Để đánh giá chỉ số TDS (lượng chất rắn hòa tan) trong nước để đánh giá chất lượng nước, người ta thường sử dụng bút đo TDS. Tuy nhiên, khi thao tác và vận hành thiết bị, có một số lỗi thường gặp khi sử dụng bút đo TDS mà người dùng cần nắm rõ để khắc phục kịp thời. Nếu bạn cũng đang làm việc với bút đo TDS thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Bút đo TDS dùng để làm gì?
Người ta sử dụng bút đo TDS để đo tổng chất rắn hòa tan trong nước TDS và độ dẫn điện EC của nước. Đây là 02 chỉ số có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể chuyển đổi qua lại giữa các công thức. Thông thường, sử dụng một máy đo TDS chúng ta sẽ có thể đo được EC và ngược lại khi sử dụng một máy đo EC cũng có thể đo được giá trị TDS.
Các lĩnh vực cần sử dụng bút đo TDS phải để đến như:
- Nông nghiệp: kiểm tra được chất lượng nguồn nước tưới tiêu
- Nuôi trồng thủy sản: đảm bảo điều kiện môi trường, nguồn nước cho các loại thủy hải sản phát triển
- Sản xuất và xử lý nước: hỗ trợ cho quá trình sản xuất, xử lý cũng như đảm bảo chất lượng của nước sau xử lý.
- Sản xuất công nghiệp: đo TDS của nước trong các nồi hơi, tháp làm mát…
- Phòng thí nghiệm: xác định TDS, EC của nước, một số dung dịch hóa học
- Đo chất lượng nước sinh hoạt, nước uống…
Hướng dẫn cách sử dụng bút đo TDS
Trước khi tìm hiểu về các thường gặp khi sử dụng bút đo TDS và cách khắc phục, bạn cần nắm được thao tác sử dụng thiết bị này như thế nào mới chính xác. Cụ thể:
Bước 1: Tháo nắp bút, vệ sinh điện cực và lau khô rồi thực hiện hiệu chuẩn để đảm bảo độ chính xác của kết quả.
Bước 2: Sau khi hiệu chuẩn xong, lấy bút ra khỏi dung dịch hiệu chuẩn và vệ sinh điện cực một lần nữa rồi lau khô.
Bước 3: Chuẩn bị dung dịch cần đo.
Bước 4: Nhúng đầu bút thử (phần điện cực) vào dung dịch cần kiểm tra và lắc nhẹ bút để làm tan các bọt khí bám quanh điện cực (nếu có). Chú ý không cắm đầu bút thử quá 5cm.
Bước 5: Đợi một lát cho bút đo thực hiện phép đo và tự động cập nhật thông số TDS của dung dịch. Sau đó bạn kiểm tra thông số được thể hiện trên màn hình LED của bút.
Bước 6: Nhấn lại nút ON/OFF để tắt máy rồi thực hiện vệ sinh điện cực và bảo quản trong điều kiện phù hợp.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng bút đo TDS
Trong quá trình sử dụng bút đo TDS, bạn có thể gặp một số lỗi phổ biến như: điện cực đo không chính xác, màn hình nhấp nháy liên tục hay có sự chênh lệch kết quả giữa các lần đo. Lúc này, bạn cần nắm được nguyên nhân gây ra lỗi, các dấu hiệu nhận biết để có cách khắc phục phù hợp nhất. Cụ thể:
Tốc độ xử lý kết quả đo chậm
Sau một thời gian dài sử dụng, độ nhạy của điện cực trên bút đo TDS có thể bị giảm đi. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy, quá trình đo và chất lượng của kết quả đo.
Cách nhận biết lỗi: Xem xét khả năng vận hành và trả chỉ số TDS của bút đo. Thông thường, nếu điện cực không được đảm bảo thì khả năng xử lý dữ liệu cũng sẽ bị giảm đi. Bạn có thể dựa vào những biểu hiện này để có thể dễ dàng phát hiện và có cách khắc phục phù hợp, kịp thời.
Màn hình của máy nhấp nháy liên tục
Thêm một lỗi thường gặp khi sử dụng bút đo TDS nữa đó chính là màn hình nhấp nháy liên tục. Trên thực tế, đây chỉ là cảnh báo của máy về tình trạng nguồn năng lượng (pin) không còn đủ để cho máy hoạt động.
Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra và thay thế bổ sung pin để đảm bảo hoạt động của máy không bị gián đoạn.
Kết quả đo giữa các lần đo có độ chênh lệch khá cao
Mỗi loại bút đo TDS đều có sai số nhất định. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng máy để kiểm tra cùng một mẫu nước trên 2 lần mà kết quả trả về có sự chênh lệch lớn từ 3 – 5%. Như vậy khả năng cao là thiết bị của bạn đang gặp phải lỗi nào đó, hoặc lỗi đến từ cách thực hiện đo.
Để chắc chắn sự chênh lệch này nằm trong mức sai số quy định, bạn cần thực hiện thao tác đo đúng cách theo hướng dẫn sử dụng. Thực hiện hiệu chuẩn theo định kỳ để đảm bảo độ chính xác của máy.
Hướng dẫn cách khắc phục các lỗi của bút đo TDS
Sau khi biết được những kiểu lỗi thường gặp khi sử dụng bút đo TDS, bạn có thể khắc phục với những cách như sau:
– Nếu tốc độ xử lý chậm do độ nhạy của điện cực bút đo bị giảm: bạn có thể hiệu chuẩn bộ phận này trước và sau mỗi lần thực hiện để đảm bảo độ chính xác cũng như chất lượng làm việc của máy đo.
– Khi kiểm tra chỉ số TDS, bạn cần đưa đầu điện cực của bút đo vào mẫu nước xác định. Để đảm bảo rằng kết quả có độ chính xác cao, bạn cần tiến hành các bước đo đúng quy trình, không để mẫu nước ngập quá cao vào thân bút vì một số máy không có tính năng chống nước.
– Lưu ý bạn không được thực hiện đo với nước quá nóng. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ cũng như chất lượng hoạt động của thiết bị đo này.
– Nên lựa chọn các loại bút đo TDS chất lượng, bền bỉ đến từ các thương hiệu nổi tiéng. Ví dụ: Hanna HI98129, Hanna HI9811-5, Hanna HI98130.
Nếu bạn không khắc phục những lỗi thường gặp khi sử dụng bút đo TDS của mình thì sẽ có thể khiến cho thiết bị hư hỏng nặng hơn, khó có thể sửa chữa. Vậy nên hãy nắm rõ các dấu hiệu, cách nhận biết và tiến hành khắp phục ngay để bút đo TDS có thể hoạt động hiệu quả nhất nhé! Nếu cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu mua bút đo TDS, bạn hãy liên hệ ngay với TKTECH qua số hotline để được hỗ trợ.