Hiện nay, cảm biến độ ẩm đất đã trở thành một công cụ quan trọng giúp đo lường mức độ ẩm của đất. Từ đó cung cấp dữ liệu chính xác, kịp thời cho nông dân và các nhà quản lý nông nghiệp. Bài viết hôm nay TKTECH sẽ giúp bạn tìm hiểu về vai trò, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng cảm biến này.
Cảm biến độ ẩm đất là gì?
Cảm biến độ ẩm đất (Soil Moisture Sensors) là thiết bị được sử dụng để đo lượng nước có trong đất. Đây là công cụ quan trọng trong nông nghiệp, làm vườn và nghiên cứu môi trường. Chúng giúp xác định tình trạng ẩm của đất để quản lý nước tưới hiệu quả và đảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của cây trồng.
Với sự phát triển của công nghệ, các cảm biến đo độ ẩm môi trường đất ngày càng trở có độ chính xác cao hơn và dễ sử dụng. Điều này mở ra nhiều cơ hội mới cho việc quản lý tài nguyên nước một cách thông minh và hiệu quả.
Cách hoạt động của cảm biến độ ẩm đất
Thiết bị này có trạng thái đầu ra ở mức thấp (0V), nhưng khi đất thiếu nước thì đầu ra sẽ ở mức cao (5V). Nó có độ nhạy cao do có thể điều chỉnh được bằng biến trở. Khi sử dụng, phần đầu đo của máy được cắm vào đất để phát hiện độ ẩm của đất. Khi độ ẩm của đất đạt tới ngưỡng thiết lập, đầu ra DO sẽ chuyển từ trạng thái ở mức thấp lên mức cao. Thông qua màn hình máy, bạn có thể đọc được giá trị độ ẩm đất do cảm biến truyền về.
Cảm biến độ ẩm đất được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Thiết bị này được sử dụng trong nhiều ứng dụng phổ biến như:
– Nông nghiệp, trồng cây: Cảm biến giúp xác định lượng nước cần thiết cho cây trồng để tối ưu hoá việc tưới nước. Từ đó giúp bà con tiết kiệm nước và tăng hiệu suất trồng trọt.
– Quản lý tài nguyên nước: Việc theo dõi độ ẩm của đất tại các khu vực hạn hán, lưu vực sông bằng cảm biến này sẽ giúp ước tính được lượng nước phù hợp để sử dụng trong các khu vực tưới tiêu.
– Quan trắc môi trường: Cảm biến sẽ giúp đo đạc độ ẩm của đất trong các hệ sinh thái tự nhiên để đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động của con người lên độ ẩm đất.
– Xây dựng : Thiết bị sẽ giúp kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tiến hành xây dựng các công trình để đảm bảo độ bền và chất lượng lâu dài.
– Quản lý đất: Cảm biến này cũng được sử dụng trong việc quản lý đất đai để theo dõi độ ẩm, đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống thoát nước và dẫn nước?
Các loại cảm biến độ ẩm đất phổ biến trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến đo độ ẩm của đất. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hai loại FDR và TDR:
– Cảm biến độ ẩm đất FDR (Frequency Domain Reflectometry): Cảm biến này hoạt động theo nguyên lý xung điện từ, đo sự thay đổi trong tín hiệu sóng điện từ khi đi qua môi trường đất. Sự lan truyền sóng điện từ với tần số trung bình để đo hằng số điện môi biểu kiến (ε) của đất. Sau đó sẽ thu được hàm lượng nước thể tích của đất (θv).
– Cảm biến độ ẩm đất TDR (Time Domain Reflectometry): Nó hoạt động theo nguyên lý đo sự thay đổi trong thời gian phản xạ của tín hiệu sóng điện từ trong môi trường đất. Cảm biến sẽ sử dụng bộ dao động tinh thể để tạo tín hiệu với tần số cao, truyền đến đầu dò kim loại. Khi đó, tín hiệu được tạo và tín hiệu trả về sẽ đặt chồng lên nhau. Biên độ của tín hiệu sẽ được đo và chuyển đổi thành giá trị độ ẩm của đất.
Ưu nhược điểm của các loại cảm biến độ ẩm đất
Cảm biến FDR | Cảm biến TDR | |
Ưu điểm | – Đo độ ẩm đất ở nhiều độ sâu khác nhau. – Độ chính xác cao và ổn định. – Không bị ảnh hưởng bởi tạp chất trong đất. – Khả năng đo trong thời gian thực và tích hợp vào hệ thống tự động
| – Đo độ ẩm đất ở độ sâu lớn và trong các loại đất khác nhau. – Độ chính xác cao và ổn định. – Không bị ảnh hưởng bởi tạp chất trong đất. – Đo trong thời gian thực và tích hợp vào hệ thống tự động
|
Nhược điểm | – Giá thành đắt hơn so với một số loại cảm biến khác. – Cần calibrate và hiệu chỉnh định kỳ để đảm bảo độ chính xác
| – Giá thành đắt hơn so với một số loại cảm biến khác. – Cần hiệu chỉnh định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
|
Hướng dẫn cách sử dụng cảm biến đo độ ẩm đất
Để sử dụng cảm biến này cho nhu cầu đo độ ẩm của đất, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Xác định vị trí đặt cảm biến trong khu vực đo độ ẩm đất.
Bước 2: Loại bỏ bất kỳ chất liệu ngoại lai nào khỏi vị trí đặt cảm biến, như đá, cỏ, rễ cây.
Bước 3: Đặt cảm biến vào vị trí mong muốn trong đất. Đảm bảo cảm biến tiếp xúc với khu vực mà bạn muốn đo độ ẩm. Để cố định trong đất, tránh bị di chuyển hay lệch hướng.
Bước 4: Bật cảm biến và thiết bị ghi nhận dữ liệu hoặc đọc dữ liệu trực tiếp từ màn hình cảm biến (tùy thuộc vào loại cảm biến mà bạn sử dụng).
Bước 5: Ghi lại độ ẩm đất hiển thị trên cảm biến hoặc thiết bị ghi nhận dữ liệu.
Lưu ý: Mỗi loại cảm biến độ ẩm đất có cách hoạt động và hiển thị kết quả khác nhau nên bạn phải thực hiện tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cách chọn cảm biến đo độ ẩm đất phù hợp
Khi chọn mua cảm biến để sử dụng cho việc đo độ ẩm của đất, bạn cần quan tâm các tiêu chí sau đây:
- Phạm vi đo độ ẩm của cảm biến đó có đáp ứng được yêu cầu đo trong không gian, thời gian mà công việc bạn cần hay không?
- Độ chính xác của thiết bị có đáp ứng được yêu cầu đo đạc của bạn không?
- Xem xét điều kiện môi trường đất cần đo (độ pH, tính axit/tính kiềm, độ mặn, cấu trúc đất) để có thể lựa chọn được thiết bị hoạt động tốt và mang lại kết quả chính xác nhất.
- Đảm bảo cảm biến đo độ ẩm của đất mà bạn chọn có thể truyền dữ liệu dễ dàng và thuận tiện.
- Tìm hiểu về cách thức sử dụng, những lưu ý cần thiết để thao tác chính xác.
- Kiểm tra thời gian bảo hành cảm biến theo quy định của nhà sản xuất là bao lâu?
Gợi ý một số cảm biến độ ẩm đất nên mua hiện nay
Dưới đây, TKTECH sẽ giới thiệu đến bạn những dòng cảm biến đo độ ẩm đất với chất lượng cao, độ bền tốt và mang lại hiệu quả chính xác khi làm việc. Bao gồm:
Cảm biến đo nhiệt độ độ ẩm RK520-01
RK520-01 được thiết kế trên cơ sở nguyên lý FDR đo hằng số điện môi của đất để đo thể tích độ ẩm của đất. Bộ phận đo nhiệt độ sử dụng yếu tố điện trở bạch kim cho độ chính xác cao, hiệu chuẩn độ trôi tích hợp của sản phẩm và mạch bù nhiệt độ, thích ứng với hầu hết các ứng dụng đo độ ẩm môi trường đất.
Cảm biến độ ẩm đất RK510-01
RK510-01 cũng là loại cảm biến hoạt động trên nguyên lý xung điện từ FDR. Đầu dò inox được cắm vào bề mặt đất hoặc chôn trong lòng đất để đo trực tuyến độ ẩm của đất, đảm bảo thao tác nhanh chóng và chính xác. Đây cũng là phương pháp đo độ ẩm đất phổ biến nhất hiện nay.
Máy đo độ ẩm đất Extech MO750
EXTECH MO750 là thiết bị rất lý tưởng cho việc đo độ ẩm đất và được sử dụng rộng rãi trong các ngành nông nghiệp trồng trọt, chăm sóc cây cảnh… Tính năng, đặc điểm nổi bật của máy bao gồm:
– Đo độ ẩm của đất từ 0-50 %
– Hoạt động một tay dễ dàng
– Min / Max ghi tối thiểu và tối đa đo độ ẩm
– Dữ liệu giữ để đóng băng đọc trên màn hình
– Vỏ chống nước và đầu dò bằng thép không gỉ siêu bền
– Hoàn chỉnh với 4 x pin AAA và nắp cảm biến
Máy đo độ ẩm đất Lutron PMS714
PMS714 là một model nổi bật của hãng Lutron, được thiết kế để đo độ ẩm của đất hoặc những vật liệu tương tự khác. Nó có thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, dễ sử dụng nên ngày càng được người tiêu dùng chọn mua.
Thang đo | 0 – 50 % |
Độ phân giải | 0.1 % |
Màn hình | Hiển thị LCD 28x19mm |
Nguồn điện | DC, 4 Pin 1.5V (UM4/AAA) |
Kích thước thân máy | 172 x 40 x 40 mm |
Kích thước đầu dò | 220mm – đường kính: 10mm |
Chiều dài/cân nặng | 392mm/267g |
Bảo hành | 12 tháng |
Cảm biến độ ẩm đất giá bao nhiêu?
“Giá cảm biến đo độ ẩm có đắt không” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thiết bị này có nhiều mức giá khác nhau vì còn tùy thuộc vào loại cảm biến, thương hiệu, công nghệ sử dụng, chất lượng và tính năng đi kèm.
Nếu nhu cầu công việc của bạn cần đo đạc độ ẩm đất chính xác để tối ưu hoá quy trình sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây cối thì nên đầu tư một chiếc cảm biến đo độ ẩm của đất đến từ các thương hiệu uy tín, có mức giá khá phải chăng để mang lại giá trị lâu dài.
Trên đây là những gợi ý về cảm biến độ ẩm đất tốt, chất lượng mà bạn nên tham khảo. Nếu có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với TKTECH để được nhân viên hỗ trợ tận tình nhé!