Máy đo khoảng cách bằng tia laser là công cụ đo được sử dụng để đo chiều dài, đo diện tích, thể tích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Thiết bị này cho kết quả một cách nhanh chóng và chính xác. Vậy nên đây được xem là vật dụng không thể thiếu trong đo đạc ở các công trình xây dựng, đo vẽ bản đồ, thiết kế thi công nội thất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm về chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách bằng tia laser nhé!
Tìm hiểu cấu tạo của máy đo khoảng cách
Ngoài chức năng đo lường chiều cao, thể tích, diện tích…ra, ở một số model cao cấp còn có khả năng kết nối với điện thoại thông minh, lưu trữ dữ liệu.Thông thường, các model máy đo khoảng cách laser có 4 bộ phận chính như sau:
– Bộ phận ngắm
– Bộ phận phát xung tia laser
– Bộ phận màn hình và bàn phím
– Chân máy
Trên thị trường dù đang có nhiều chủng loại và thương hiệu thước đo laser khác nhau. Tuy nhiên hầu như 4 bộ phận chính này là không thay đổi và đa phần đều sẽ tập trung theo chùm tia laser. Như vậy là bạn đã nắm được phần 1 trong cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách rồi.
Thiết bị này sử dụng nguồn năng lượng từ pin để hoạt động nên có khả năng làm việc trong nhiều giờ liên tiếp một cách hiệu quả.
Máy được thiết kế với dạng cẩm tay khá nhỏ gọn, lại còn được tích hợp thêm các nút chức năng trên thân máy để người dùng sử dụng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, chiếc máy này được trang bị thêm màn hình LCD màu để bạn quan sát và đọc kết đo chính xác tại nhiều môi trường khác nhau. Kể cả khi đang làm việc trong môi trường thiếu sáng.
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách
Thiết bị hoạt động với nguyên lý đo khoảng cách bằng tia laser. Khi bạn dùng máy để xác định độ dài/khoảng cách của một điểm thì thiết bị này sẽ chiếu tia laser từ điểm đo đến điểm cần đo. Lúc tia laser gặp phải vật cản tại vị trí cần đo, nó sẽ mang lại sự phản hồi.
Thông qua vận tốc lan truyền và thời gian đi – về của tia laser, máy đo sẽ tự tính toán khoảng cách từ điểm đặt máy đến vật thể cần đo. Sau đó dữ liệu sẽ được hiển thị trên màn hình máy đo khoảng cách. Đây chính là phần 2 trong cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách bằng tia laser.
Dụng cụ đo này có thể đo được khoảng cách lên tới 20km, mang đến khả năng ứng dụng vô cùng cao. Bạn chỉ cần đứng yên tại chỗ cũng có thể đo và đạt được kết quả như mong muốn.
Máy đo khoảng cách có những tính năng nổi bật nào?
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách laser. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để xem thiết bị này sở hữu tính năng nào thông dụng nhé!
– Máy có khả năng đo lường chính xác các thông số: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, diện tích, thể tích…
– Có thể quy đổi giá trị giữa các đơn vị đo chiều dài thông dụng. Ví dụ như mét, inch, feet…
– Sau khi thu được các thông số cần thiết, máy sẽ tự động tính ra diện tích, thể tích, chu vi… cho người dùng
– Thiết bị lưu trữ các dữ liệu đã đo được trên bộ nhớ, cộng dồn, bạn có thể xem lại/xóa đi khi không còn cần thiết nữa.
Có thể nói, máy đo khoảng cách laser nổi trội với sự nhỏ gọn, dễ dàng mang theo đến nhiều địa hình khác nhau. Thao tác sử dụng máy dễ dàng thông qua màn hình và nút bấm, máy đo rất nhanh và thao tác đơn giản. Người dùng hoàn toàn có thể thực hiện được 1 mình nên rất tiết kiệm thời gian và công sức.
Không chỉ vậy, thiết bị sử dụng năng lượng pin nên dễ dàng tìm kiếm và mua. Người dùng hoàn toàn có thể lắp đặt chân máy để đo khoảng cách xa hơn và dễ dàng hơn.
Đánh giá ưu điểm của thước đo khoảng cách tia laser
Thiết bị đo lường khoảng cách có rất nhiều ưu điểm vượt trội, có thể kể đến các điểm đặc biệt sau đây:
Đa dạng chức năng – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách
Bên cạnh chức năng đo khoảng cách thì máy còn được nâng cấp với nhiều chức năng khác nhau. Điển hình như đo thể tích, diện tích, khoảng cách liên tục, cộng dồn… Khi tích hợp thêm các chức năng này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian tính toán cho người dùng.
>> Có thể bạn quan tâm
- 5 tiêu chí quyết định máy đo khoảng cách laser nào tốt
- So sánh máy đo khoảng cách SNDWAY và Bosch, Mua loại nào?
Có nhiều tiện ích nổi trội
Máy đo khoảng cách laser có thể đo tới 50 kết quả khác nhau. Hơn nữa, nó còn được thiết kế với nhiều tiện ích khác như truyền dữ liệu, tiết kiệm pin… Từ đó hỗ trợ cho công việc của người dùng một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Thiết kế nhỏ gọn, dạng không dây tiện lợi
Như đã nói ở trên, cấu tạo máy đo khoảng cách khá đơn giản, gọn nhẹ. Bạn có thể sử dụng máy đo này dễ dàng bằng một tay, hoặc bỏ túi mang đi để làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau.
Hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách laser
Để sử dụng thiết bị đúng cách và cho được kết quả đo chính xác, nhanh chóng. Bên cạnh việc nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách, người dùng cần chú ý để sử dụng máy đúng nhất như các bước dưới đây.
Đo chiều dài và cộng dồn kết quả
Bước 1: Bấm nút Func để có thể chuyển sang chế độ Length.
Bước 2: Xác định mốc để đặt máy tại vị trí đó. Bấm nút tam giác màu đỏ trên máy để lấy kết quả.
Bước 3: Bấm chọn nút (+) hoặc (-) để tiến hành cộng dồn hoặc trừ đi để tính được khoảng cách mong muốn.
Đo diện tích và thể tích
Bước 1: Bấm chọn nút chức năng Func để chuyển sang chế độ hình chữ nhật hoặc khối lập phương. Đây là 2 chế độ thích hợp để biểu thị cho việc đo diện tích và thể tích.
Bước 2: Thực hiện việc đo ngang và đo dọc để cho ra kết quả diện tích chính xác. Để đo thể tích thì bạn cần đo 3 thông số chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Đo Pitago – Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách
Bước 1: Dùng nút Func để chuyển sang chế độ tính Pitago.
Bước 2: Để máy thăng bằng tại vị trí cố định, bấm chọn nút tam giác màu đỏ để tiến hành đo các cạnh của tam giác vuông. Khi đo xong, máy đo khoảng cách sẽ cho ra kết quả nhanh chóng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo của máy
Khi trong quá trình sử dụng sẽ có vài trường hợp kết quả đo có sai số bởi ảnh hưởng với các yếu tố như:
Điều kiện ánh sáng – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách
Ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến kết quả đo. Bạn đo ở điều kiện ít bị tác động của ánh sáng sẽ cho ra kết quả chính xác cao hơn. Nên đo trong nhà sẽ chính xác hơn đo ngoài trời. Tuy nhiên, điều kiện này còn phụ thuộc vào bề mặt đo của bạn xem có phù hợp không để bố trí máy đo.
Kỹ năng đo
Kỹ năng đo chính là việc cầm máy đo khoảng cách từ tay, hướng tia laser đến bức tường cuối của vị trí. Tia sáng hướng tới không phải là tia sáng vuông góc nên bạn cần xác định lại qua màn hình LCD độ dài đường xiên. Lưu ý, đường vuông góc luôn có giá trị nhỏ hơn đường xiên.
Các vật che chắn tại địa điểm đo
Các giá trị đo sẽ chỉ đúng hoàn toàn với những điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, ở địa điểm đo, các vật chắn sẽ làm cản trở kết quả đo, dẫn đến kết quả không chính xác. Do đó, bạn cần chọn vị trí đo thật phù hợp để kết quả được đúng nhất.
Để đảm bảo tính chính xác và độ bền cho thiết bị đo, bạn nên chọn mua sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng như máy đo khoảng cách Bosch, Leica, Stanley, Total Meter,… Đây đều là những hãng chuyên sản xuất thiết bị đo chính xác uy tín trên thị trường, được rất nhiều người dùng chuyên nghiệp lựa chọn.
Trên đây là các kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách. Để tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm này hay muốn tư vấn chọn mua bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE để được tư vấn nhanh nhất. Hy vọng thông qua những chia sẻ ở đây, các bạn đã hiểu hơn về dòng sản phẩm này. Chúc bạn sẽ chọn được thiết bị chất lượng, phù hợp và sử dụng nó hiệu quả cho công việc của mình.