Hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết đơn giản

Thyristor là một linh kiện khá quan trọng giúp điều khiển động cơ một chiều trở nên đơn giản hơn. Vậy làm sao để biết thiết bị này còn hoạt động hay không? Cùng xem cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết được thực hiện bằng đồng hồ vạn năng như thế nào nhé!

Cach-test-Thyristor-bang-dong-ho-van-nang
Cách test Thyristor bằng đồng hồ vạn năng

Thyristor là gì?

Thyristor (SCR) là Silicon Controlled Rectifier, một loại linh kiện bán dẫn có chân, xuất hiện ở hầu hết các bảng bo mạch điện tử. Nó đóng vai trò như một chiếc khóa điện tử có điều khiển.

SCR có 4 lớp bán dẫn P-N và được ghép xen kẽ vào nhau. Ba chân của nó gồm: cực dương Anot (A), cực âm Katot ( K) và cực điều khiển Gate (G). Trong đó, Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ A sang K khi có một dòng điện kích vào chân G.

Nói một cách dễ hiểu, Thyristor là một Điốt và được ghép từ 2 Transistor có 2 chiều đối nghịch và có thể điều khiển được. Chúng sẽ hoạt động cùng nhau khi được cấp điện và tự động ngắt, chúng sẽ trở lại  trạng thái ngưng dẫn khi không có điện.

Thyristor (SCR) sử dụng trong những công việc nào?

Thyristor-SCR-Silicon-Controlled-Rectifier
Thyristor (SCR) – Silicon Controlled Rectifier

Trước khi đi vào tìm hiểu cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết, cùng xem thiết bị này được ứng dụng như thế nào nhé!

Vào năm 1956, chiếc SCR đầu tiên được sản xuất cho một mục đích thương mại, giúp kiểm soát được một lượng lớn năng lượng và điện áp. Ngoài ra, thiết bị này còn được ứng dụng trong việc điều chỉnh công suất điện, điều chỉnh ánh sáng và điều khiển tốc độ động cơ điện.

Một chức năng khác của Thyristor đó là dùng để tắt thiết bị nhờ việc đảo ngược dòng điện xoay chiều. Nhưng SCR lại có dòng điện trực tiếp nên rất khó để sử dụng chi thiết bị. Ngày nay, bằng cách sử dụng tín hiệu cổng điều khiển nên có thể sử dụng Thyristor để bật và tắt an toàn. Bởi vậy Thyristor thường được ứng dụng để làm công tắc.

Hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết

Để đảm bảo xem Thyristor còn hoạt động hay không thì người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng. Tránh trường hợp đã hàn Thyristor vào mạch nối rồi nhưng lại phát hiện ra nó đã hỏng thì rất khó để xử lý thay thế Thyristor mới. Cách kiểm tra Thyristor SCR bằng đồng hồ vạn năng như sau:

Cach-kiem-tra-Thyristor-con-song-hay-da-chet
Cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết

Bước 1: Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về x1W.

Bước 2: Nối que đo màu đen vào ch6ân Anode (A) và que đo màu đỏ vào chân Kathode (K) của linh kiện SCR. Ban đầu bạn sẽ thấy kim của đồng hồ không lên.

Bước 3: Sử dụng tua -vit để chập chân A và với chân G thì ta thấy kim đồng hồ có sự dịch chuyển lên trên. Tiếp đó, bạn bỏ tua – vit ra và thấy kim đồng hồ vẫn lên chứng tỏ là Thyristor vẫn đang hoạt động tốt.

Ngược lại, nếu như kim đồng hồ không di chuyển thì chứng tỏ Thyristor SCR đã bị hỏng hoặc bị rò.

Những thông số cần lưu ý trong cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết 

Dưới đây là một vài thông số về thyristor mà người thực hiện quy trình đo cần quan tâm:

Dòng điện thuận cực đại:

Dòng điện có trị số lớn nhất ở mức chịu đựng được chạy qua Thyristor đó là dòng điện thuận cực đại. Trường hợp dòng điện này quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu điện năng của Thyristor.

– Điện áp ngược cực đại – Cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết

Dòng điện có trị số lớn nhất ở mức chịu đựng được chạy qua Thyristor đó là dòng điện thuận cực đại. Trường hợp dòng điện này quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu điện năng của Thyristor.

Cach-kiem-tra-Thyristor-con-hoat-dong-khong
Cách kiểm tra Thyristor còn hoạt động không

– Dòng điện kích cực tiểu

IGmin là ký hiệu của dòng điện cực tiểu. Nếu điện áp tại cùng VAK thấp và cần có dòng điện cực tiểu tại cực G nhằm kích dẫn điện. Dòng điện này sẽ có trị số nhỏ nhất ở mức có thể chịu đựng được đủ để điều khiển được thyristor.

Giá trị thường rơi vào khoảng 1 mA đến vài chục mA. Trị số cùng chiều công suất của Thyristor. Nếu Thyristor có công suất nhỏ thì đồng nghĩa với việc IGmin cũng sẽ có trị số nhỏ.

– Thời gian mở Thyristor – Cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết

Đây chính là thời gian hay độ rộng của xung kích Thyristor. Nhiệm vụ chính là chuyển Thyristor từ trạng thái ngừng sáng dẫn cũng như kéo dài thời gian mở vài giây.

– Thời gian tắt:

Dựa theo nguyên lý hoạt động của Thyristor, nó sẽ tự duy trì trạng thái dẫn cho đến khi nhận được những tác động kích điện. Khi muốn chỉnh trạng thái dẫn sang này thì anh em có thể điều chỉnh IG và VAK trở về 0 và bằng nhau.

Muốn Thyristor tắt hẳn thì cần khoảng 20-30 micro giây. Trường hợp thời gian không đủ dài thì VAK sẽ tăng cao, điều này khiến thyristor hoạt động và dẫn điện.

Cau-tao-cua-linh-kien-Thyristor
Cấu tạo của linh kiện Thyristor

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất có thể bạn quan tâm

Đồng hồ vạn năng nào kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết tốt nhất?

Để thực hiện cách kiểm tra thyristor, bạn nên dùng các máy đo chất lượng cao, đến từ các thương hiệu lớn như: Fluke, Kyoritsu, Hioki… Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm phù hợp thì có thể tham khảo các mẫu vạn năng kế sau đây:

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1018H

 

Kyoristu-1018H-dong-ho-do-dien-da-chuc-nang
Kyoritsu 1018H – đồng hồ đo điện đa chức năng

Kyoritsu 1018H là sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Kyoritsu nổi tiếng của Nhật Bản. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, dạng cầm tay và được ứng dụng để đo điện áp, điện trở, dòng điện một chiều, tụ điện… Kyoritsu 1018H có độ bền cao và cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao.

Cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết bằng Kyoritsu 1109s

Kyoritsu 1109S là một thiết bị đo và kiểm tra thyristor hoàn hảo với sự kết hợp của 3 công cụ đo ampe kế, ôm kế và vôn kế. Bởi vậy thiết bị có khả năng đo điện áp, điện trở, dòng điện… vô cùng linh hoạt và có độ chính xác cao.

Đặc biệt thiết bị còn trang bị một cầu chì ở điểm tiếp nối các giắc cắm đầu dò và thiết bị đầu cuối của máy. Từ đó sẽ ngăn chặn được nguy cơ dòng xoay chiều tăng áp đột ngột, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110

Kyoritsu 1110 là một trong những sản phẩm hỗ trợ kiểm tra thyristor tốt nhất hiện nay. Sản phẩm được tích hợp nhiều tính năng đo như kiểm tra nhiệt độ, đo điện áp, điện trở, đo thông mạch, đo dòng điện…giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết bằng Hioki DT4254 

Hioki DT4254 là sản phẩm của hãng Hioki nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Máy có thể đo dải điện áp AC/DC, đo tần số, dò điện áp,… linh hoạt. Thích hợp thực hiện cách kiểm tra thyristor công suất lớn.

Tính năng True RMS cho kết quả đo rất chuẩn xác và đáng tin cậy. Thiết bị có khả năng hoạt động trong phạm vi nhiệt rộng, từ -10 ( 14 ° F ) đến 50 ° C ( 122 ° F ). Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn với  CAT IV 600 V , CAT III 1000 V.

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253

Hioki DT4253 là đồng hồ vạn năng tích hợp kiểm tra điốt điện áp cực hở. Đây cũng là sản phẩm giúp bạn thực hiện cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết hiệu quả. Với khả năng đo: 5.0 V nhỏ hơn, dòng điện đo 0.5 mA hoặc nhỏ hơn. Nhờ đó, người dùng có thể ứng dụng đồng hồ vạn năng này trong kiểm tra SCR.

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281

Hioki DT4281 là thiết bị bạn cần tìm khi học cách kiểm tra SCR sống hay chết. Bởi thiết bị có khả năng kiểm tra điốt và Thyristor 0,15 V ~ 3 V giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình kiểm tra Thyristor hay.

Vừa rồi là những model sản phẩm chất lượng bạn có thể tham khảo để ứng dụng cho cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết đơn giản. Hy vọng qua bài viết, mọi người đã có thể nắm được kiến thức và cách đo để mang lại kết quả chính xác nhất. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan
tinh nang may do do am go
Bạn đang mua máy đo độ ẩm gỗ và băn khoăn không biết loại nào phù hợp nhất với mình? Bạn đã biết rằng việc đảm bảo gỗ có độ ẩm thích hợp là điều cần thiết cho một dự án chế biến gỗ thành công. Nhưng lại không biết…
theo doi nhiet do my pham
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một sản phẩm mỹ phẩm khi đến tay người tiêu dùng lại không còn giữ được chất lượng như ban đầu? Một trong những nguyên nhân chính có thể là do sản phẩm đã trải qua quá trình vận chuyển không đảm…
bao ve nhac cu go truoc anh huong cua do am
Độ ẩm là một trong những “kẻ thù” số một của các loại nhạc cụ gỗ. Sự thay đổi đột ngột của độ ẩm có thể khiến đàn bị cong vênh, nứt nẻ, ảnh hưởng đến âm thanh và tuổi thọ của cây đàn. Vậy làm thế nào để bảo…
kiem tra do am san go
Bạn đã thực sự hiểu rõ về cách kiểm tra độ ẩm sàn gỗ? Bạn có chắc rằng mình đang làm đúng? Nhiều người nghĩ rằng việc kiểm tra độ ẩm cho các loại sàn gỗ rất đơn giản, nhưng thực tế lại có rất nhiều sai lầm mà bạn…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *