dụng thiết thực. Nó giúp hỗ trợ người dùng nhanh chóng tính toán được các số liệu về độ bóng, độ nhám với độ chính xác cao.
Việc sử dụng thiết bị này để kiểm tra bề mặt vật liệu là rất quan trọng trước khi chúng ta hoàn thành một sản phẩm và đưa ra thị trường. Máy đo độ bóng màng sơn được thiết kế nhằm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đo lường đối với các ứng dụng về đo độ bóng. Vì thế nó được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như: Sơn và lớp phủ, kim loại, nhựa, vải, gốm sứ, gạch men…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy
Hiện nay, các loại máy đo độ bóng màng sơn đều có cấu tạo khá đơn giản với 3 bộ phận cơ bản chính đó là:
– Đầu đo: Nó được gắn liền trên thân máy, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật liệu.
– Thân máy: Bộ phận này có cảm biến bền trong là nơi nhận dữ liệu từ đầu dò, phân tích dữ liệu về độ bóng trên bề mặt.
– Màn hình: Được gắn trên thân máy để hiển thị kết quả đo được về mức độ bóng cho người dùng dễ dàng quan sát.
Ngoài ra, một số loại máy đo độ bóng bề mặt được thiết kế với đầu đo tách rời khỏi thân máy và kết nối với máy bằng sợi dây cáp.
Nguyên lý hoạt động:
Khi đặt máy đo độ bóng bề mặt lên vật liệu cần đo, ánh sáng được chiếu trên bề mặt vật liệu sẽ có sự phản xạ lại lên máy đo. Sự phản xạ của ánh sáng sẽ xác định được bề mặt có mức độ bóng là bao nhiêu.
Khi đó, máy đo độ bóng bề mặt phân tích và xác định góc phản xạ của ánh sáng để để đưa ra kết quả về độ bóng của vật liệu. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình của máy để người dùng có thể theo dõi và ghi số liệu thống kê.
Tiêu chí lựa chọn máy đo độ bóng màng sơn tốt
Phương pháp để đo độ bóng được mô tả trong ASTM, DIN và tiêu chuẩn ISO. Nếu bạn có thông tin về tiêu chuẩn này thì chỉ cần lựa chọn máy đo độ bóng phù hợp là xong. Ngoài ra, sự phản chiếu của ánh sáng sáng trên bề mặt cũng giúp xác định độ bóng bề mặt. Cường độ phản xạ phản chiếu còn phụ thuộc vào vật liệu và góc chiếu sáng, được đo trong điều kiện cụ thể.
Kết quả được thể hiện bằng đơn vị bóng hay còn gọi là Gloss Unit – GU. Đây là thước đo hiệu chỉnh dựa trên chỉ số khúc xạ của kính đen có độ phản xạ phản chiếu 100 đơn vị bóng (GU) ở góc cụ thể.
20°: Bề mặt bóng cao
60°: Bề mặt bóng vừa
85°: Bề mặt bóng thấp
Lưu ý: Máy đo độ bóng góc 60° thường được sử dụng nhiều nhất trong việc xác định độ bóng từ 10-70GU. Nếu độ bóng >70 GU thì nên chọn loại 20°, nếu <10 Gu thì chọn loại 85°.
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ bóng màng sơn
Dưới đây là những cách sử dụng máy đo độ bóng bề mặt.
Bước 1: Chuẩn bị máy đo, kiểm tra máy đo độ bóng. Người dùng cần xác định được vật liệu cần đo, yêu cầu về độ bóng.
Bước 2: Bạn khởi động máy bằng cách nhấn vào nút nguồn.
Bước 3: Tiến hành cài đặt lại dải đo, góc đo của máy phù hợp với vật liệu cần đo.
Bước 4: Bạn đặt đầu đo đến các vị trí cần đo để kết quả được hiển thị trên màn hình.
Bước 5: Đọc kết quả, ghi lại nếu muốn. Bạn có thể nhấn vào nút Hold để giữ kết quả đo và nhấn thêm lần nữa để máy trở về mặc định.
Top 3 máy đo độ bóng màng sơn bán chạy nhất 2024
Nếu bạn đang tìm kiếm dụng cụ tốt nhất để đo độ bóng đảm bảo cho kết quả chính xác, chất lượng và độ bền cao thì hãy tham khảo ngay các sản phẩm sau đây:
Máy đo độ bóng Elcometer 408
Elcometer 408 cung cấp công nghệ đo độ bóng mới nhất, cung cấp độ bóng chính xác, khói mù và phân biệt hình ảnh (DOI) trong một lần đọc. Các tính năng chính của máy đo độ bóng Elcometer 408 bao gồm:
– Đo nhanh và đồng thời giá trị độ bóng, sương mù, DOI, Rspec và RIQ
– Màn hình LCD sáng, dễ đọc với đèn nền tích hợp
– Góc ba (20/60/85°) cho độ chính xác và độ phân giải tối đa
– Kết nối Bluetooth hoặc USB tải xuống phần mềm quản lý dữ liệu ElcoMaster để phân tích tức thì
– Giao diện người dùng điều khiển menu dễ dàng trong nhiều ngôn ngữ
– Phân tích xu hướng trên bảng với các giá trị độ bóng và chất lượng hình ảnh (IQ)
Máy đo độ bóng màng sơn HGM-B60
Huatec HGM-B60 là thiết bị giúp xác định giá trị độ bóng của bề mặt vật liệu phủ. Ngoài chức năng đo độ bóng, thiết bị còn có thể xác định các chỉ tiêu của bề mặt lớp phủ như: độ mờ, độ sắc nét… Vậy nên máy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp (đo lường độ bóng của sơn và độ bóng bề mặt kính trên ô tô, thiết bị điện tử…), Kiến trúc (đo ván sàn, đá cẩm thạch, đá granite…), Công nghiệp in (đo mực in, giấy in, vỏ bọc).
Các ưu điểm nổi bật của thiết bị này gồm có:
– Nhỏ và nhẹ, thật dễ dàng để thực hiện phép đo
– Thời gian sử dụng lâu dài, tiết kiệm pin (lên tới 60 giờ và 10.000 lần đo)
– Tính ổn định cao
– Nguồn ánh sáng ổn định lâu dài và không cần phải thay thế.
Máy đo độ bóng màng sơn Landtek GM-268
GM-268 là thiết bị cầm tay cho phép kiểm tra độ bóng, độ nhẵn của bề mặt các thiết bị, vật liệu để xác định độ nhẵn. Sản phẩm này được người dùng đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Khả năng đo lường chính xác mức độ bóng của mẫu vật với độ lặp lại tốt
– Tự động hiệu chuẩn
– Kết quả đo được hiển thị trực tiếp trên màn hình với đèn nền với độ chính xác cao
– Thiết kế đầu đo với cảm biến nhanh nhạy, truyền dữ liệu nhanh chóng
– Khả năng lưu trữ dữ liệu lên tới 254 nhóm phép đo để theo dõi và đánh giá
– Có cổng giao tiếp USB, RS-232, đầu ra dữ liệu Bluetooth để kết nối dễ dàng hơn
Nếu bạn quan tâm về một trong các máy đo độ bóng màng sơn kể trên, hãy liên hệ trực tiếp hotline 028 668 357 66 để được tư vấn chi tiết. Công ty TKTECH là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đo độ bóng chất lượng, chính hãng, giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Chắc chắn bạn sẽ có thể lựa chọn được một chiếc máy đo phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.