Chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?
Độ mặn là một yếu tố môi trường quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và khả năng đề kháng của tôm. Vậy bạn có biết chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu chưa? Hãy cùng tìm hiểu để nắm được những kiến thức quan trọng trong việc kiểm soát các yếu tố môi trường trong nuôi trồng loại thuỷ sản này nhé!
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm gì?
Tôm thẻ chân trắng, còn gọi là tôm thẻ bạc, là một loài tôm biển có kích thước khá nhỏ, thường từ 5 đến 7,5 centimet mét. Chúng có màu trắng hoặc bạc với các vết đốm và sọc đen trên cơ thể, đặc biệt là trên chân và càng. Màu sắc này có thể biến đổi tùy thuộc vào môi trường sống và giai đoạn phát triển. Loài tôm này thường sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở những đầm lầy, bãi cát, rừng san hô.
Tôm thẻ chân trắng là một trong những loài tôm biển thương mại quan trọng nhất trên thế giới và là nguồn thu nhập chính của nhiều ngư dân và ngành công nghiệp thủy sản. Chúng được nuôi trồng và đánh bắt rộng rãi để cung cấp cho thị trường thực phẩm.
Ảnh hưởng của chỉ số độ mặn trong việc nuôi tôm thẻ
Nếu nguồn nước ao nuôi trồng có chỉ số độ mặn quá cao hoặc quá thấp thì đều có ảnh hưởng không tốt đến tôm thẻ chân trắng. Cụ thể:
Khi độ mặn quá cao (≥ 30 ‰)
Khi độ mặn tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại cho tôm, dẫn đến các dịch bệnh như: đầu vàng, đốm trắng, phát sáng và EMS. Đặc biệt, nếu độ mặn quá cao sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm nuôi, tôm lột vỏ xong khó cứng vỏ lại dẫn đến chết tôm hàng loạt.
Độ mặn cao cũng khiến cho độ kiềm của nước tăng cao, thậm chí lên tới ≥ 300 ppm. Ở độ kiềm này, pH trong ao thường cao ≥ 8,5, tảo phát triển rất mạnh gây hoa nước. Ban ngày oxy trong ao dư thừa, nhưng ban đêm ao thiếu oxy trầm trọng, khiến cho tôm dễ nổi đầu và gây sốc.
Bên cạnh đó, khi độ mặn quá cao cũng làm tôm lột xác rất khó khăn do vỏ dày, ảnh hưởng chu kỳ lột xác, chậm lột xác do lượng muối trong nước lớn. Tôm lột xác lâu sẽ bị cứng vỏ, chết lai rai, chết rớt cục thịt. Một số virus, vi khuẩn gây bệnh như đốm trắng, đầu vàng, gan tuỵ, EHP… cũng sẽ phát triển mạnh ở môi trường có độ mặn cao.
Khi độ mặn trong môi trường nuôi tôm thấp (<10 ‰)
Ở trong điều kiện này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình tồn tại, sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng. Độ mặn trong nước thấp sẽ dẫn đến thiếu đi nhiều loại khoáng quan trọng như Mg2+, Ca2+, K+… Đây đều là những khoáng chất cần cho việc tạo vỏ của tôm.
Ngoài ra, độ mặn thấp cũng làm cho kiềm trong nước bị dao động, có xu hướng thấp ≤ 100 ppm. Độ mặn thấp nếu gặp nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cho sự hoà tan oxy trong nước giảm dần. Quá trình quang hợp, hô hấp của tảo trong ao cũng làm biến động oxy trong ao nuôi.
Khi oxy trong nước giảm, sẽ làm giảm giới hạn trao đổi chất của tôm. Độ pH trong môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng khi độ mặn thấp thường biến động liên tục. Do mất cân đối giữa độ cứng và độ kiềm, thường tổng kiềm (lượng bicarbonate và cacbonat trong nước) vượt quá độ cứng của nước (lượng canxi và magiê trong nước).
Điều kiện này làm cho tôm khó tạo vỏ, lột xác lâu cứng vỏ và bị mềm vỏ, ương. Nuôi tôm trong môi trường nước có độ mặn thấp, kiềm thấp, tôm thường bị đốm đen, khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng cho phép.
Vậy độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?
Độ mặn thích hợp nhất để nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 5 đến 15%. Tôm bạc giống thường được nuôi ở độ mặn này. Vậy nên khi bà con thả tôm xuống cần đưa độ mặn của ao về mức này để tôm có thể phát triển đồng đều, không bị ảnh hưởng khi độ mặn có sự chênh lệch (quá cao/quá thấp).
Bên cạnh đó, môi trường thuận lợi nhất để cho tôm thẻ sinh sản và phát triển là: mức nhiệt độ nước từ 28 đến 30°C, độ mặn tốt nhất 10 – 15‰, độ pH từ 7,5 đến 8,5, độ trong của nước từ 30 – 40 cm, nước có màu xanh lục. Người dân có thể kiểm tra độ mặn bằng các dòng khúc xạ kế đo độ mặn để kiểm tra chính xác chỉ số này trước khi thả tôm xuống ao nuôi.
Độ mặn thích hợp để tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 10 – 25 ‰. Lý do là khi ở mức độ mặn này, các ion hiện diện trong nước như Mg2+, Ca2+, K+ rất đầy đủ, phù hợp cho nhu cầu khoáng chất cần thiết để tôm phát triển.
Một số biện pháp ổn định độ mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng
Việc ngập mặn và sự dâng lên của nước biển sẽ khiến cho môi trường nuôi tôm bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, bà con cần áp dụng một số biện pháp sau đây để tránh thiệt hại không đáng có khi nuôi tôm thẻ chân trắng:
– Chọn giống tôm khỏe mạnh để đảm bảo số lượng và khả năng chúng thích nghi được với những biến đổi bất ngờ của độ mặn trong ao nuôi.
– Kiểm tra độ mặn thường xuyên bằng các thiết bị đo độ mặn chất lượng cao. Như vậy bà con mới có thể chủ động đưa ra phương án khắc phù kịp thời nếu có sự cố. Một số sản phẩm được bà con tin dùng nhiều nhất hiện nay là bút đo độ mặn, pH, TDS, EC EZ-9909SP; Smart Sensor AR8012, Hanna HI98319.
Kiểm soát môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp
Khi môi trường nước nuôi tôm có độ mặn cao sẽ dễ khắc phục hơn so với việc cải thiện độ mặn thấp. Đối với chỉ số độ mặn cao, bà còn cần pha thêm nước ngọt, điều chỉnh chỉ số độ mặn về mức thích hợp cho tôm phát triển. Để tránh gây sốc khi hạ độ mặn cho ao nuôi tôm, bà con nên tiến hành 3 giờ hạ độ mặn một lần, mỗi lần không quá 2 ‰.
Còn với môi trường nuôi có độ mặn thấp, bà con cần bổ sung thêm đầy đủ và liên tục các loại khoáng chất như khoáng hữu cơ chelate (Ligandum + Kim Loại), có thành phần Mg2+, Ca2+, K+. Bên cạnh đó, việc bổ sung muối vào môi trường nước nuôi tôm có độ mặn thấp rất cần thiết. Tuy nhiên bà con cần tính toán giá thành để không bị thua lỗ vốn nuôi tôm.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm chân trắng ở miền Tây
Bên cạnh việc nắm được chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu? Bà con có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng tôm bạc của các ngư dân miền Tây như:
– Thường xuyên sử dụng PCR xét nghiệm bệnh trên tôm để phát hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm. Ví dụ như tôm bị đốm trắng, đầu vàng, phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính…
– Quan sát, theo dõi đáy ao thường xuyên, tiến hành xử lý đáy và làm sạch nguồn nước bằng chế phẩm vi sinh.
– Nếu thấy tảo đóng rong rêu trong ao hồ thì nên sử dụng vi sinh để diệt tảo, thay nước để giảm mật độ tảo.
– Bổ sung các men tiêu hoá có lợi cho tôm để cải thiện hệ miễn dịch, giúp tôm kích thích bắt mồi, tăng trưởng và sinh trưởng đều.
– Độ mặn thay đổi sẽ tác động đến các yếu tố khác thay đổi theo như độ pH, độ kiềm và hàm lượng oxy trong ao nuôi. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý.
– Trong trường hợp tôm lột vỏ chậm cần bổ sung khoáng chất và vitamin C, khoáng chất vào thức ăn hoặc tạt xuống ao nuôi để thúc đẩy tôm lột vỏ nhanh và cứng.
Kết luận
Trên đây là thông tin giúp bà con giải đáp thắc mắc chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu? Tôm bạc là một loại thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân ven biển vùng nước lợ. Vậy nên hy vọng qua kiến thức trên, bà con sẽ biết cách kiểm soát về độ mặn trong nguồn nước để tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất, mang lại một mùa vụ bội thu. Nếu bạn cần mua các dòng máy đo độ mặn, máy kiểm tra nước thì có thể liên hệ với TKTECH để được tư vấn và mua hàng chính hãng với mức giá ưu đãi nhất.