Làm việc trong không gian hạn chế (CSE) là một trong các danh mục công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng rất phổ biến trong ngành khai khoáng, hóa chất và dầu khí. Đã có rất nhiều tai nạn đã xảy ra như: Ngạt thở té ngã, điện giật, bệnh bụi phổi, chết vì khí độc, cháy nổ… liên quan đến CSE. Trong bài viết này, TKTECH sẽ mang đến những thông tin liên quan về vấn đề làm việc đảm bảo an toàn trong không gian kín sao cho hiệu quả nhất.
Khái niệm không gian hạn chế là gì?
Confined Space (không gian kín, hạn chế) là một dạng không gian kín hoàn toàn hoặc kín một phần. Ở đó không được thiết kế dành cho người ở liên tục. Nó có lối vào hoặc lối ra hạn chế/bị hạn chế hoặc một cấu hình có thể làm phức tạp các hoạt động sơ cứu, cứu hộ, sơ tán hay các hoạt động ứng phó khẩn cấp khác.
Không gian bị hạn chế có thể gây rủi ro đến sức khỏe và sự an toàn của những người bước vào trong do các yếu tố sau:
– Thiết kế, xây dựng, vị trí hoặc bầu không khí nơi đó không đảm bảo
– Các vật liệu, chất ở trong đó
– Các hoạt động, công việc đang được thực hiện trong đó
– Các nguy cơ về mặt cơ học, quy trình và an toàn hiện hữu ở trong đó.
Không gian kín có thể ở dưới hoặc trên mặt đất và được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi làm việc. Một số ví dụ về loại không gian này đó là: thùng, phễu, hầm, bể chứa, cống rãnh, đường ống, xe tải, xe bồn, nồi hơi…
Làm việc trong không gian hạn chế có những mối nguy hiểm gì?
Hầu như tất cả những sự nguy hiểm có thể tìm thấy trong một không gian làm việc thông thường thì đều xuất hiện ở trong không gian kín. Tuy nhiên, nó thậm còn có phần nguy hiểm hơn, bao gồm:
Chất lượng không khí kém
Nồng độ oxy trong môi trường bình thường khoảng 20,9%. Tuy nhiên trong không gian kín, nồng độ oxy có thể giảm xuống rất thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hàm lượng oxy trong không gian này bị suy giảm như:
– Giảm hàm lượng oxy do tiêu thụ bởi người vào làm việc, nhưng không được bổ sung đủ, kịp thời.
– Oxy bị chiếm chỗ bởi các khí, hơi khác (phổ biến là Nitơ).
– Oxy phản ứng với các hóa chất có trong không gian đó.
Theo quy định an toàn, nếu nồng độ oxy giảm dưới 19,5% thì không được phép vào không gian kín, trừ trường hợp cứu hộ với đầy đủ thiết bị hỗ trợ hô hấp.
Trong không gian ấy sẽ không có đủ lượng oxy để công nhân hít thở. Bầu không khí có thể chứa một số chất độc làm cho công nhân bị mệt, thậm chí bất tỉnh. Thông gió tự nhiên một mình trong không gian này thường sẽ không đủ để duy trì chất lượng thoáng khí.
Mối nguy hiểm từ chất gây ngạt
Trong không gian hạn chế luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tồn tại khí độc hại. Thường gặp nhất là khí H2S, CO, CO2… Khí độc tồn tại trong không gian này theo nhiều cơ chế khác nhau như:
– Khí độc được tạo ra do các loại hóa chất được lưu chứa trong không gian đó.
– Khí độc bị giữ lại trong không gian này do đặc tính khối lượng (ví dụ các loại khí độc có khối lượng phân tử lớn thường tồn tại trong các không gian kín nằm bên dưới mặt đất…).
– Khí độc hình thành do các công việc bên trong không gian như khí hàn, dung môi sơn…
– Khí độc hình thành do phản ứng phân hủy sinh học.
Mối nguy hiểm từ các khí dễ cháy
Trong các không gian kín tại các mỏ khai khoáng than, nhà máy chế biến dầu khí thường dễ gặp phải tình huống này. Một số loại không gian cũng bị hạn chế khác như hố xử lý nước thải, cống rãnh nước thải… cũng thường tồn tại mối nguy này (metan hình thành do phản ứng phân hủy yếm khí).
Ngoài ra còn phải kể đến khí dễ cháy hình thành do sử dụng các dung môi, hoặc hóa chất bên trong không gian kín như công việc sơn, vệ sinh sử dụng các loại dung môi dễ cháy nổ.
Mối nguy hiểm từ hóa chất
Phần lớn các không gian kín trong sản xuất công nghiệp là các khu vực phản ứng hay lưu trữ hóa chất, xúc tác. Do đó mối nguy hóa chất luôn hiện hữu trong phần lớn các công việc liên quan đến không gian này. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của các loại hóa chất được lưu trữ bên trong để có phương án làm việc phù hợp.
Mối nguy hiểm từ áp suất
Áp suất trong không gian kín có thể cao hơn hoặc thấp hơn bên ngoài. Trong cả hai trường hợp đều nguy hiểm cho sức khỏe của người vào trong không gian này. Ngoài ra, áp suất cao hơn hay thấp hơn bình thường cũng đều gia tăng nguy cơ phá vỡ thiết bị như nổ hay collapse thiết bị.
Mối nguy do cô lập không đúng hoặc không thực hiện cô lập
Một yêu cầu bắt buộc khi thực hiện công việc trong không gian kín là cô lập về điện, cô lập về cơ khí và cô lập về dòng công nghệ. Nếu thực hiện không đúng hoặc thiếu có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường trong không gian này.
Một số mối nguy hiểm khác trong không gian hạn chế
Bên cạnh các mối nguy được đề cập trên còn có một số mối nguy hiểm khác trong không gian kín như:
- Mối nguy về điện
- Mối nguy do thiếu ánh sáng
- Mối nguy tiếng ồn cao
- Mối nguy do từng công việc cụ thể bên trong không gian này gây ra
- Mối nguy sinh học như rắn, rết, bọ cạp…
- Mối nguy thời tiết: mưa gây ngập lụt
- Mối nguy từ bụi…
>> Có thể bạn quan tâm
Nồng độ oxy an toàn trong không gian kín là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điểm 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế thì Giới hạn cho phép của không khí trong không gian này được quy định như sau:
– Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.
– Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian kín phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.
– Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian này không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.
Các giải pháp đảm bảo an toàn khi làm việc tại không gian hạn chế
Vấn đề đảm bảo an toàn khi làm việc trong không gian kín là rất quan trọng. Làm việc tại những không gian đặc biệt này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người làm việc. Ví dụ như những rủi ro tai nạn, bị mắc kẹt, bị thương tổn và tử vong. Do đó, các giải pháp đảm bảo an toàn khi làm việc tại không gian là rất quan trọng và cần thiết.
Dưới đây là một số giải pháp đảm bảo an toàn khi làm việc tại đây:
– Tiến hành đo khí để xác định được nơi làm việc có thật sự an toàn không
– Đánh giá các rủi ro có thể gặp phải và đưa ra các phương pháp để xử lý
– Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ hoặc thiết bị ứng cứu trong những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp nhất.
Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong không khí
Máy đo nồng độ oxy trong không khí là một thiết bị đo lường quan trọng để đảm bảo an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế. Việc đo lường nồng độ oxy trong không khí giúp phát hiện sớm các tình huống nguy hiểm như thiếu oxy hoặc oxy bị giảm độ trong không khí.
Để sử dụng máy đo nồng độ oxy trong không khí chất lượng trong không gian kín, cần tuân thủ các bước sau:
Xác định độ chính xác của máy đo
Trước khi sử dụng máy đo, cần xác định độ chính xác của nó bằng cách thực hiện kiểm tra với một bộ chuẩn có chứa nồng độ oxy đã biết trước.
Sử dụng đúng cách khi đo trong không gian hạn chế
Sử dụng máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chú ý đến các yêu cầu kỹ thuật, ví dụ như cài đặt, hiệu chuẩn, bảo trì và vệ sinh.
Hiệu chuẩn định kỳ
Máy đo nồng độ oxy cần được hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo. Thời gian hiệu chuẩn định kỳ thường là 6 tháng hoặc 1 năm.
Đọc kết quả đo
Khi sử dụng máy đo, cần đọc và ghi lại kết quả đo để phân tích và kiểm soát nồng độ oxy trong không gian làm việc.
Lưu trữ và bảo quản
Sau khi sử dụng, cần lưu trữ và bảo quản máy đo nồng độ oxy trong không khí chất lượng đúng cách để đảm bảo độ chính xác của nó trong các lần sử dụng sau.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy đo khí, máy đo nồng độ oxy trong không khí của các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng và bảo hành thì hãy liên hệ với TKTECH nhé! Hy vọng qua đây, bạn đã nắm bắt được những vấn đề quan trọng của không gian hạn chế!