Việc đo và đánh giá độ rung rất quan trọng trong quá trình sản xuất và bảo dưỡng máy móc. Một trong những đơn vị phổ biến nhất cả các thiết bị đo độ rung đó chính là milimet trên giây (mm/s). Đơn vị này không chỉ cung cấp thông tin về cường độ rung, mà còn giúp nắm được nguyên nhân gây ra độ rung và ảnh hưởng của nó. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết đơn vị đo độ rung mm/s là gì nhé!
Tìm hiểu máy đo độ rung là gì?
Máy đo độ rung là thiết bị được sử dụng để kiểm tra mức độ rung động của động cơ, thể hiện qua các thông số như: Vận tốc rung (mm/s), Gia tốc rung (m/s²), Tần số rung (Hz), Biên độ rung (mm). Từ đó có thể đối chiếu với các thông số tiêu chuẩn của nhà sản xuất để biết được động cơ của máy có đang hoạt động bình thường hay không.
Thiết bị đo độ rung này được thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi cho người sử dụng. Máy bao gồm bộ điều khiển được kết nối với dây cáp, phần đầu là một Sensor đo độ rung. Ngoài ra, một số thiết bị còn có khả năng thu thập dữ liệu (Data logger), gắn trực tiếp lên các động cơ cần đo độ rung để thu thập hoặc theo dõi thiết bị trong thời gian dài.
Các thông số cơ bản trên máy đo độ rung
Trên các thiết bị đo độ dung thường thể hiện các thông số như: Vận tốc rung, gia tốc rung, tần số rung và biên độ rung. Trong đó:
- Vận tốc rung (Vibration velocity): Thể hiện độ nhanh chậm của chuyển động, được tính bằng đơn vị mm/s, cm/s.
- Gia tốc rung (Vibration acceleration): Thể hiện cho phương, chiều, giá trị của vận tốc chất điểm chuyển động, được tính bằng đơn vị mm/s², G.
- Tần số rung (Vibration frequency): Số lần rung động trên một đơn vị thời gian, được đo bằng đơn vị Hetz.
- Biên độ rung (Vibration amplitube): Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng, được đo bằng đơn vị mm.
Vận tốc rung (mm/s) là gì?
Đơn vị đo độ rung mm/s thể hiện vận tốc rung (Vibration velocity). Nó là đại lượng thể hiện độ nhanh chậm của chuyển động, được tính bằng đơn vị mm/s, cm/s hoặc m/s. Vận tốc rung (Vibration velocity) là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và độ nhanh chậm của chất điểm chuyển động.
Những phép đo rung thường được sử dụng
Những chiếc máy đo độ rung chuyên dụng thường được thiết kế để thực hiện các chức năng đo đạc như:
Giá trị rung giới hạn
Giá trị rung giới hạn được coi là mức giá trị mà ở đó tình trạng có máy đang dần xấu đi có thể dẫn đến hư hỏng. Giá trị này được rút ra từ kinh nghiệm đối với một số loại máy nhất định, theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo theo tiêu chuẩn ISO 10816-3.
Đo rung tần số thấp
Tất cả những lỗi cơ học liên quan đến tốc độ của máy như mất cân bằng, lệch trục hoặc động cơ bị nới lỏng đều được coi là phép đo rung tần số thấp. Những rung động này được được đo bằng vận tốc tính bằng mm/s hoặc inch/s (có thể bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để đo được vận tốc với cảm biến gia tốc, đồng hồ của máy sẽ có thể tính toán được điều này).
Dải tần số phổ biến nhất của phép đo này là 10 – 1000 Hz và củng được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 10816-3 (tiêu chuẩn này có tính đến kích thước máy và cấu tạo của nó). Một số nhà cung cấp củng xác định giới hạn rung liên quan đến tốc độ của máy chứ không liên quan đến kích thước máy. Tuy nhiên, tần số áp dụng vẫn là 10 – 1000 Hz.
Đo vận tốc tổng thể
Như vậy, việc kiểm tra các rung động cơ học liên quan đến tốc độ trục của máy, vận tốc tổng thể được tính bằng mm/s (hoặc ips) trong dải từ 10 – 1000Hz. Đây là giá trị tĩnh vì nó biểu hiện bằng một số duy nhất.
Rung tần số cao
Một bộ phận cụ thể của máy mà bạn có thể theo dõi ở tần số cao đó chính là ổ trục. Vòng bi tạo ra rung động ở tần số cao hơn là do cấu trúc của chúng
Những rung động này được đo với giá trị gia tốc mm/s² (G), dải tần cho phép đo này cũng tương đối rộng và có thể thay đổi đa dạng nên bạn cần phải tìm hiểu từ từ để tìm được giá trị nào là tốt nhất cho ổ trục của bạn. Thông thường, nó sẽ nằm trong dải từ 500 – 16000 Hz
Đo gia tốc tổng thể
Do đó, phép đo thứ hai nên đưa vào phép đo máy móc thông thường sẽ là giá trị gia tốc tổng thể tính bằng “G” trong dải tần số từ 500 – 16000 Hz. Đây cũng là giá trị tĩnh và được biểu diễn bằng một số
Nói tóm lại, có hai giá trị quan trọng mà chúng ta cần phải kiểm tra về độ rung trong máy móc của mình đo là:
- Vận tốc chung tính bằng mm/s (inch/s) – dải tần số thấp – biểu thị tình trạng chung của máy
- Gia tốc tổng thể tính bằng G – dải tần số cao hơn – biểu thị tình trạng của vòng bi (trục)
Ứng dụng của máy đo độ rung là gì?
Hiện nay, máy đo độ rung là một thiết bị quan trọng, được sử dụng rất phổ biến cho nhiều công việc, lĩnh vực như:
Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc
Đây là ứng dụng cơ bản nhất của thiết bị đo độ rung. Sản phẩm này thường được sử dụng tại các nhà máy, công xưởng nơi có nhiều máy móc hoạt động, kiểm tra đối với các động cơ hoạt động bất thường. Máy đo độ rung giúp bạn kiểm tra và bảo trì kịp thời trước khi có hỏng hóc xảy ra, tránh việc hư hỏng theo dây chuyền gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường
Máy đo độ rung sẽ giúp bạn kiểm tra độ rung động của các động cơ trên sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn theo quy định hay chưa trước khi đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được trường hợp khách hàng phàn nàn về về sản phẩm quá rung, lỗi khi sử dụng…
Hiện nay, máy đo độ rung được đánh giá là thiết bị quan trọng trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng, đặc biệt là với các sản phẩm có động cơ lớn.
Đo lường các yếu tố dân dụng
Ngoài với mục đích kiểm tra về máy móc như trên, máy đo độ rung còn được sử dụng cho các phép kiểm tra liên quan đến con người như: Kiểm tra độ rung để xác định được cấu trúc của tòa nhà lớn, cầu đường…
Trên đây là nội dung tìm hiểu về đơn vị đo độ rung mm/s – một trong những thông số quan trọng của máy đo độ rung mà bạn cần biết. Nếu bạn đang cần mua máy đo độ rung, hãy liên ngay với TKTECH để được tư vấn và báo giá chi tiết thiết bị phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Cam kết các sản phẩm đều chính hãng, bảo hành đầy đủ theo quy định và có mức giá cực kỳ ưu đãi.