Máy đo độ dẫn điện EC là thiết bị dùng để đo độ dẫn điện của các loại dung dịch, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, kỹ thuật lẫn trong đời sống và sản xuất hàng ngày. Hãy cùng TKTECH tìm hiểu về thiết bị này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Độ dẫn điện EC là gì?
Trước khi tìm hiểu về Máy đo độ dẫn điện EC, bạn phải biết khái niệm độ dẫn điện trong dung dịch, nước. Đó là khả năng dẫn điện của dung dịch đó qua một khoảng cách nhất định, đơn vị đo là Siemens/cm. Các đơn vị thứ cấp khác là µS/cm, mS/cm.
1S/cm = 1000000 µS/cm
1S/cm = 1000 mS/cm
Định nghĩa về độ dẫn điện này cũng đối lập với trở kháng của dung dịch, đơn vị đo Ω.cm, cụ thể qua công thức: Độ dẫn điện = 1/Trở kháng
Trong dung dịch, những chất có khả năng điện ly mạnh sẽ có tính dẫn điện càng cao, chẳng hạn như muối Na. Chính những ion Na+, Cl- này làm cho dung dịch có tính dẫn điện cao. Nước cất, nước khử ion có tính điện ly yếu, nên độ dẫn điện thường <1µS/cm.
Ngoài ra, một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến độ dẫn điện đó là nhiệt độ. Nhiệt độ càng tăng thì hoạt độ (độ hoạt động) của các ion càng tăng, dẫn đến độ dẫn điện dung dịch cũng tăng theo, và ngược lại. Thông thường, người ta chọn 25oC làm điểm nhiệt độ tham chiếu khi đo độ dẫn điện.
Máy đo độ dẫn điện EC là gì?
Electrical Conductivity (EC) hay độ dẫn điện EC là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện.
Sau khi chuẩn bị dụng cụ cũng như mẫu cần đo thì đặt đầu cảm biến của thiết bị lên mẫu (đất, hoặc nước), lúc này trên màn hình sẽ hiển thị kết quả. Chỉ số sẽ không dừng ngay tức thì mà sẽ có sự nhảy số, chính vì thế máy cần thời gian để kết quả ổn định sau đó chỉ việc so sánh. Máy đo độ dẫn điện được đo bằng đơn vị siemens trên cm (S/cm). Do 1 S/cm trong thực tế khá cao nên chúng được tính bằng đơn vị mS/cm (phần nghìn S/cm) hoặc bằng đơn vị μS/cm (phần triệu S/cm).
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo độ dẫn điện
Hiện nay có khá nhiều dạng máy đo độ dẫn điện khác nhau, như tựu chung có cấu tạo cơ bản gồm bộ hiển thị và đầu dò. Trên bộ hiển thị có các nút chức năng để thay đổi dải đo, đơn vị đo, cài đặt thông số nhiệt độ tham chiếu, hiệu chuẩn theo dung dịch chuẩn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn kết hợp điện cực đo độ dẫn điện và điện cực pH dùng chung cho 1 máy, tăng tính tiện dụng.
Nguyên lý hoạt động: Một điện cực đo, gồm 2 cực làm bằng Platinum, cách nhau một khoảng cách biết trước (thường là 1cm). 2 cực này được cấp một điện áp xoay chiều, và mạch đo cường độ dòng điện để đo lượng điện tích di chuyển giữa 2 cực, đưa về bộ hiển thị chuyển đổi thành giá trị đo.
Phân loại máy đo EC
Hiện có hai dòng máy đo độ dẫn điện phổ biến là dạng cầm tay và để bàn. Máy đo EC dạng cầm tay thường nhỏ gọn và dễ di chuyển, phù hợp cho việc kiểm tra nhanh chóng tại nhiều điểm khác nhau. Trong khi đó, máy đo EC để bàn thường có kích thước lớn hơn và được cố định trên bề mặt của một bàn làm việc hoặc máy móc.Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể, người dùng có thể lựa chọn loại máy có thể đáp ứng được yêu cầu của mình.
Đánh giá ưu nhược điểm của máy đo độ dẫn điện EC
Ưu điểm nổi bật
– Độ chính xác, lặp lại và ổn định.
– Máy có thiết kế đơn giản nên dễ dàng vận hành, hiệu chỉnh và bảo trì.
– Chất liệu của đầu cảm biến tốt nên không phải lo lắng đối với những môi trường bất thường.
– Có thể được sử dụng trong một phạm vi rộng của nhiệt độ và áp suất.
– Cho phép đo nồng độ của bất kỳ chất tan ion hóa.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì không thể nhắc đến những hạn chế của máy. Như các bạn cũng đã biết tất cả các loại máy móc đều có hai mặt của nó không riêng gì máy đo độ dẫn EC:
– Kết quả chỉ hiển thị số chứ không chỉ ra các ion, chính vì vậy không thể xác định được các ion gây nhiễu
– Bị nhiều yếu tố chi phối kết quả như nhiệt độ, môi trường, số lượng ion và tổng nồng độ chất rắn. Yếu tố nhiệt độ có thể bù tự động bởi tính năng của máy nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng.
Ứng dụng của máy đo độ dẫn điện EC
Hiện nay, máy đo EC được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực quan trọng khác nhau như:
- Sử dụng trong đời sống hàng ngày để đo nước uống, nước sinh hoạt, nước bể bơi,…
- Trong nông nghiệp: Sử dụng bút đo EC để kiểm tra chất lượng nước tưới tiêu, nước trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo điều kiện, môi trường sống cho sự phát triển của cây, sinh vật…
- Lĩnh vực sản xuất và xử lý nước: để đảm bảo chất lượng nước, hiệu quả sản xuất.
- Công nghiệp sản xuất: đo EC và TDS trong các tháp làm mát, nồi hơi…
- Trong phòng thí nghiệm: Người ta sử dụng máy đo EC để thực hiện các công việc liên quan trong quá trình nghiên cứu.
Gợi ý máy đo độ dẫn điện EC nên mua nhất 2024
Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị đo độ dẫn điện hiệu quả, chính xác và giá thành hợp lý thì có thể tham khảo ngay các sản phẩm chất lượng dưới đây:
Bút đo độ dẫn điện EC, nhiệt độ HI98303
Bút đo EC Hanna HI98303 được sản xuất bởi hãng Hanna – một nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các thiết bị kiểm tra đo lường. Đây là dòng máy đo độ dẫn thang thấp có thế đo được đến 2000 µS/cm, độ chính xác ±2% F.S. Vì đo được mức EC thấp nên HI98303 rất lý tưởng ứng dụng trong kiểm soát chất lượng nước như nước uống, điều hòa nước, nước trong nông nghiệp hoặc môi trường.
Thiết kế của máy dạng bỏ túi tiện lợi để mang đi đo nhiều nơi, thao tác thực hiện đo đạc dễ dàng chỉ với một tay. Ngoài ra, HI98303 nổi bật với các tính năng ưu việt như:
- Màn hình LCD lớn hiển thị đồng thời cả độ dẫn và nhiệt độ
- Cảm biến nhiệt độ tiếp xúc cho phép đo độ dẫn nhiệt được tự động bù nhanh
- Nhiệt độ có thể được cài đặt hiển thị theo ℃ hoặc ℉
- Phép đo độ dẫn được thực hiện bằng điện cực graphit chống lại quá trình oxy hóa giúp phép đo có độ lặp tốt hơn
- Hiệu chuẩn được thực hiện bằng cách nhấn nút hiệu chuẩn CAL chuyên dụng
- Tùy chọn cài đặt thời gian tắt máy tự động và hiển thị đơn vị nhiệt độ
Máy đo độ dẫn điện/độ mặn/TDS Hanna HI2003-01
Hanna HI2003-01 là máy đo độ dẫn điện EC cho kết quả nhanh và đáng tin cậy nhất hiện nay. Với thiết kế tiên tiến, bàn phím cảm ứng điện dung và giao diện người dùng trực quan đã giúp thiết bị được nhiều người dùng ưa chuộng sử dụng. Nó được trang bị đầu dò chiết áp 4 dòng, có thể đo được độ dẫn điện EC tuyệt đối với phạm vi từ 0,0000S/cm đến 500 mS/cm, độ chính xác ±1% số đọc.
Ngoài ra, máy đo EC để bàn HI2003-01 còn có thể tự động lựa chọn phạm vi hoặc thủ công, bù nhiệt độ – tự động. Dữ liệu GLP – ghi lại ngày, thời gian, độ lệch và giá trị hằng số ô (K). Hệ số chuyển đổi EC sang TDS có thể điều chỉnh với bàn phím cảm ứng điện dung. Màn hình LCD lớn 140mm với khả năng đọc toàn văn rõ ràng.
Bút đo 5 chức năng EZ-9909SP
EZ-9909SP được sử dụng để kiểm tra nhanh chóng và chuyên nghiệp chất lượng nước về độ pH, EC (độ dẫn điện), TDS (Ppm), độ mặn (Ppt) và nhiệt độ. Trong đó, phạm vi đo độ dẫn điện EC là từ 0-10000uS/cm, 20.1-400 mS/cm, độ chính xác đạt ±2% F.S.
Bút có thiết kế với màn hình LCD lớn và có đèn nền, giá trị có thể dễ dàng đọc và hiệu chỉnh chính xác trong điều kiện ánh sáng yếu. Máy tự động nhận dạng và các giá trị đo ổn định, giúp tránh rắc rối như khi thực hiện phép đo thủ công và có thể duy trì các chức năng hiện có.
Với hiệu chuẩn tự động và chức năng bù nhiệt độ tự động từ 0 đến 60˚C, bút kiểm tra chất lượng nước EZ-9909SP có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của bạn. Chức năng tự chẩn đoán thông minh, nó sẽ đưa ra lời nhắc đo ngoài phạm vi và hiệu chuẩn không chính xác; IP67 chống thấm nước và chống bụi hoàn hảo.
Hiện các sản phẩm đều đang có sẵn tại công ty TKTECH – Đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đo lường hàng đầu tại Việt Nam. Bạn có thể liên hệ hotline 028 668 357 66 để được tư vấn lựa chọn loại máy đo độ dẫn điện EC phù hợp nhất với nhu cầu.