Trong lĩnh vực đo lường, đơn vị NTU và mg/l là hai đơn vị phổ biến được sử dụng để đo lường độ đục của nước. Độ đục là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hiện diện của các hạt rắn, vi khuẩn hoặc chất hữu cơ có trong nước. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giữa hai đơn vị này có thể làm cho nhiều người cảm thấy khó khăn. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nắm được công thức đơn vị NTU sang mg/l một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Đơn vị NTU là gì?
NTU là viết tắt của “Nephelometric Turbidity Unit” (Đơn vị đo độ đục của nước theo phương pháp nephelometric). Vì vậy nó được sử dụng để đo độ đục của nước. Độ đục là một chỉ số của sự mờ mịn của nước do sự hiện diện của các hạt rắn, vi khuẩn, hoặc các chất hữu cơ khác trong nước. Đơn vị NTU thường được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nước, môi trường và công nghệ thực phẩm để đo lường mức độ đục của nước.
Đơn vị mg/l là gì?
mg/l là viết tắt của “milligrams per liter” (miligam trên mỗi lít), là một đơn vị đo lường nồng độ của một chất trong dung dịch. Cụ thể, nó chỉ ra số lượng miligam của chất đó có trong mỗi lít dung dịch. Đơn vị này thường được sử dụng trong lĩnh vực hóa học, môi trường, y học, và các ngành công nghiệp khác để đo lượng chất hóa học hoặc các chất phụ gia trong một dung dịch nào đó.
Vì sao cần phải đổi đơn vị NTU sang mg/l?
Trong một số trường hợp nhất định khi kiểm tra và đánh giá chất lượng của nước hoặc dung dịch, chúng ta cần phải đổi từ đơn vị NTU sang mg/l. Lý do là vì:
– Khi so sánh với ngưỡng hoặc tiêu chuẩn quy định của một số ứng dụng cụ thể, thông tin về độ đục cần được biểu thị bằng cùng một đơn vị đo lường, thường là mg/l. Điều này giúp đảm bảo sự rõ ràng và đồng nhất trong việc hiểu và so sánh dữ liệu.
– Một số phương pháp phân tích hoặc mô hình yêu cầu dữ liệu độ đục được biểu thị trong đơn vị cụ thể như mg/l để thực hiện tính toán hoặc dự đoán hiệu quả.
– Trong một số ứng dụng, độ đục có thể cần được kết hợp hoặc so sánh với các thông số khác như nồng độ chất hữu cơ, vi khuẩn, hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Việc chuyển đổi đơn vị sang mg/l giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các phép tính hoặc so sánh giữa các thông số này.
– Hoặc trong báo cáo về độ đục của một số ngành nghề, có thể sẽ quy định chỉ số độ đục phải biểu thị với đơn vị cụ thể là mg/l.
Hướng dẫn cách đổi đơn vị NTU sang mg/l đơn giản
Độ đục cũng là một trong các tiêu chí quan trọng cần được chú ý khi đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. Độ đục của nước được tạo ra bởi các chất cặn bã hạt rắn xuất hiện trong nước. Người ta đo độ đục bằng cách quan sát trực quan hoặc sử dụng máy đo độ đục.
Các máy đo độ đục sử dụng phương pháp đo độ tán xạ ánh sáng và đọc ra theo đơn vị độ đục. Hiện nay, các đơn vị đo độ đục phổ biến nhất là theo nephelometer (NTU) hoặc đơn vị độ đục formazin (FTU). Vậy nếu muốn đổi đơn vị NTU sang mg/l thì phải làm như thế nào?
Theo quy định, đơn vị quy đổi được chấp nhận là 1 NTU ~ 0,3mg/l. Ví dụ, nếu bạn có một mẫu nước và khi kiểm tra nó có độ đục là 10 NTU thì tức là độ đục tính theo đơn vị mg/l của mẫu nước đó là xấp xỉ 30 mg/l. Hiện nay, tiêu chuẩn nước sinh hoạt đạt chất lượng cần có chỉ số độ đục cho phép là ~5 NTU, tiêu chuẩn nước ăn uống phải có chỉ số độ đục là 2 NTU.
Gợi ý một số máy đo độ đục nên mua hiện nay
Sau khi tham khảo cách đổi đơn vị NTU sang mg/l, chắc hẳn bạn có thể thực hiện quy đổi giá trị độ đục theo hai đơn vị này một cách dễ dàng. Nếu có nhu cầu tìm mua máy đo độ đục chính hãng, giá thành hợp lý và chất lượng tốt thì hãy đến ngay TKTECH. Hiện đơn vị có rất nhiều sản phẩm máy đo độ đục cho bạn lựa chọn, tiêu biểu nhất là hai dòng máy bán chạy nhất hiện nay là:
Máy đo độ đục Hanna HI88703-02
HI88703 được thiết kế đặc biệt để đo chất lượng nước, cung cấp kết quả đáng tin cậy và chính xác, đặc biệt là ở phạm vi độ đục thấp. Thiết bị này dựa trên hệ thống quang học tiên tiến đảm bảo kết quả chính xác. Đảm bảo độ ổn định lâu dài và giảm thiểu nhiễu ánh sáng, màu sắc.
Các tính năng nổi bật
- Hai chế độ đo tùy chọn để đo độ đục: Chế độ tỷ lệ (phạm vi đo từ 0,00 đến 4000 NTU) và không tỷ lệ (phạm vi 0,00 đến 40,0 NTU).
- Nhiều đơn vị đo độ đục: (NTU), đơn vị Công ước sản xuất bia Châu Âu (EBC) hoặc đơn vị Nephelos.
- Khi máy ở chế độ EPA, tất cả các số đo độ đục sẽ được làm tròn tương ứng để đáp ứng các yêu cầu báo cáo.
- Dữ liệu GLP cho phép truy xuất các điều kiện hiệu chuẩn. Dữ liệu bao gồm các điểm hiệu chuẩn, ngày tháng và thời gian.
- Ghi nhật ký dữ liệu: Có thể lưu trữ tối đa 200 phép đo vào bộ nhớ trong và gọi lại bất cứ lúc nào.
- Truyền dữ liệu: Có thể được tải xuống PC tương thích Windows bằng cổng USB và phần mềm HI92000 để lưu trữ hoặc phân tích.
- Chế độ hướng dẫn: Cung cấp thông tin bổ sung để trợ giúp người dùng trong quá trình đo.
- Màn hình LCD có đèn nền: cung cấp giao diện dễ hiểu, thân thiện với người dùng.
Máy đo độ đục cầm tay TES-1386U
TES-1386U là thiết bị đo độ đục chính xác cho các hoạt động kiểm tra chất lượng nước, nước máy, thức ăn và nước giải khát… Máy có thể đo độ đục với phạm vi từ 0 đến 1000 NTU, đáp ứng tốt các tiêu chí hiệu suất theo quy định của phương pháp ISO 7027 (DIN EN 27027).
Ngoài ra, thiết bị này còn hỗ trợ người dùng làm việc hiệu quả với các tính năng ưu việt khác như:
- Chống thấm nước và chống bụi với vỏ nổi được xếp hạng IP65
- Báo pin yếu và tự động tắt sau 10 phút không sử dụng
- Màn hình LCD lớn và chức năng đèn nền
- Hiệu chuẩn bốn điểm cho độ chính xác toàn dải
- Chức năng tối đa / tối thiểu, cảnh báo và chức năng tương đối
- Chức năng đọc và bộ nhớ dữ liệu thủ công
- Chức năng ghi dữ liệu tự động
- Giao diện USB
Trên đây là hướng dẫn cách để đổi đơn vị NTU sang mg/l khi cần trong việc đo độ đục của nước. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho công việc và cuộc sống của bạn. Nếu cần tư vấn thêm, xin liên hệ đến hotline 028 668 357 66 để được hỗ trợ nhé!