Độ Brix của mía và cách tăng độ ngọt của mía
Chỉ số độ brix của mía là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà bà con nông dân trồng mía và các cơ sở sản xuất mía đường cần quan tâm. Vậy độ brix (hay độ ngọt) của mía đạt bao nhiêu thì thu hoạch được. Nếu chưa đạt chuẩn thì có những cách tăng độ ngọt của mía nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu cùng TKTECH qua bài viết dưới đây nhé!
Độ Brix của mía là gì?
Độ Brix là một đơn vị đo nồng độ đường trong dung dịch, thường được sử dụng để đo độ ngọt của các loại quả, nước trái cây và cả mía. Đối với cây mía, nếu độ brix càng cao thì mía sẽ càng ngọt. Đây cũng là một chỉ số quan trọng để xác định độ ngọt của mía và các sản phẩm từ mía như đường mía, mật mía hay rượu mía.
Độ Brix của mía đạt chuẩn là bao nhiêu?
Để sản xuất ra sản phẩm đường từ cây mía, yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần quan tâm đó chính là % brix trong mía. Bởi từ chỉ số này thì người trồng và nhà sản xuất sẽ đánh giá được chất lượng của cây mía. Từ đó mới có thể tính toán được tỷ lệ đường mà thành phẩm thu được có đạt chuẩn hay không.
Mỗi loại mía sẽ có hàm lượng đường khác nhau nhưng nó phải đảm bảo nằm trong khoảng từ 15% đến 23% brix. Căn cứ vào tiêu chuẩn này cho thấy, những cây mía có chỉ số độ ngọt khoảng 15% có thể tiến hành thu được. Nhưng tất nhiên độ ngọt 23% được coi là mía chất lượng cao để sản xuất đường.
Chính vì vậy nên khi thua mua mía, các đơn vị sản xuất sẽ kiểm tra độ Brix của mía và mua những loại mía có độ ngọt cao. Như thế thì các loại mía có độ ngọt thấp hơn sẽ có giá thành thấp hơn. Lúc này bà con trồng mía cần phải có những biện pháp áp dụng giúp tăng chỉ số độ ngọt cho cây để tăng giá trị kinh tế.
Hướng dẫn cách đo độ brix (độ ngọt của mía)
Hiện nay, chỉ số độ ngọt thường được đo và xác định bởi khúc độ khúc xạ. Khi các chất rắn hoà tan như đường tăng thì chỉ số khúc xạ cũng sẽ tăng theo. Muốn đo chỉ số khúc xạ độ brix thì cần sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt chuyên dụng.
Các máy đo brix (khúc xạ kế – refractometer) sẽ phân tích tia sáng khúc xạ sau khi đi qua dung dịch để xác định chỉ số khúc xạ. Từ đó suy ra nồng độ chất rắn hòa tan – hay độ brix của dung dịch đó một cách nhanh chóng và chính xác.
Một số mẫu khúc xạ kế đo brix, máy đo độ ngọt chất lượng mà bạn có thể tham khảo sử dụng để đo độ brix của mía như: Máy đo độ ngọt ATAGO PR-32α, TES-1389, Hanna HI96800, EXTECH RF11.
Cách giúp tăng độ ngọt của mía đạt tiêu chuẩn
Trồng mía cũng là một ngành mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, muốn có thu nhập ổn định thì cần phải nắm được kỹ thuật chăm sóc để gia tăng sản lượng cũng như chất lượng. Trong đó, để mía có độ ngọt thích hợp giúp tăng giá thành khi thu hoạch, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Chọn loại mía chuẩn có khả năng tạo đường tốt
Đây cũng là một trong những cách để đảm bảo chất lượng mía khi thu hoạch. Tuy nhiên, cần căn cứ mẫu đất, khí hậu để chọn loại giống thích hợp, vừa đảm bảo năng suất cũng như thời gian mùa vụ.
- Kiểm soát độ ngọt của mía thường xuyên để có đánh giá tốt nhất. Ngoài ra, có thể dựa vào chỉ số này để bổ sung phân bón, nước tưới phù hợp.
- Bón phân NPK đúng kỹ thuật: Phân bón chiếm tới 50% các yếu tố tạo nên chất lượng, năng suất của mía. Theo đó, cần bón phân đúng thời gian sinh trưởng để mía có thể hấp thụ và tạo ngọt đảm bảo. Cần làm cỏ mía thường xuyên để mía hấp thụ phân bón được tốt nhất.
- Bổ sung lượng nước đầy đủ. Trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày, dựa vào tính chất đất mà dừng tưới nước để mía có thời gian tích nước. Nếu đất có độ ẩm và khả năng giữ nước tốt, bạn nên dừng cấp nước để độ ngọt của mía được tăng lên.
- Thu hoạch vào thời tiết nắng: Điều này giúp cho việc thu hoạch được nhanh chóng, chất lượng mía cũng được đảm bảo hơn. Nếu thu hoạch trời mưa, rất có thể độ ngọt của mía thường sẽ bị giảm.
Trên đây là thông tin giúp bạn nắm rõ về độ brix của mía là gì và cách tăng độ ngọt của mía hiệu quả. Mong rằng những kiến thức đó sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Nếu có nhu cầu mua máy đo độ ngọt, hãy liên hệ với TKTECH để được tư vấn chi tiết nhé!