Đèn led là thiết bị chiếu sáng hàng ngày ở mỗi gia đình, nhưng thực tế mỗi loại đèn led khác nhau thì độ mạnh yếu về ánh sáng lại khác nhau bởi độ rọi của từng loại đèn led khác nhau. Vậy độ rọi là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết ngày hôm nay nhé!
Khái niệm độ rọi là gì?
Độ rọi chính là quang thông trên một đơn vị diện tích. Có thể hiểu một cách nôm na, đó là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm. Đây là một tiêu chí rất quan trọng khi lựa chọn đèn nhằm đảm bảo được chất lượng ánh sáng theo nhu cầu của người dùng.
Độ rọi tiêu chuẩn là các thông số quy định về độ rọi trên một bề mặt diện tích nhất định. Mỗi khu vực khác nhau sẽ có các quy định về độ rọi tiêu chuẩn khác nhau. Chỉ số độ rọi thể hiện cường độ ánh sáng lux trên bề mặt mà người dùng cảm nhận được độ mạnh yếu của mức độ ánh sáng.
Dưới đây là một số ví dụ về độ rọi:
E (lx) | Độ rọi | E (lx) | Độ rọi |
0.25 | Trăng đêm rằm | 200-500 | Công việc bằng mắt liên tục |
1 | Đủ tìm đường thoát nạn ra khỏi nhà | 300-750 | Công việc bằng mắt, độ khó trung bình |
20 | Nhận rõ mặt người | 500-1000 | Công việc bằng mắt, độ khó cao |
20-50 | Lối đi vào khu vực làm việc ngoài trời | 1000 | Trời nhiều mây
|
75 | Khu vực đỗ xe | 1000- 2000 | Công việc rất phức tạp, quan sát tỉ mỉ |
50-100 | Định hướng ở nơi không ở lâu | 2000 | Độ rọi tối đa nơi làm việc
|
100-200 | Phòng làm việc không liên tục | 5000 | Độ rọi tiêu điểm trên bàn mổ
|
200 | Độ rọi tối thiểu cho phòng làm việc liên tục | 100.000 | Nắng giữa trưa nhiệt đới |
Công thức tính độ rọi là gì?
Để tính được độ rọi của ánh sáng, bạn cần sử dụng công thức sau:
E=Φ/S
Trong đó:
– E là độ rọi, đơn vị là lux
– Φ là tổng quang thông, đơn vị là Lumens
– S là diện tích bề mặt được chiếu sáng, đơn vị m2
Quan hệ giữa độ rọi và cường độ sáng
Xét một điểm M nằm trên mặt phẳng S cách nguồn sáng O một khoảng r, góc giữa OM và pháp tuyến O đến mặt phẳng S là alpha.
Độ rọi ngang tại điểm M được tính như sau: E= (Iα x cos α)/r2
Có thể thấy rằng cường độ sáng lux chỉ phụ thuộc phương mà không phụ thuộc vào khoảng cách. Độ rọi phụ thuộc vào phương và giảm theo bình phương khoảng cách.
Độ rọi (lux) và quang thông (lumen)
Điểm khác biệt giữa độ rọi và quang thông:
– Độ rọi được tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ. Vị trí chiếu sáng càng xa thì diện tích chiếu sáng càng lớn và càng mở rộng. Lúc này độ rọi tại vị trí đó sẽ yếu hơn nhiều so với các vị trí gần nguồn sáng.
– Trong khi độ rọi bị thay đổi do khoảng cách thì quang thông vẫn giữ nguyên.
Độ rọi và công suất – Độ rọi là gì?
Độ rọi là đại lượng được tính bằng cảm nhận ánh sáng của mắt người cứ không đo trực tiếp năng lượng ánh sáng. Vậy nên mối quan hệ giữa độ rọi và công suất được tính theo bước sóng hoặc nhiệt độ màu. Hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất là mW/m2, tính theo sự chuyển đổi từ thành phần của bước sóng hoặc dải nhiệt độ màu ánh sáng.
Ví dụ, với ánh sáng có bước sóng 555mm -> đội rọi 1 lux = 1,46 mW/m2.
Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng
Dưới đây là một số chỉ số về độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng.
STT | KHU VỰC | LOẠI ĐÈN | MÀU SẮC AS | ĐỘ RỌI (lumen/m2) |
1 | Phòng khách/Phòng sinh hoạt | Âm trần | Vàng/Trung tính | 300-500 |
2 | Phòng Bếp | Tuýp/bulb/ốp trần | Trung tính | 200 – 300 |
3 | Phòng làm việc/Phòng học | Âm trần/ Tuýp | Trắng | 300-500 |
4 | Phòng ngủ/Phòng tắm | Âm Trần | Vàng/Trung Tính | 150-200 |
5 | Hành lang | Ốp nổi/ Bulb | Vàng/Trung Tính | 100-150 |
Để xác định số lượng đèn cần để chiếu sáng thì độ rọi tiêu chuẩn và diện tích phòng là 2 yếu tố cơ bản. Chúng được tính theo công thức như sau:
Trên mỗi đèn led đều có thông số về độ rọi, bạn chỉ cần áp dụng đúng công thức trên tương ứng với diện tích và độ rọi tiêu chuẩn của phòng thì sẽ ra được số lượng bóng cần dùng.
Thiết bị đo độ rọi là gì?
Độ rọi được xem là đại lượng biểu thị cho bề mặt diện tích được chiếu sáng. Do vậy, để đo độ rọi hay đo cường độ ánh sáng nói chung bạn cần sử dụng một thiết bị là máy đo ánh sáng (Lux kế).
Light Meter là thiết bị đo lượng ánh sáng bằng bộ cảm biến bên ngoài, có khả năng thu nhận, phân tích ánh sáng nhanh chóng. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo cho công việc ở bất kỳ đâu. Bộ phận cảm biến ánh sáng ổn định, tuổi thọ cao làm tăng độ chính xác cho kết quả cũng như thời gian sử dụng.
Các tính năng nổi bật:
– Tính năng chỉ định quá tải giúp điều chỉnh tần suất sử dụng cho phù hợp.
– Trang bị màn hình LCD có đèn nền điều chỉnh dễ dàng để đọc kết quả trong điều kiện ánh sáng kém.
– Kết nối với máy tính qua cổng USB giúp người dùng lưu trữ kết quả.
– Khả năng báo pin yếu để thay, không làm chậm tiến độ công việc
– Máy tự động tắt sau vài phút không sử dụng giúp tiết kiệm pin tối đa.
Bạn chỉ cần nắm rõ sách HDSD cơ bản kèm theo máy là đã có thể sử dụng một cách dễ dàng.
Nên chọn mua máy đo ánh sáng ở đâu?
TKTECH là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các máy đo cường độ ánh sáng tại Việt Nam. Sản phẩm được cam kết 100% chính hãng, giá thành cạnh tranh, chính sách bảo hành minh bạch. Vì thế khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Một số sản phẩm tiêu biểu bán chạy tại cửa hàng:
Máy đo ánh sáng Extech SDL400 – Ghi dữ liệu
Máy đo ánh sáng TES-1330A
Máy đo cường độ sáng Kyoritsu 5201
Máy đo cường độ ánh sáng Hioki FT 3425
Máy đo ánh sáng PeakTech P5165
Máy đo ánh sáng Tenmars TM-721 LUX / FC
Trên đây là một số dòng máy đo ánh sáng chất lượng cao và được người dùng chọn nhiều nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được độ rọi là gì. Và chọn mua được một máy đo ánh sáng độ rọi phù hợp nhất cho mình.