Tốc độ vòng quay (RPM) là yếu tố quan trọng để đánh giá về sự chuyển động của động cơ trong thiết bị, máy móc có đảm bảo hay không. Để đo được chỉ số này, bạn cần sử dụng máy đo tốc độ của vòng quay. Vậy nên hôm nay, TKTECH sẽ giúp bạn tìm hiểu máy đo RPM là gì, đặc điểm cấu tạo, phân loại cũng như cách thức sử dụng và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho công việc.
Máy đo RPM là gì?
Thiết bị đo RPM (tiếng anh là Tachometer) chính là các loại máy dùng để đo tốc độ vòng quay cho các loại động cơ, trục của động cơ hay tốc độ vòng quay của vòng bi.
Các loại máy đo tốc độ vòng quay này thường được thiết kế dạng cầm tay để có thể đo được nhiều loại động cơ và thiết bị máy móc. Nhờ thiết bị này, người dùng có thể kiểm tra và đánh giá chất lượng máy móc thông qua đo tốc độ vòng quay. Từ đó họ dễ dàng đưa ra những thay đổi để hoàn thiện sản phẩm hoặc phương pháp sửa chữa máy móc hoặc thiết bị động cơ.
Tìm hiểu về chỉ số RPM là gì?
RPM (Revolutions Per Minute) là thuật ngữ để chỉ tốc độ chuyển động quay của một động cơ trong một đơn vị thời gian nhất định. Đơn vị đo RPM được tính bằng số vòng/phút. Vậy bạn có biết 1 RPM sẽ bằng bao nhiêu vòng/phút hay không?
Trên thực tế, không thể xác định chính xác 1 RPM = bao nhiêu vòng/phút. Bởi mỗi một loại động cơ, thiết bị sẽ có kích thước vòng quay khác nhau. Điều này khiến cho số vòng quay trên mỗi phút của từng loại động cơ, thiết bị đều sẽ khác nhau.
Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều loại thiết có chuyển động quay theo chuyển động vòng tròn. Vì thế, chỉ số RPM được dùng để đo cho các thiết bị phổ biến như trục quạt, bánh xe đạp, ổ cứng máy tính hay các thiết bị sản xuất sản phẩm có cuộn…
Khi chỉ số RPM càng lớn khi động cơ đang hoạt động ngày càng nhiều, tốc độ động cơ hoạt động càng nhanh. Tốc độ vòng quay của động cơ để chỉ khả năng hoạt động của động cơ. Đặc biệt, việc kiểm tra tốc độ vòng quay sẽ giúp người dùng kiểm soát được tình trạng hoạt động của thiết bị.
Cấu tạo máy đo RPM có những gì?
Máy đo tốc độ vòng quay có cấu tạo bao gồm các bộ phận chính đó là:
- Đầu dò cảm biến: Bộ phận này được dùng để tiếp nhận các rung động trước khi chuyển về bộ xử lý tại thân máy chính. Đối với các loại máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc thì đầu đo được thích hợp với nguồn sáng để chiếu sáng vào miếng dán phản quang để đo được các rung động chính xác nhất.
- Thân máy chính: Đây là nơi đặt bộ xử lý dữ liệu để tiến hành phân tích những tiến hiệu cảm biến thành tín hiệu điện. Sau đó, máy thực sẽ chuyển kết quả đến màn hình hiển thị để bạn có thể đọc kết quả dễ dàng.
- Màn hình: Nơi hiển thị các kết quả đo cho người dùng có thể đọc hoặc ghi chép dễ dàng. Hiện nay, có hai loại màn hình phổ biến là màn hình LED, màn hình LCD có độ phân giải cao, hiển thị kết quả rõ nét. Các nút phím bấm được thiết kế dạng mềm để cài đặt các chế độ đo, chuyển đổi đơn vị đo nhanh chóng, sử dụng dễ dàng.
Phân loại máy đo RPM
Trên thị trường hiện nay, các loại máy đo tốc độ vòng quay được phân chia làm nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó, máy được phân loại phổ biến nhất theo phương pháp đo tốc độ vòng quay:
Máy đo tốc độ vòng quay tiếp xúc
Thiết bị này sử dụng đầu đỏ cảm biến tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt của vật liệu/động cơ/thiết bị để đo tốc độ của nó. Đầu cảm biến sẽ tiếp nhất các cảm biến chuyển để chuyển đổi thành tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu được chuyển về thân máy chính để phân tích dữ liệu. Các kết quả đo được sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình để người dùng có thể đọc kết quả nhanh chóng. Loại máy đo RPM này đo được những thiết bị có tốc độ vòng quay thấp từ 20 rpm – 20.000 rpm.
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc
Thiết bị đo RPM này dựa trên phương pháp dùng miếng dán phản quang trên trục hoặc cánh để tiến hành đo tốc độ vòng quay thông quá miếng dán. Từ đầu đo cảm biến sẽ có nguồn sáng hồng ngoại để chiếu trên giấy phản quang và phản xạ lại. Khi đó, máy thực hiện đo thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo.
Theo đó, đầu đo cảm biến tiếp tục thống kê thời gian phản xạ lại thành tín hiệu điện và chuyển về bộ xử lý tại thân máy chính. Các kết quả đo được sẽ được hiển thị trên màn hình cho người dùng đọc kết quả chính xác.
Sử dụng máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc giúp việc đo được thuận lợi hơn. Các loại máy dùng phương pháp này có thể đo được phạm vị từ 20rpm lên tới 100.000 rpm.
Máy đo tốc độ tần số chớp
Loại máy đo RPM này cho phép bạn không cần phải đo trực tiếp, cũng không cần phải dùng miếng dán phản quang mà vẫn mang đến khả năng đo chính xác hoạt động với độ bền, tiết kiệm thời gian và chi phí. Máy hoạt động dựa vào nguyên lý của tần số chớp khi đồng bộ với sự di chuyển của các thiết bị máy móc.
Máy được gắn với nguồn chiếu sáng là ánh đèn led và chiếu vào thiết bị đang quay. Đầu đo cảm biến sẽ thực hiện đo dựa vào số lần đếm tần số chớp trên thiết bị. Sau đó, các tín hiệu đo được cũng sẽ chuyển thành tín hiệu điện đến bộ xử lý trung tâm để xử lý dữ liệu và cung cấp kết quả đo trên màn hình hiển thị. Máy có thể đo tốc độ vòng quay lên tới 99,999 vòng/phút.
Cách sử dụng máy đo RPM như thế nào?
Đối với từng loại máy đo tốc độ vòng quay sẽ có cách sử dụng khác nhau nên bạn cần phải tham khảo hướng dẫn sử dụng trước. Tuy nhiên, thao tác sử dụng sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Ấn nút Bật/Tắt để khởi động máy và lựa chọn chế độ đo phù hợp với từng loại thiết bị, vật liệu cần đo. Đối với các loại máy đo tốc độ vòng quay đo quang, bạn cần dán miếng phản quang lên bề mặt thiết bị trước khi bắt đầu đo.
Bước 2: Đặt máy đo tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần đo và bấm nút đo.
Bước 3: Khi kết quả được hiển thị trên màn hình máy, bạn chỉ cần đọc và ghi lại. Nếu bạn muốn giữ giá trị đo trong một thời gian, bạn nhấn vào nút Hold.
Bước 5: Nhấn vào nút Hold thêm một lần nữa để tiếp tục đo ở các vị trí khác nhau.
Hướng dẫn cách lựa chọn máy đo RPM chất lượng tốt nhất
Việc chọn được một thiết bị đo tốc độ vòng quay hiệu quả để hỗ trợ nhu cầu công việc của bạn cần phải tiến hành dựa trên các tiêu chí sau đây:
Xác định rõ vật liệu/động cơ cần đo tốc độ quay
Những công việc cần sử dụng máy đo RPM đó là:
- Thợ sửa chữa cơ điện cần đo tốc độ của quạt máy, motor… có tốc độ quay vừa phải
- Thợ bảo trì, bảo dưỡng nhà máy có sử dụng băng tải, băng chuyền
- Thợ sửa chữa ô tô, xe máy cần đo vòng quay của động cơ xe
Ngoài ra, một số mô hình, động cơ máy móc, máy cắt kim loại, máy cắt gỗ hoặc các thiết bị hiển thị số lượng bao bì đóng gói cũng đều cần sử dụng đến thiết bị đo vòng quay động cơ.
Lựa chọn máy đo RPM có phương pháp đo phù hợp
Sau khi đã xác định được vật thể, vận tốc, kích thước cần đo thì bạn cần lựa chọn thiết bị có phương pháp đo tốc độ vòng quay phù hợp. Ngoài ra, bạn cần xác định yêu cầu về độ chính xác về các phép đo của mình để từ đó chọn được loại thiết bị đáp ứng đúng nhu cầu của mình.
Giá thành, thương hiệu máy đo RPM
Bạn hãy lựa chọn loại máy đo tốc độ quay đáp ứng được nhu cầu công việc của mình nhưng vẫn đảm bảo mức giá nằm trong khả năng tài chính có thể. Đồng thời, chọn những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, phổ biến trên thị trường để đảm bảo chất lượng, độ ổn định khi làm việc cũng như tuổi thọ của máy.
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi mua các thiết bị đo tốc độ vòng quay chính hãng, đảm bảo chất lượng cao thì hãy lựa chọn công ty TKTECH. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm máy đo RPM chất lượng, đa dạng mẫu màu, thương hiệu và đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, bảo hành cũng như giá thành hợp lý. Chỉ cần liên hệ đến hotline 028 688 357 66 là có nhân viên sẵn sàng tư vấn cho bạn lựa chọn được được sản phẩm phù hợp nhất.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được thông tin máy đo RPM là gì? Thiết bị này hiện đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề sản xuất, lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Họng những thông tin trên mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn.