Để đánh giá chất lượng về sự chuyển động của động cơ trong các thiết bị và máy móc, người dùng cần nắm được tốc độ vòng quay của động cơ. Và để đo lường chỉ số đó, bạn cần sử dụng các loại máy đo tốc độ động cơ. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các loại máy đo tốc độ của động cơ.
Máy đo tốc độ động cơ là gì?
Động cơ chính là bộ phận tạo nên sự chuyển động của các loại máy móc, giúp chúng có thể hoạt động được. Và thiết bị đo tốc độ động cơ là thiết bị được sử dụng để giúp xác định chính xác tốc độ của bất kỳ loại động cơ nào có chuyển động quay. Chính vì thế mà thiết bị đo tốc độ động cơ còn gọi là thiết bị đo tốc độ vòng quay. Đơn vị đo tốc độ động cơ được tính bằng RPM(Vòng/phút).
Hiện nay, các loại thiết bị đo tốc độ động cơ được các nhà sản xuất dưới dạng thiết bị cầm tay nhỏ gọn. Đa số đều có trang bị màn hình LCD để hiển thị trực tiếp kết quả đo.
Máy đo tốc độ động cơ có những loại nào?
Tùy vào phương pháp đo tốc độ mà thiết bị này được chia làm nhiều loại khác nhau. Có 3 loại thiết bị đo tốc độ động cơ chính như sau:
Máy đo tốc độ vòng quay tiếp xúc (dải đo 20 rpm – 20.000 rpm)
Đây là những thiết bị sử dụng đầu dò cảm biến tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt thiết bị, động cơ để tiến hành đo tốc độ của động cơ. Thao tác thiết bị thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động:
Khi đầu đo cảm biến tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt thiết bị, máy móc. Đầu cảm biến sẽ tiếp nhất các cảm biến chuyển để chuyển đổi thành tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu được chuyển về thân máy chính để phân tích dữ liệu. Các kết quả đo được sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình để người dùng có thể đọc kết quả nhanh chóng.
Máy đo tốc độ động cơ không tiếp xúc (dải đo từ 20 rpm – 100.000 rpm)
Các thiết bị này sử dụng miếng dán phản quang trên tục hoặc cách để tiến hành đo tốc độ vòng quay của động cơ thông qua miếng dán đó. Sử dụng máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc giúp việc đo được thuận lợi hơn.
Nguyên lý hoạt động:
Sử dụng kèm một miếng phản quang để gắn lên bề mặt thiết bị. Từ đầu đo cảm biến sẽ có nguồn sáng hồng ngoại để chiếu trên giấy phản quang và phản xạ lại. Khi đó, máy thực hiện đo thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo. Theo đó, đầu đo cảm biến tiếp tục thống kê thời gian phản xạ lại thành tín hiệu điện và chuyển về bộ xử lý tại thân máy chính. Các kết quả đo được sẽ được hiển thị trên màn hình cho người dùng đọc kết quả chính xác.
Máy đo tần số chớp (dải đo từ 30 rpm – 20.000 rpm
Thiết bị này cho phép bạn không cần đo trực tiếp trên bề mặt thiết bị, cũng không cần phải dùng miếng dán phản quang. Máy vẫn mang đến khả năng đo chính xác hoạt động với độ bền, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nguyên lý hoạt động:
Dạng máy này có cách thức hoạt động khá đơn giản, được đánh giá có tính ưu việt nhất hiện nay. Máy hoạt động dựa vào nguyên lý của tần số chớp khi đồng bộ với sự di chuyển của các thiết bị máy móc.
Máy được gắn với nguồn chiếu sáng là ánh đèn led và chiếu vào thiết bị đang quay. Đầu đo cảm biến sẽ thực hiện đo dựa vào số lần đếm tần số chớp trên thiết bị. Sau đó, các tín hiệu đo được cũng sẽ chuyển thành tín hiệu điện đến bộ xử lý trung tâm để xử lý dữ liệu và cung cấp kết quả đo trên màn hình hiển thị. Máy có thể đo tốc độ vòng quay lên tới 99,999 vòng/phút.
Có thể bạn quan tâm
- Đồng hồ vạn năng Trung Quốc có tốt không? Nên mua sản phẩm nào?
- Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật
Máy đo tốc độ động cơ được sử dụng trong công việc gì?
Mục đích chính của thiết bị này là đo tốc độ quay của động cơ và máy móc. Thế nhưng ứng dụng của dòng máy này đáp ứng được cho rất nhiều công việc khác nhau:
Kiểm tra chất lượng của động cơ mới được sản xuất
Những động cơ được sản xuất mới, trước khi xuất xưởng, chúng cần được kiểm tra để xem có đạt theo đúng thông số kỹ thuật về tốc độ hay không. Lúc này bạn cần tới sự hỗ trợ của chiếc máy đo tốc độ vòng quay để thực hiện.
Kiểm tra tốc độ hiện hành của động cơ để sửa chữa, bảo dưỡng
Các loại động cơ, máy móc sau một thời gian sử dụng thì tốc độ của chúng không còn được như lúc đầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó có thể là do hỏng hóc, chập cháy nên tốc độ của động cơ kém đi. Lúc này, cần phải sử dụng máy đo tốc độ động cơ để xác định chính xác tốc độ hiện hành của động cơ ấy. Sau đó đưa ra các phương án để sửa chữa và bảo dưỡng hợp lý cho động cơ, máy móc.
Kiểm tra tốc độ của các loại băng chuyền
Tốc độ của các loại băng chuyền cực kỳ quan trọng, nhất là trong các nhà máy hay khu công nghiệp. Khi lắp mới, các loại băng chuyền này cần đạt chuẩn tốc độ theo đúng thông số được yêu cầu. Nếu không, nó sẽ ảnh hưởng đến cả 1 hệ thống. Vì vậy nên người dùng cần sử dụng máy đo tốc độ động cơ để thực hiện thao tác kiểm tra này được chính xác nhất.
Hướng dẫn sử dụng máy đo tốc độ động cơ chính xác
Thực tế, từng loại máy đo tốc độ của vòng quay động cơ sẽ có sự khác biệt về cách thức sử dụng. Tuy nhiên, đa phần đều tiến hành theo quy trình sau đây:
Bước 1: Ấn nút khởi động máy bằng nút bấm Bật/Tắt và lựa chọn chế độ đo phù hợp với từng thiết bị, vật liệu. Đối với các loại máy đo tốc độ vòng quay đo quang, bạn sẽ cần dán miếng phản quang lên bề mặt thiết bị trước khi bắt đầu đo.
Bước 2: Đặt máy đo tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần đo và thực hiện bấm nút đo.
Bước 3: Khi kết quả được hiển thị trên màn hình máy đo, bạn chỉ cần đọc kết quả đo và ghi lại.
Bước 4: Nếu bạn muốn giữ giá trị đo trong một thời gian dài, bạn có thể ấn vào nút Hold.
Bước 5: Nhấn vào nút “HOLD” để tiếp tục đo các vị trí khác nhau.
Nên chọn mua máy đo tốc độ động cơ ở đâu tốt nhất?
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi mua các thiết bị đo tốc độ vòng quay chính hãng, đảm bảo chất lượng cao. Bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua TKTech! Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đo chất lượng, đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình một sản phẩm máy đo tốc độ vòng quay của các hàng nổi tiếng như Total Meter, Testo, Kimo, Extech tại cửa hàng TKTech.
Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm, bạn có thể liên hệ qua hotline . Đội ngũ nhân viên sẽ tận tình hỗ trợ và giúp bạn chọn ra được chiếc máy đo tốc độ động cơ phù hợp nhất cho công việc.