Khí nén là một dạng năng lượng hiện diện trong mọi khía cạnh của đời sống hằng ngày, nó có nhiều ứng dụng thực tiễn vô cùng quan trọng. Vậy nên việc tìm hiểu về khí nén là gì, đặc điểm, ứng dụng cũng như tầm quan trọng của khí nén là điều rất cần thiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm về loại khí này thì xin mời cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của TKTECh nhé!
Tìm hiểu khí nén là gì?
Khí nén là một dạng năng lượng được chuyển hoá từ không khí tự nhiên (hoặc các hợp chất khí hoá học) và nó được nén ở áp suất 3000psi hoặc 3600psi. Trong đó, không khí được nén khí là một hỗn hợp khí bao gồm nhiều loại khí khác nhau, chủ yếu là khí Nitơ (chiếm 78%) và khí Oxy (chiếm 21%). Khí nén được hình thành bằng cách giảm thế tích của khí để tạo thành áp lực lớn, từ đó tạo ra nguồn năng lượng đầy hiệu năng.
Dụng cụ khí nén chính là các thiết bị sử dụng khí nén, nó vận hành bằng áp suất khí nén. Với các loại thiết bị phổ biến như: súng bắn ốc dùng hơi, máy đục bê tông khí nén, máy mài hơi… Để sử dụng các dụng cụ khí nén này, bạn cần kết nối thiết bị với dây dẫn khí nén. Ưu điểm của nó là không xảy ra trường hợp như chập điện gây nguy hiểm hoặc lúc mất điện làm gián đoạn công việc của bạn.
Xem thêm: Van khí nén là gì? Đặc điểm và ứng dụng của van khí nén
Các đặc điểm của khí nén
Để sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất, bên cạnh việc nắm được khái niệm khí nén là gì thì bạn cần hiểu thêm về những đặc điểm quan trọng của loại khí này ngay sau đây:
- Khí nén là loại khí không độc, không cháy bởi thành phần chính của nó là không khí tự nhiên.
- Thông thường, tốc độ khí nén được đo trong các Xilanh là từ 1-2 m/s.
- Khí nén được giới hạn sử dụng ở mức nhiệt độ thích hợp là từ 0 – 99°C.
- Đây là nguồn năng lượng dồi dào vô tận (tương tự như năng lượng mặt trời, gió, nước…). Vậy nên sau khi hoàn thành quy trình sử dụng, khí nén sẽ được thải ra ngoài môi trường, hòa cùng với không khí và được tái sử dụng.
- Khí nén không bị ảnh hưởng bởi trọng lượng hay đặc tính vật lý, vì thế nó có thể được vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng thông qua các đường ống có cự ly phù hợp. Ngoài ra, khí nén còn có thể được nén trong bình chứa để vận chuyển trong hệ thống khí nén.
- Khí nén là một dạng năng lượng trung tính, nó không có khả năng gây cháy nổ (áp suất của khí nén chỉ có 6bar). Vậy nên được sử dụng ở những khu vực có nguy cơ cháy nổ như mỏ khai thác than đá, dầu mỏ… để thay thế cho các năng lượng khác như gas, điện, xăng… để hạn chế tối đa vấn đề cháy nổ trong môi trường làm việc.
Ứng dụng của khí nén là gì trong cuộc sống
Khí nén được tạo lập thành một hệ thống khí nén để sử dụng và phục vụ cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như:
Sửa chữa ô tô, xe máy
Trong các hãng sửa chữa xe ô tô, xe máy bạn thường sẽ thấy nhiều thiết bị sử dụng áp suất khí nén như máy bơm lốp xe, máy siết bu lông, máy xì khô xe, thiết bị cấp khí cho cầu nâng xe, máy bơm mỡ… Các thiết bị này sử dụng khí nén nên đã giúp hỗ trợ và tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cho người thợ trong quá trình sửa chữa.
Xưởng mộc, xưởng gia công cơ khí
Việc sử dụng áp suất khí nén vào các thiết bị gia công trong ngành cơ khí, xưởng mộc để thay thế cho những công việc thủ công mất nhiều sức lao động đã giúp quá trình tạo ra các sản phẩm được rút ngắn thời gian hơn, tính thẩm mỹ cũng đảm bảo cao hơn. Khí nén thường được sử dụng trong các thiết bị cấp nguồn khí cho công cụ, thiết bị điều khiển truyền động, máy ép phun, máy phun sơn, thiết bị hỗ trợ nung chảy, thiết bị làm sạch dụng cụ, cưa…
Dược phẩm, nha khoa, y tế
Khí nén cũng được ứng dụng trong các thiết bị lĩnh vực dược phẩm (cấp khí cho các thí nghiệm hóa sinh, quy trình chế tạo thuốc và sấy khô thuốc…) và nha khoa (áp suất khí nén dùng trong các thiết bị nhổ răng, lấy nha, máy nội nha, vệ sinh răng miệng), y tế (máy khí nén được sử dụng để khử trùng dụng cụ, vận hành hệ thống hô hấp bệnh viện để cung cấp máy thở phục vụ cho bệnh nhân).
Công nghiệp chế tạo, khai thác khoáng sản
Những nhà máy có dây chuyền tự động hoá đều sử dụng khí nén để vận hành hệ thống sản xuất và lắp ráp tự động sản phẩm. Ngoài ra, các hệ thống né khí sạch còn được dùng để sản xuất hoặc các thiết bị liên quan đến khí nén như xi lanh khí nén, van điều khiển khí nén, van điện từ khí nén…
Ngoài ra, khí nén cũng là một loại khí được ứng dụng phổ biến trong ngành khai thác khoáng sản để vận hành máy bơm, thiết bị truyền động, thăm dò độ sâu, vận chuyển… Ngoài ra, khí nén còn được ứng dụng trong việc chế tạo các thiết bị như máy đo khí, máy đo áp suất.
Chế biến thực phẩm
Với đặc tính là nguồn năng lượng sạch, khí nén được ứng dụng rất phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm. Ví dụ như sục khí sạch cho nước, đóng gói chân không, đóng chai, sấy khô… hoặc dùng để điều khiển thiết bị truyền động, vận chuyển dây chuyền sản xuất… Đặc biệt, khí nén còn được sử dụng trong các thiết bị máy bơm màng khí nén để phục vụ khâu nhập liệu, sang chiết, đóng gói… sản phẩm.
Ưu nhược điểm của hệ thống khí nén là gì?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cũng như ứng dụng thực tế của loại khí này, chúng ta có thể đưa ra đánh giá về những ưu điểm và nhược điểm của loại khí này như sau:
Ưu điểm
So với nhiều nguồn năng lượng khác, khí nén mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng với những ưu điểm nổi trội như:
- Việc sử dụng hệ thống khí nén không làm ảnh hưởng đến môi trường và con người xung quanh vì đây là nguồn năng lượng xanh, thân thiện.
- Việc vận chuyển và truyền tải khí nén thông qua hệ thống dẫn thường ít khi bị rò rỉ, không gây tổn thất và hao mòn, đặc biệt là rất an toàn.
- Với tốc độ truyền động cao, khí nén có khả năng cung cấp cho nhiều công việc khác nhau với độ chính xác tốt, hiệu quả và nhanh chóng.
- Hệ thống khí nén không gây ra cháy nổ, hoả hoạn vì nó chỉ làm việc ở mức áp suất thấp hoặc trung bình, nhiệt độ không hề cao.
- Chi phí để thiết kế và xây dựng một hệ thống khí nén cơ bản rất phải chăng, phù hợp với ngân sách của mọi doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của khí nén là gì thì loại khí này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định mà bạn cần biết như:
- Sau khi kết thúc quá trình làm việc, lượng khí thoát ra ngoài có thể mang theo tiếng ồn, tiếng rít rất lớn gây cảm giác khó chịu.
- Hệ thống khí nén chỉ thích hợp cho những hệ thống, dây chuyền sản xuất nhỏ có công suất làm việc trung bình nên bạn hãy cân nhắc trước khi lắp đặt.
Trên đây là thông tin chi tiết về khí nén là gì, hy vọng qua đó bạn đã có được cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của khí nén. Đồng thời nắm rõ được những ứng dụng thực tiễn của nó trong đời sống và sản xuất. Nếu có thắc mắc gì cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay hotline của TKTECH để được nhân viên hỗ trợ cho bạn tận tình nhất nhé!