Đặt gạch lát sàn, cách dán gạch tường là một trong những nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, nó lại có vẻ khó khăn với những người mới vào nghề. Để đảm bảo căn chỉnh chính xác, mang đến tính thẩm mỹ cao bạn nên có máy cân mực laser. Và dưới đây là hướng dẫn sử dụng để người dùng đo được chính xác hơn.
Hướng dẫn lát gạch sàn bằng máy cân bằng laser
Bước 1: Đo diện tích sàn
Đo kích thước của sàn nhà để chuẩn bị gạch lát cho phù hợp. Đối với sàn hình vuông và hình chữ nhật, bạn cần nhân chiều dài với chiều rộng để có tổng diện tích hình vuông.
Đối với các khu vực có hình dạng lạ, muốn tính nhanh tổng diện tích sàn, hãy sử dụng máy đo khoảng cách, chỉ trong vài giây sẽ trả lại kết quả mong muốn.
Bước 2: Tạo lớp nền bề mặt
Để tạo lớp nền cơ sở, tốt hơn hết bạn nên dùng ống nước to căng dây lấy cốt và tạo độ dốc theo yêu cầu của gia chủ, Tuy nhiên, với những dự án lớn, các công trình xây dựng chuyên nghiệp, người ra thường sử dụng máy bắn cốt laser.
Tiến hành trộn vữa lót xi măng với tỷ lệ thích hợp, hãy đảm bảo độ nhão vừa phải. Việc vữa quá khô hoặc quá ướt không chỉ không đúng kỹ thuật mà còn khiến bề mặt nền lát xấu, không thẩm mỹ.
Đổ lớp vữa lót đều lên bề mặt của sàn nhà, tuy nhiên cần lưu ý rằng đổ đúng với cốt đã lấy từ trước. Ngoài ra, để đảm bảo độ phẳng, nên sử dụng thước xây. Chiều dày của vữa lót đạt chuẩn là từ 2-3 cm, đảm bảo không được quá dày bởi có thể khiến tình trạng thi công gặp khó khăn.
Bước 3: Xác định điểm bắt đầu và lát gạch
Dựa theo đặc điểm của gạch lát và diện tích của ngôi nhà mà bạn có thể xác định được điểm bắt đầu lát nền nhà đảm bảo thằng và hoa văn trùng khớp nhau.
Sử dụng máy cân bằng tia laser để tạo đường laser ngang, dọc. Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng các loại máy như máy cân bằng Laser Bosch GLL 5-50X hay SA531X-Black… Nó có thể chênh lệch về mức giá tuy nhiên độ chính xác tương đối cao.
Khi lát, cần rải lớp xi măng xuống dưới để gạch và lớp lót nên bám dính với nhau. Lưu ý: Gạch lát sàn cần được đặt cùng chiều gân mặt dưới lên lớp vừa lót. Tùy vào kích thước của gạch lát nền sẽ quyết định đến độ rộng của mạch vữa.
Tiếp theo, điều chỉnh và sử dụng búa cao su đập nhẹ vào giữa các viên gạch để tăng độ bám dính.
Bước 4: Chít mạch
Sau khi lát gạch xong, đợi khoảng 3-4 giờ để gạch bám dính vào nền, ta tiến hành trít mạch. Sử dụng bột trít mạch để thực hiện công đoạn này (bột chít mạch có thể mua ở các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng).
Sử dụng bay bũi nhọn để được bột trít mạch vào những đường mạch cần trít. Nên nhớ, đưa một đường vừa đủ, sau đó lấy bay hớt bỏ lớp vữa thừa khi chít mạch ra ngoài. Việc làm đúng công đoạn này sẽ giúp đảm bảo hiệu ứng thẩm mỹ cao hơn.
Bước 5: Làm sạch bề mặt nền
Sau khoảng 24 tiếng, lớp vữa khô, bạn hãy tiến hành vệ sinh bề mặt gạch bằng cách sử dụng khăn ẩm lau sạch phía bề mặt nền. Tuyệt đối không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của nền nhà.
Yêu cầu kỹ thuật và tính thẩm mỹ sau lát nền
Trong quá trình thi công lát nền, người dùng cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Vữa lót không được để loãng hoặc dùng vữa quá ướt hoặc quá khô
- Sau quá trình thi công, không được để vữa bám trên sàn quá lâu, vữa vừa khô cần tiến hành lấy rẻ lau ngay.
- Khi lát sàn xong, gõ vào bề mặt gạch không nghe tiếng “ộp” ở giữa thân gạch, mạch vữa nhỏ và đều
- Nền gạch phẳng theo độ dốc, mạch vữa thẳng và gọn.
- Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ một số các lưu ý:
- Trước khi lát gạch, cần đầm kỹ và làm phẳng nền.
- Khi cán vừa phải được phủ kín, bằng phẳng và tạo một độ dốc để thoát nước khi cần rửa nền.
- Với nền gạch cũ nếu bị vỡ lỡ, bạn nên cạy hoặc đục lên toàn bộ và lát như khi xây mới. Khi nền nhà hỏng cần khắc phục ngay để toàn bộ nền và tính thẩm mỹ của ngôi nhà không bị ảnh hưởng.