Hiện nay chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của sự phát triển thần tốc của các ngành công nghiệp, sản xuất, kinh tế, dịch vụ… Để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người thì chúng ta không thể không nhắc đến ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị có thể kể ra các ứng dụng thực thế như làm ra các loại động cơ ô tô, xe máy, động cơ quạt, các loại băng chuyền, băng tải trong ngành sản xuất, vận chuyển… Đặc biệt còn có áp dụng đa dạng hơn vào công tác nghiên cứu, giáo dục trong các trung tâm, trường học…cũng đang rất phổ biến hiện nay.
Trong quá trình hoạt động chắc chắn chúng ta sẽ cần phải đo và kiểm soát tốc độ của máy móc, thiết bị nhằm phục vụ công tác giám sát, bảo trì, sữa chữa để giúp thiết bị hoạt động chính xác, ổn định tránh hư hỏng. Vì vậy sự ra đời của các máy đo tốc độ vòng quay của động cơ là cực kĩ hữu dụng, giúp ích cho con người rất nhiều, hiệu quả mang lại vô cùng lớn cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Từng loại máy móc, thiết bị, loại động cơ khác nhau thì sẽ có cách đo riêng biệt khác nhau, sử dụng các máy đo tốc độ vòng quay cũng khác nhau. Vậy thì làm cách nào chúng ta phân biệt được và sử dụng thiết bị đo hợp lí?
Hãy cùng TKTech phân tích và tìm hiểu rõ hơn cách sử dụng sản phẩm phù hợp nhé!
Hai phương pháp đo tốc độ vòng quay động cơ
Hiện nay có 3 phương pháp dùng để đo tốc độ vòng quay khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng để có thể đo được tốc độ vòng quay của động cơ một cách chính xác nhất là phương pháp đo tiếp xúc, phương pháp đo không tiếp xúc ( đo rpm bằng phản quang) và đo rpm sử dụng tần số chớp ( đèn Led).
a. Phương pháp đo tiếp xúc ( đo trực tiếp )
Đây là phương pháp đo truyền thống trong các phương pháp đo nhưng đo cũng rất chính xác. Tốc độ vòng quay của vật cần đo sẽ được cảm biến chuyển đổi thành tín hiệu điện và sẽ được thiết bị phân tích và hiển thị trên màn hình của máy đo.
Phương pháp đo này vẫn được sử dụng khá thường xuyên nhưng bất lợi củng phương pháp này là chỉ đo được những vật có vận tốc quay thấp từ 20 rpm đến 20.000 rpm và phụ thuộc rất nhiều vào lực tiếp xúc, nếu tốc độ quá lớn sẽ dễ bị trượt ra ngoài. Ngoài ra phương pháp này cũng không thể đo nhưng vật có kích thước nhỏ.
Chú thích: RPM ( Revolutions Per Minute ) là số vòng quay trong một phút, dùng để đo tốc độ động cơ.
Máy đo tốc độ vòng quay Fluke 931 là mẫu thiết bị đo tiếp xúc hàng đầu mà TKTech đang phân phối giá cực tốt trên thị trường:
Máy đo tốc độ vòng quay Fluke 931 là tốc độ kế cầm tay, tích hợp các chức năng đo tốc độ tiếp xúc và không tiếp xúc, đồng thời có thể đo chính xác số vòng quay mỗi phút (RPM) hoặc tốc độ bề mặt cũng như khoảng cách. Fluke 930 tương tự như Fluke 931 với cấu hình tối thiểu. Chỉ có chức năng đo không tiếp xúc, thiết bị có giá cả hợp lý hơn và chất lượng đồng nhất.
Thông số kĩ thuật:
Fluke 931 thông số kỹ thuật tachometer
Bao gồm Á hậu 0,1 mét, bánh xe 6 inch, đầu giảm tốc độ, đầu vận tốc hình nón, thanh kéo dài, 10 băng phản chiếu
2 pin 1.5V 5 (khoảng 40 giờ)
Nhiệt độ hoạt động 0 ° C đến 50 ° C
Nhiệt độ bảo quản -20 ° C đến 70 ° C
Kích thước 175 x 60 x 28 mm
Trung bình tối thiểu tối đa
Cuối cùng, ghi lại việc đọc
Hiển thị kích hoạt
Tự động tắt máy
b. Phương pháp đo không tiếp xúc bằng rpm phản quang ( đo gián tiếp )
Cách đo của phương pháp này là sử dụng máy đo kèm giấy phản quang gắn lên vật thể cần đo. Khi đo thiết bị sẽ phát ra một chùm tia hồng ngoại và chùm tia ánh sáng này sẽ chiếu vào giấy phản quang và sẽ bị phản xạ lại. Tốc độ của vòng quay sẽ được đo bằng cách đo thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo.
Phương pháp đo này cao cấp và tiện lợi hơn phương pháp đo tiếp xúc trực tiếp, phù hợp để đo một số loại động cơ có kích thước và tốc độ vừa phải như động cơ motor, máy khoan, cắt… . Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng dán được giấy phản quang ( như máy dệt chẳng hạn) thì không thể nào dừng máy để dán giấy phản quang và cần phải chú ý rằng, khoảng cách lớn nhất giữa tấm phản quang và thiết bị đo không được vượt quá 350mm.
Dải đo từ 20 rpm đến 100.000 rpm.
Máy đo tốc độ động cơ Laser không tiếp xúc GM8905 tiếp tục là mẫu sản phẩm ưu việt đang phân phối tại TKTech
Máy đo tốc độ động cơ Laser không tiếp xúc GM8905 với phương pháp đo bằng laser, không cần phải tiếp xúc trực tiếp, rất tiện lợi khi cần đo vòng tua xe gắn máy, quạt máy,.. chỉ cần khởi động máy và bấm nút đo, máy ngay lập tức hiển thị kết quả tốc độ vòng tua xe máy, động cơ trên màn hình.
Thông số kĩ thuật:
Các chức năng chính: Đo tốc độ quay cơ
Các tính năng: Đo không tiếp xúc
Dải đo: 2,5 đến 99999 RPM
Chế độ làm việc: Đo lường tức thì
Giá trị Hiển thị :Tối đa: 99999 RPM
Thời gian lấy mẫu: 1 lần / giây
Độ phân giải: 0.1 vòng / phút (2,5 đến 999,9 vòng / phút), 1 vòng / phút (1000 đến 99999 vòng / phút)
Độ chính xác: +/- (0.1 phần trăm n + 5d) RPM (2.5 đến 999.9RPM), +/- (1% n + 5d) RPM (1000 đến 99999RPM)
Nhiệt độ làm việc: 0 đến 50 ℃
Laser Beam: Classic 2, 2-5mW
Công suất làm việc: Pin AAA 1.5V ( Không bao gồm )
- Nhấn phím MODE cho đến khi trên màn hình xuất hiện chữ rpm. Đây là chế độ đo tốc độ vòng quay
- Miếng dán phản quan dán lên vật thể quay, tốt nhất nên gắn ở vị trí ngoài biên của vật quay. Gắn càng xa tâm càng tốt, mục đích là để có góc quay lớn nhất, cảm biến sẽ phát hiện chu kỳ tốt nhất.
- Tốt nhất nên dùng miếng phản quang theo máy.
- Trường hợp hết miếng phản quang thì có thể dùng giấy bạc hoặc băng keo 2 mặt, 1 mặt phủ kim tuyến phản quang. Hoặc cái thứ gì đó mà nó phản quang được tốt nhất.
- Cho vật thể quay, hướng máy đo tốc độ vòng quay vào vùng có miếng phản quang. Khoảng cách tốt nhất tới vị trí miếng phản quang là dưới 0.5m. Khi bấm phím đo, chùm laser xuất hiện, hướng cho chùm laser vào vùng có miếng phản quang. Giữ cố định hướng chiếu khoảng 1 giây là có kết quả đo. Cứ bấm giữ 1 chút, máy sẽ tự động lưu kết quả đo và giá trị MIN – MAX – AVG.
> Có thể bạn quan tâm
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc
Vậy là bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn sử dụng máy đo tốc độ vòng quay cho bạn nhanh chóng. Chúc bạn thành công.