Nhiều người cho rằng yếu tố để xác định độ sáng của bóng đèn là công suất của nó. Nhưng đó là quan niệm sai lầm, bóng có công suất cao hơn không có nghĩa là nhiều ánh sáng hơn. Mà độ chiếu sáng của bóng đèn phù thuộc vào quang thông và độ rọi của bóng đèn. Vậy quang thông và độ rọi là gì? Cùng tìm hiểu cách phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux) ở bài viết này nhé!
Quang thông (lumen) là gì?
Quang thông (lm) là đại lượng trắc quang giúp bạn biết được công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm. Hay nói cách khác, quang thông là tổng lượng ánh sáng do một nguồn sáng phát ra.
Khi chọn mua các loại đè led, quang thông là chỉ số bạn cần quan tâm đến đầu tiên. Nếu bẹn muốn không gian có độ sáng cao thì chọn đèn led có quang thông lớn. Nếu bạn chọn đèn led có độ quang thông nhỏ thì khu vực đó cần số lượng đèn lớn thì mới đủ chiếu sáng.
Độ rọi (lux) là gì? Phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux)
Lux (lx) là một đơn vị thuộc hệ SI dùng để đo độ rọi. Nó được hiểu là tổng độ sáng trên một bề mặt diện tích được mô tả trong trắc quang. Hay nói cách khác, Lux là quang thông – cường độ chiếu sáng Lumen trên 1 mét vuông (lm/m2) và thường được gọi là độ rọi.
Cả quang thông (lumen) và độ rọi (lux) đều là thước đo ánh sáng của bóng đèn. Tuy nhiên, trong khi độ rọi cần phải xem xét đến diện tích không gian chiếu sáng thì quang thông không cần yếu tố này.
Ví dụ: Bạn mua một bóng đèn có quang thông là 600 lumen và lắp đặt trong một căn phòng có diện tích 10m2. Như vậy thì bóng đèn sẽ có độ rọi là 60 lux. Tuy nhiên, nếu vẫn là chiếc bóng đèn có quang thông là 600 lumen đó nhưng lắp trong một căn phòng lớn hơn, có diện tích bề mặt là 20m2 thì khi đó độ rọi của bóng đèn chỉ còn 30 lux.
Tóm lại, căn phòng có diện tích chiếu sáng càng lớn thì cần chọn bóng đèn có độ rọi càng cao.
Cách phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux)
Khi so sánh độ sáng của đèn LED, chúng ta thường dùng Lumens để đo tổng lượng ánh sáng phát ra. Thế nhưng chỉ số Lumens chỉ nói nên được 1 phần về độ sáng của đèn LED mà thôi. Việc sản xuất và tạo ra ánh sáng cho đèn LED cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng đồng thời cả hai chỉ số quang thông (lumen) và độ rọi (lux – tổng lượng ánh sáng trên một m2 diện tích).
Lumen và Lux là hai chỉ số khác nhau
Quang thông (lumen) thường được sử dụng để đo hiệu suất phát sáng của đèn. Bởi vì nó biểu thị năng lượng đầu ra của đèn.
Còn độ rọi (lux) là năng lượng trung bình nhận được trên một đơn vị diện tích của vật thể bởi bề mặt của đối tượng nhận ánh sáng. Do đó, độ rọi Lux thường liên quan đến sự phân bố ánh sáng của đèn và không có mối quan hệ trực tiếp với lumen. Tất nhiên, cùng một thiết kế đèn, trong cùng điều kiện đo thì cường độ sáng cao thì độ rọi của ánh sáng cũng cao hơn.
Sự khác biệt cốt lõi giữa quang thông (lumen) và độ rọi (lux)
Khi phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux), ta có một công thức sau:
1 Lux= 1 Lumen/m2 = 1 Cd/d2
Trong đó:
– Lux là độ rọi – Tổng lượng ánh sáng trên một diện tích bề mặt
– Lumen là thước đo quang thông – Tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng
– Cd là thước đo cường độ ánh sáng – Tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định. 1Cd = 1 Lumen/sr.
Như vậy, càng gần nguồn sáng, số đo Lux càng cao. Càng xa nguồn sáng chỉ số Lux sẽ giảm. Điều này là do sự phân tán ánh sáng khi một người di chuyển ra khỏi nguồn sáng.
Do đó, khi bạn nhìn vào một đánh giá lux cho một bóng đèn, bạn phải luôn đảm bảo có một khoảng cách liên quan. Ví dụ: bạn có thể thấy “1000 lux ở 4 feet”. Nếu bạn chỉ nhìn thấy thông số Lux mà không ghi kèm khoảng cách thì bạn sẽ không đánh giá được đèn có đáp ứng được tiêu chuẩn chiếu sáng.
Nên chọn bóng đèn có độ rọi Lux bao nhiêu là phù hợp?
Sau khi tìm hiểu cách phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux), bạn cần nắm được cách lắp đặt bóng đèn có chỉ số độ rọi lux phù hợp cho từng khu vực.
– Văn phòng, nhà ở rộng: nên ưu tiên chọn đèn có độ rọi cao. Tuy nhiên không phải phòng nào cũng cần độ sáng như nhau mà cần dựa vào mục đích chiếu sáng cụ thể.
Ví dụ: những căn phòng được sử dụng để lưu trữ là chủ yếu như nhà kho, tầng hầm để xe… thì sẽ cần mức độ ánh sáng tương đối thấp. Trong khi các phòng hội thảo, phòng trưng bày, các môi trường làm việc sẽ đòi hỏi chất lượng ánh sáng tốt vì vậy sẽ cần mức độ sáng hơn nhiều.
Bảng độ rọi tương ứng với các khu vực cụ thể – Phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux)
Mức độ rọi của bóng đèn | Khu vực tương ứng |
100 Lux | Mức ánh sáng này phù hợp cho chiếu sáng tại thang máy, hành lang, cầu thang, nhà kho, cửa hàng… |
150 Lux | Phù hợp cho các hoạt động đơn giản, chiếu sáng cho phòng vệ sinh, phòng buồng máy kỹ thuật… |
200 Lux | Ánh sáng tối thiểu cho khu vực ăn uống tại nhà hàng, khu vực lối ra vào, hành lang… |
300 Lux | Khu vực lắp ráp, đình làng… |
500 Lux | Không gian bán lẻ, văn phòng làm việc nói chung, các công việc kéo dài trên máy tính, máy móc, đọc sách, học hành… |
Trên 500 Lux | Nếu cần chiếu sáng cho khu vực có công việc phức tạp, độ tỉ mỉ cao thì cần chọn bóng đèn có giá trị lux rất cao, thậm chí độ rọi lên tới 2.000 Lux. |
Kết luận về chỉ số chiếu sáng quang thông (lumen) và độ rọi (lux)
Trên đây là khái niệm cũng như cách phân biệt quang thông (lumen) và độ rọi (lux). Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về hai đơn vị này để có thêm kiến thức và dễ dàng lựa chọn được loại đèn LED phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Để đo được các chỉ số ánh sáng chính xác, bạn cần sử dụng máy đo ánh sáng chuyên dụng. Nếu cần tìm hiểu thêm về sản phẩm này, hãy liên hệ qua hotline của TKTech để được tư vấn chi tiết hơn.