Nước mưa có dẫn điện không? Có nên sử dụng nước mưa không?
Độ dẫn điện của nước là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng nước. Vậy nước mưa có dẫn điện không? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu về khả năng dẫn điện của nước mưa cũng như cách sử dụng nước mưa như thế nào cho an toàn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nước mưa có dẫn điện không?
Độ dẫn điện của nước là khả năng thực hiện hoặc truyền điện, nhiệt, ẩm thanh của nước. Sự có mặt của những ion trong nước là yếu tố gây ra sự dẫn điện của nước. Những ion này là các muối của kim loại như: KCl, NaCl, SO2-4, PO-4, NO-3… Muốn biết nước mưa có dẫn điện hay không thì bạn cần xác định tính dẫn điện của nước mưa và các yếu tố ảnh hưởng dựa vào các yếu tố quan trọng sau đây:
Độ tinh khiết của nước mưa
Nước mưa tự nhiên thường không dẫn điện bởi tính tinh khiết của nó. Tuy nhiên, khi nước mưa tiếp xúc với môi trường và các chất ô nhiễm khác, nó có thể hấp thụ các hạt bụi, các chất hữu cơ và vô cơ từ không khí và mặt đất. Những chất này có thể làm tăng khả năng dẫn điện của nước mưa.
Nước mưa có thể nằm ở trạng thái tinh khiết hoặc có thể chứa các chất bẩn, hòa tan, hoặc hạt bụi. Các chất này có thể tăng khả năng dẫn điện của nước mưa.
Các chất hoà tan trong nước mưa
Nước mưa có thể hòa tan các chất từ khí quyển như CO2, SO2, NOx tạo thành axit mưa. Các axit này có thể làm tăng khả năng dẫn điện của nước mưa.
Môi trường xung quanh – Nước mưa có dẫn điện không?
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và các chất phóng xạ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện của nước mưa. Ví dụ, môi trường có nhiều ion hay các chất phóng xạ sẽ làm tăng khả năng dẫn điện của nước mưa.
Tương tác với các vật liệu dẫn điện
Khi nước mưa tiếp xúc với các vật liệu dẫn điện như kim loại, đặc biệt là khi có mặt của các ion hay chất hóa học, nước mưa có thể dẫn điện.
Tuy nhiên, đối với nước mưa tự nhiên và tinh khiết, tính chất dẫn điện của nó thường rất thấp hoặc không đáng kể. Điều này có nghĩa là trong điều kiện thông thường, nước mưa không dẫn điện. Tuy nhiên, khi nó tiếp xúc với các chất ô nhiễm hoặc môi trường có yếu tố làm tăng khả năng dẫn điện, nước mưa có thể trở nên dẫn điện đáng kể hơn.
Có nên sử dụng nước mưa không?
Nước mưa gần giống với nước cất vì đều là hơi nước ngưng tụ. Thời xưa, nước mưa được coi là nguồn nước sạch và được sử dụng nhiều bởi nó chứa ít muối khoáng hòa tan, ít sắt, nước cũng không có mùi tanh. Đặc biệt, nước mưa không chứa những thành phần độc hại như: Asen, chì, thủy ngân… nên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, môi trường không khí hiện nay đang ở mức báo động đỏ. Lượng khí thải từ nhà máy, khói độc từ các phương tiện giao thông, nồng độ khí SO2… ngày càng tăng cao. Tất cả bốc lên bầu khí quyển Trái Đất và được hoà tan theo mưa đi xuống mặt đất. Bên cạnh đó, các dụng cụ bể chứa nước mưa cũng không đảm bảo vệ sinh, lâu ngày làm cho vi khuẩn phát triển. Vậy nên lúc này nước mưa không còn đảm bảo độ chất lượng và độ sạch nữa.
Vậy nên sử dụng nước mưa thế nào cho đảm bảo an toàn?
Nếu bạn dùng nước mưa ở mức vừa phải cho các mục đích như pha trà, tắm giặt, rửa bát, rửa thức ăn thì không có vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
– Không nên hứng nước mưa ở những trận đầu mùa. Bởi trong đó hàm lượng axit độc hại cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
– Không nên hứng ở những vị trí gần nhà máy, xí nghiệp
– Bắt đầu hứng sau khi mưa được khoảng 10 – 15 phút. Lúc này, nước mưa sẽ làm trôi sạch cát bụi và những chất ô nhiễm có trong không khí, trên mái nhà và máng nước dẫn.
– Không nên hứng nước mưa từ mái tôn fibro xi măng, mái tôn đã gỉ sét hoặc các mái lá nhiều rác bụi. Nên làm bể lọc để giống bể lọc nước giếng khoan cho an toàn.
Độ dẫn điện của nước mưa bao nhiêu là an toàn?
Theo các chuyên gia về an toàn trong nguồn nước sử dụng: Nước mưa nếu dùng cho mục đích tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh nên đảm bảo độ dẫn điện EC dao động 5-30 µS/cm.
Để xác định mức độ an toàn của nước mưa, ta nên sử dụng máy đo độ dẫn điện của nước để kiểm tra chỉ số này trong nước mưa. Qua đó thấy được tạp chất có trong nước mưa nhiều hay ít cũng như quyết định có nên sử dụng nguồn nước mưa đó hay không.
Các máy đo EC có giá thành rẻ, dao động trong khoảng từ 300-500 nghìn đồng, bạn nên sử dụng chúng để đánh giá chất lượng nước mưa cũng như hướng xử lý nếu muốn sử dụng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng để uống.
Tham khảo máy đo EC giá rẻ chất lượng tốt
Hiện nay, người ta sử dụng các loại máy kiểm tra độ dẫn điện (EC) để đánh giá chất lượng nước mưa một cách chính xác và nhanh chóng. Từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp nếu muốn sử dụng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng để uống. Các máy đo EC có giá thành rẻ, dao động trong khoảng từ 300-500 nghìn đồng.
Bạn có thể tham gia một số sản phẩm được ưa chuộng nhất như:
- Bút đo độ dẫn điện HI98303
- Máy đo độ dẫn điện/TDS/Độ mặn Hanna HI2003-1
- Máy đo EC/TDS/Độ mặn/Điện trở suất Hanna HI98192
- Máy đo độ dẫn điện Omega CDH221
- Máy đo EC đa phạm vi Hanna HI8733
- Máy kiểm tra độ dẫn EC Hanna HI98304 (Chống nước)
Các sản phẩm máy đo EC kể trên đang có sẵn tại cửa hàng TKTECH, đảm bảo chính hãng 100%, đầy đủ giấy tờ xuất xứ, bảo hành theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Bên cạnh đó, TKTECH còn hỗ trợ dịch vụ hiệu chuẩn máy đo EC cho người dùng. Liên hệ ngay hotline 028 668 357 66 để được tư vấn tận tình và báo giá chi tiết thiết bị phù hợp nhất cho bạn nhé!
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: nước mưa có dẫn điện không và những cách để sử dụng nước mưa an toàn, tiết kiệm chi phí. Hy vọng những kiến thức này sẽ mang lại thông tin bổ ích cho cuộc sống của bạn và gia đình.