Dòng điện xoay chiều – Những điều cần biết

Dòng điện xoay chiều là gì, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của dòng điện AC xoay chiều. Công thức tính dòng điện AC xoay chiều như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết này nhé.

Khái niệm dòng điện xoay chiều AC:

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Thông thường dòng xoay chiều sử dụng trong điện dân dụng và công nghiệp có điện áp là 110V hoặc 220V, tần số tuần hoàn là 50 – 60 Hz.

Xem thêm: Nguồn điện một chiều, Điện từ trường

 

Dòng điện xoay chiều

Ở trên là các dòng điện AC xoay chiều hình sin, xung vuông và xung nhọn.

Chu kỳ và tần số của dòng xoay chiều.

  • Chu kỳ của dòng xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, chu kỳ được tính bằng giây (s)
  • Tần số điện xoay chiều : là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây ký hiệu là F đơn vị là Hz

F = 1 / T

Pha của dòng điện AC xoay chiều:

Nói đến pha của dòng xoay chiều ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng xoay chiều có cùng tần số.  Người ta có thiết bị đo thứ tự pha chuyên dụng để xác định pha của dòng điện.

Hai dòng xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăngcùng giảm như nhau:Hai dòngđiện xoay chiều cùngpha

Hai dòng điện AC xoay chiều lệch pha : là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau

Hai dòng điện xoay chiều lệch pha

Hai dòng điện AC xoay chiều ngược pha : là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.

Hai dòng điện xoay chiều ngược pha

Biên độ của dòng điện xoay chiều:

Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng xoay chiều, biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ

Giá trị hiệu dụng của dòng xoay chiều:

Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên jack cắm nguồn của các thiết bị điện tử., Ví dụ nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V

Công suất của dòng điện xoay chiều.

Công suất dòng điện AC phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên, công xuất được tính bởi công thức :

P = U.I.cosα

Trong đó:

  • U : là điện áp
  • I là dòng điện

α là góc lệch pha giữa U và I

=> Nếu dòng xoay chiều đi qua điện trở thì độ lệch pha gữa U và I là α = 0 khi đó cosα = 1 và P = U.I

=> Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90 độ hoặc -90 độ, khi đó cosα = 0 và P = 0 ( công suất của dòng xoay chiều khi đi qua tụ điện hoặc cuộn dây là = 0 )

Dòng xoay chiều đi qua điện trở:

Dòng điện AC đi qua điện trở thì dòng điện và điện áp cùng pha với nhau, nghĩa là khi điện áp tăng cực đại thì dòng điện qua trở cũng tăng cực đại. như vậy dòng xoay chiều có tính chất như dòng một chiều khi đi qua trở thuần, do đó có thể áp dụng các công thức của dòng một chiều cho dòng xoay chiều đi qua điện trở: I = U / R hay R = U/I (Công thức định luật ohm)

P = U.I ( Công thức tính công suất)

Dòng điện AC xoay chiều đi qua tụ điện:

Dòng điện AC xoay chiều đi qua tụ điện thì dòng điện sẽ sớm pha hơn điện áp 90 độ

Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện

Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính bởi công thức:

Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C )

  • Trong đó Zc là dung kháng ( đơn vị là Ohm )
  • F là tần số dòng điện AC xoay chiều ( đơn vị là Hz)
  • C là điện dung của tụđiện (đơn vị là μ Fara)

Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều (nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng) và tỷ lệ nghịch với điện dung của tụ ( nghĩa là tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng)

=> Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0 do đó Zc = ∞ vì vậy dòng một chiều không đi qua được tụ.

Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây.

Khi dòng điện AC xoay chiều đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến thiên này lại cảm ứng lên chính cuộn dây đó một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại, do đó cuộn dây có xu hướng chống lại dòng xoay chiều khi đi qua nó, sự chống lại này chính là cảm kháng của cuộn dây ký hiệu là ZL

ZL = 2 x 3,14 x F x L

  • Trong đó ZL là cảm kháng ( đơn vị là Ohm)
  • L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây quấn và chất liệu lõi .
  • F là tần số dòng xoay chiều ( đơn vị là Hz)

công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm của cuộn dây, tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn => tính chất này của cuộn dây ngược với tụđiện.

=> Với dòng một chiều thì ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn dây chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo được bằng đồng hồ vạn năng ), nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều qua cuộn dây sẽ bị đoản mạch.

Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây.

Dòng xoay chiều có dòng điện chậm pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua cuộn dây

Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên ta không áp dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của L và C được.

=>> Về công xuất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù có U > 0 và I >0.

Tổng hợp hai dòng điện xoay chiều trên cùng một mạch điện

Trên cùng một mạch điện, nếu xuất hiện hai dòng xoay chiều cùng pha thì biên độ điện áp sẽ bằng tổng hai điện áp thành phần.

Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng

Nếu trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì biên độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần.

Hai dòng điện ngược pha, biên độ giảm

Và như vậy chúng ta đa kết thúc tìm hiểu về dòng điện xoay chiều là gì rồi phải không? Hãy tìm hiểu thêm khái niệm dòng điện một chiều để hiểu thêm chi tiết nhé.

 

Bài viết liên quan
co nen mua may do do am gia re
Máy đo độ ẩm giá rẻ tràn lan trên thị trường khiến nhiều người phân vân không biết có nên lựa chọn sản phẩm này hay không. Liệu chất lượng có đảm bảo và có đáp ứng được nhu cầu sử dụng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp…
thuat ngu do am thanh
Thuật ngữ đo âm thanh là một khái niệm không còn xa lạ với những ai làm việc trong lĩnh vực âm thanh. Việc nắm vững các thuật ngữ này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về âm thanh mà còn là yếu tố quan trọng để lựa chọn…
meo do am thanh
Sử dụng máy đo âm thanh đúng cách và tối ưu không chỉ giúp bạn thu thập dữ liệu chính xác mà còn nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian và công sức. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những mẹo đo âm thanh chuyên…
dau do do do am go
Để máy đo độ ẩm gỗ hoạt động hiệu quả, cần phải tìm kiếm được dòng đầu dò đo độ ẩm gỗ phù hợp. Với đa dạng các loại đầu dò trên thị trường, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp có thể khiến bạn băn khoăn. Chính vì…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *