Trên hầu hết các thiết bị dùng điện, động cơ bạn sẽ thấy cố thông tin về chỉ số IP. Nó là cấp bảo vệ quan trọng của thiết bị và được chia làm nhiều cấp khác nhau. Để tìm hiểu cấp bảo vệ IP là gì? Và giải mã ý nghĩa của các cấp độ IP trên thiết bị của bạn. Xin mời theo dõi bài viết hôm nay của TKTech để sử dụng thiết bị tốt hơn, đảm bảo tuổi thọ lâu dài nhé!
Khái niệm cấp bảo vệ IP là gì?
Chỉ số IP được viết tắt bởi cụm từ Ingress Protection. Nó được hiểu là cấp độ bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước và bụi bẩn của thiết bị. Chỉ số IP là sự kết hợp giữa IP với các chỉ số phía sau. Ví dụ như IP65, IP68 hay IP67… Hai chữ số phía sau thể hiện mức độ bảo vệ của thiết bị, giúp chống lại tác động bên ngoài. Trong đó:
– Chữ số thứ nhất là mức độ cho phép đối với chất rắn xâm nhập
– Chữ số thứ hai là mức độ cho phép sự xâm nhập của các hạt chất lỏng.
Ứng dụng của cấp bảo vệ IP là gì?
Ngày nay, chỉ số IP được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Bạn sẽ thường bắt gặp chỉ số này trong các dụng cụ đo lường là phổ biến nhất. Ví dụ như đồng hồ vạn năng, ampe kìm… Hoặc bạn cũng có thể thấy chỉ số IP trên các thiết bị gia đình như: đèn LED ngoài thời, đèn năng lượng mặt trời… Mỗi một sản phẩm đều sẽ có chỉ số IP nhất định tương ứng với thiết bị đó.
Ý nghĩa của cấp bảo vệ IP là gì?
Chỉ số IP có cấu trúc bao gồm: IP và 2 chữ số. Trong đó:
– Chỉ số thứ 1: khả năng của thiết bị chống lại sự xâm nhập vào bên trong của các vật rắn.
– Chỉ số thứ 2: khả năng của thiết bị chống lại sự xâm nhập vào bên trong của các chất lỏng.
Bạn cần nắm được ý nghĩa của nó để xác định được mức bảo vệ mà thiết bị đang dùng hoặc sắp mua. Vậy ý nghĩa chỉ số IP là gì?
Ý nghĩa của chỉ số thứ nhất trong cấp bảo vệ IP – Chỉ số chống bụi
(1) Tức là thiết bị cho phép ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể rắn có kích thước lớn hơn 50mm.
(2) Thiết bị có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của đối tượng có kích thước trung bình lớn hơn 12mm. Ngăn chặn sự xâm nhập của ngón tay và các đối tượng khác với kích thước trung bình. Kích thước được tính trung bình có đường kính lớn hơn 12mm, chiều dài lớn hơn 80mm.
(3) Thiết bị có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn 2.5mm.
(4) Chỉ số cho biết có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm.
(5) Là chỉ số bảo vệ bụi: ngăn chặn sự xâm nhập hoàn toàn của vật rắn. Nhưng nó không thể ngăn chặn sự xâm nhập bụi hoàn toàn. Tuy nhiên, bụi xâm nhập sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
(6) Chỉ ra mức độ bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi hoàn toàn.
Ý nghĩa của chỉ số thứ 2 trong cấp bảo vệ IP là gì – Mức độ chống nước
(0) Thiết bị không được bảo vệ chống nước.
(1) Ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt, nước giọt thẳng đứng (mưa, không kèm theo gió). Mà không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
(2) Ngăn chặn sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ hoặc thiết bị nghiêng 15 độ.
(3) Ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị cho phép chịu được các tia nước, vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ . Điển hình như mưa kèm theo gió mạnh.
(4) Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng.
(5) Ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các hướng
(6) Chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp trên boong tàu, có thể chịu được những con sóng lớn.
7: Cho biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước nhỏ.
8: Thiết bị có khả năng hoạt động bình thường ngay cả khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp suất nước nhất định nào đó.
Giải mã ý nghĩa của các cấp độ IP là gì?
Phần trên, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về ý nghĩa của hai chữ số đằng sau của cấp bảo vệ IP là gì rồi. Vậy thì hiện nay, có các độ độ Ip nào và mỗi cấp bảo vệ ấy có đặc điểm gì?
Cấp bảo vệ IP21
Nếu một thiết bị được ghi trên HDSD hoặc trên thân máy là IP21. Điều đó có nghĩa là: thiết bị này có khả năng chống bụi ở kích thước lớn hơn 12.5mm và chống nước là các giọt nhỏ li ti.
Cấp độ bảo vệ IP55
Các thiết bị có cấp độ bảo vệ IP55 ở trên thân máy thì nó có ý nghĩa như sau: Thiết bị chống chịu không hoàn toàn. Nếu xâm nhập cũng không gây ảnh hưởng cho thiết bị. Các hạt bụi, cát đá đều bị ngăn lại. Thiết bị đảm bảo chống nước hiệu quả ngay cả khi phun nước trực tiếp vào.
Cấp độ bảo vệ IP67
Với cấp bảo vệ này, thiết bị sẽ cho khả năng chống nước và chống bụi gần như tuyệt đối. Với cấp IP67, thiết bị có thể ngâm trong nước ở độ sâu 1m và kháng bụi ở mọi điều kiện.
Cấp bảo vệ IP20
Nếu trên thiết bị có chỉ số cấp bảo vệ IP là gì? Cấp bảo vệ IP20 được tìm thấy ở nhiều thiết bị điện như chống nhiễu nguồn, bộ cách ly tín hiệu… Tiêu chuẩn này có chức năng gồm: chống vật thể có kích thước lớn hơn 12m. Tuy nhiên lại không có khả năng chống nước.
Cấp bảo vệ IP68
Đối với những thiết bị thuộc IP68, ví dụ như máy khoan thì sẽ cho khả năng kháng bụi và nước hoàn toàn. Cụ thể, nó cho phép thiết bị có thể ngâm trong nước ở độ sâu 3m trong 30 phút mà không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dùng lạm dụng gây hư hỏng thiết bị.
Bảng cấp độ bảo vệ IP là gì? Giải mã ý nghĩa của các cấp độ IP
Để bạn có thể hình dung chính xác về các cấp độ bảo vệ IP này, xin mời theo dõi chi tiết bảng sau:
Chữ số hàng chục | Khả năng chống vật là xâm nhập | Chữ số hàng đơn vị | Khả năng chống nước xâm nhập |
0 | Không có bảo vệ | 0 | Không có bảo vệ |
1 | Bảo vệ chống các vật thể có kích thước >50mm xâm nhập | 1 | Bảo vệ chống lại những giọt nước rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng. |
2 | Bảo vệ chống các vật thể có kích thước >12mm xâm nhập | 2 | Bảo vệ chống lại những giọt nước rơi từ trên xuống theo phương nghiêng 15 |
3 | Bảo vệ chống các vật thể có kích thước >2,5mm xâm nhập | 3 | Bảo vệ chống lại những giọt nước rơi từ trên xuống theo phương nghiêng 60 |
4 | Bảo vệ chống các vật thể có kích thước >1mm xâm nhập | 4 | Bảo vệ chống lại sự phun nước theo mọi hướng |
5 | Bảo vệ chống bụi | 5 | Bảo vệ chống lại những tia nước theo mọi hướng |
6 | Bảo vệ chống bụi hoàn toàn | 6 | Bảo vệ chống lại sóng nước |
Chú ý: Không xác định cấp bảo vệ IP là gì với các điều kiện sau: – Thiệt hại cơ học của thiết bị – Những nơi cháy nổ, những nơi có tác động của chất hóa học ăn mòn hoặc các điều kiện độc hại khác. | 7 | Bảo vệ tác động của việc ngâm trong nước có thời hạn | |
8 | Bảo vệ chống lại những tác động lâu dài của việc ngâm trong nước. |
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về cấp bảo vệ IP là gì. Đồng thời có thể giải mã ý nghĩa của các cấp độ IP trên thiết bị của bạn. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về thiết bị đo điện, liên hệ qua hotline của TKTech ở bên dưới.