Cách kiểm tra Thyristor bằng đồng hồ vạn năng NHANH CHÓNG

Cũng giống như bất kỳ mọi linh kiện điện tử khác, Thyristor có thể bị lỗi hoặc hư hỏng theo thời gian. Vì vậy, việc nắm được cách để kiểm tra Thyristor sống hay chết rất quan trọng để chẩn đoán và khắc phục sự cố trong các mạch điện tử. Trong bài viết hôm nay, TKTECH sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra Thyristor bằng đồng hồ vạn năng chính xác và an toàn nhất.

Thyristor là gì? Nó có chức năng gì trong mạch điện?

src la gi
SRC là gì?

SCR (Silicon Controlled Rectifier) còn được gọi là Thyristor – một loại linh kiện bán dẫn ba cực và bốn lớp. Nó có vai trò chỉnh lưu dòng điện có điều khiển, được sử dụng rất phổ biến trong các bo mạch điện tử điều khiển.

Một Thyristor sẽ bao gồm 3 cực hoạt động, được ký hiệu lần lượt là Anode (A – Cực dương), Cathode (K – Cực âm) và Gate (G). Trong đó, cực G là cực điều khiển hay còn gọi là cực cổng. Thyristor chỉ cho phép chiều dẫn điện từ cực Anode sang cực Cathode, khi có một dòng điện kích thích vào chân G.

Nếu Thyristor có vấn đề hoặc bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Lúc này, bạn cần biết cách đo kiểm tra SCR để xác định linh kiện này còn sống hay chết.

Tại sao cần phải kiểm tra Thyristor?

tai sao phai kiem tra src
Tại sao phải kiểm tra SRC

Cách đo kiểm tra thyristor công suất lớn là một phần quan trọng của quy trình bảo dưỡng và sửa chữa bo mạch của các thiết bị điện bởi vì:

– Thyristor thường được sử dụng trong các ứng dụng điều khiển công suất lớn, như trong các mạch điều khiển động cơ, nguồn điện không ổn định, hoặc các mạch điều khiển tải nặng. Việc kiểm tra Thyristor đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách mà không gây ra nguy hiểm cho hệ thống hoặc người sử dụng.

– Nếu Thyristor hoạt động không ổn định hoặc hỏng có thể dẫn đến sự giảm hiệu suất của hệ thống điện. Việc kiểm tra Thyristor giúp phát hiện sớm các vấn đề và thực hiện các biện pháp sửa chữa hoặc thay thế để duy trì hiệu suất tối ưu của hệ thống.

– Khi SCR hỏng có thể gây ra các sự cố trong hệ thống điện, như ngắn mạch, quá tải, hoặc các tình huống nguy hiểm khác. Việc kiểm tra định kỳ Thyristor giúp phòng tránh những sự cố không mong muốn này.

– Thực hiện kiểm tra định kỳ và sửa chữa sớm có thể giúp tránh được những sự cố lớn và chi phí phát sinh từ việc thay thế toàn bộ hệ thống hoặc các linh kiện khác liên quan do hỏng hóc của Thyristor.

Những thông số quan trọng khi kiểm tra SCR

Trước khi tìm hiểu về cách kiểm tra Thyristor bằng đồng hồ vạn năng số, bạn cần nắm được các thông số quan trọng dưới đây để tiến hành kiểm tra Thyristor chính xác, tránh nhầm lẫn:

– Dòng điện thuận cực đại: Là giá trị lớn nhất mà linh kiện SCR có thể chịu đựng được. Khi dòng điện thuận vượt quá giới hạn, nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thyristor.

– Điện áp ngược cực đại: Là mức giá trị điện áp lớn nhất mà SCR có thể chịu được khi đo giữa hai cực K và G của linh kiện, nó nằm trong khoản từ 100 – 1000 V. Khi điện áp vượt quá mức giới hạn này thì Thyristor có thẻ sẽ bị hỏng.

– Dòng điện kích cực tiểu (IGmin): Là dòng điện tối thiểu tại cực G cần đạt được được có thể kích hoạt SCR khi điện áp tại VAK thấp. Dòng điện này có giá trị nhỏ nhất ở mức từ 1 mA đến vài chục mA để có thể điều khiển được Thyristor. Khi SCR có công suất nhỏ thì giá trị IGmin cũng sẽ nhỏ theo.

– Thời gian mở SCR: Là thời gian hoặc độ rộng của xung kích để có thể chuyển từ không dẫn sang dẫn điện. Thời gian mở có thể kéo dài chỉ trong vài micro giây nhưng nó là một yếu tố quan trọng trong việc điều khiển Thyristor.

– Thời gian tắt SCR: Là thời gian tính từ khi Thyristor nhận được xung kích để tắt điện. Nó có thể kéo dài từ 20 – 30 micro giây. Nếu thời gian tắt không đủ dài thì điện áp VAK sẽ tăng, linh kiện vẫn tiếp tục dẫn điện.

Hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor bằng đồng hồ vạn năng

huong dan cach kiem tra src bang dong ho van nang
Hướng dẫn cách kiểm tra SRC bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra SCR sống hay chết đơn giản và cho kết quả nhanh chóng, chính xác nhất đó là sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng. Vậy có phải tất cả các đồng hồ vạn năng đều có chế độ kiểm tra SCR không?

Để thực hiện cách kiểm tra Thyristor hiệu quả thì trước hết, bạn cần chọn được dòng vạn năng kế có chức năng đo điện trở. Bên cạnh đó, người dùng nên cân nhắc chọn những thiết bị đo điện chất lượng, đảm bảo cho kết quả đo có độ chính xác cao.

Các bước đo và kiểm tra Thyristor

Sau đó, bạn có thể thực hiện thao tác cách đo kiểm tra Thyristor bằng đồng hồ đo điện theo quy trình như sau:

– Bước 1: Di chuyển núm vặn lựa chọn thang đo điện trở trên đồng hồ đo kỹ thuật số. Còn đối với đồng hồ vạn năng chỉ thị kim, bạn cần chọn thang đo điện trở cao.

– Bước 2: Tiến hành kết nối các chân que đo với đồng hồ đúng quy định. Cụ thể: đầu que đo màu đỏ (cực dương) sẽ nối với cực dương của SCR. Còn đầu que đo màu đen (cực âm) phải nối với cực âm của linh kiện.

– Bước 3: Nếu Thyristor bị hở, sẽ có thông báo hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng. Lúc này, bạn cần đảo ngược kết nối lại và đồng hồ vạn năng sẽ cho kết quả là mạch kín.

– Bước 4: Tiến hành đấu nối que đo màu đỏ (cực dương) với cực cổng G của SCR, que đo đầu dò màu đen (cực âm) nối với cực âm của linh kiện.

– Bước 5: Đọc kết quả được hiển thị trên màn hình đồng hồ, nếu giá trị là điện trở thấp thì chứng tỏ Thyristor đang bật. Lúc này bạn cần tách cực cổng G ra khỏi cực dương, sau đó đo lại và nhận được mức điện trở thấp ở trạng thái tốt.

Lưu ý khi kiểm tra SCR để đảm bảo kết quả chính xác

Nếu các trường hợp trên đều cho kết quả dương thì tức là Thyristor vẫn đang hoạt động tốt. Ngược lại, kết quả âm thì linh kiện đã chết và cần phải được thay mới để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách kiểm tra thyristor bằng đồng hồ vạn năng.

Tuy nhiên khi kiểm tra SCR để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Luôn luôn đảm bảo an toàn cho bản thân và cho hệ thống điện khi thực hiện kiểm tra. Tắt nguồn điện và đảm bảo rằng mạch không còn điện trước khi tiến hành kiểm tra SCR.
  • Sử dụng đồng hồ vạn năng có chế độ kiểm tra SCR hoặc các thiết bị kiểm tra SCR chuyên dụng để đảm bảo kết quả chính xác.
  • Xác định và kiểm tra các kết nối của SCR, đảm bảo rằng chúng được nối đúng cách và không bị lỏng.

Gợi ý mẫu đồng hồ vạn năng kiểm tra Thyristor tốt nhất

Sau khi nắm được cách kiểm tra SCR sống hay chết chính xác, bạn cần tìm hiểu về các dòng đồng hồ vạn năng để lựa chọn được thiết bị đo hiệu quả nhất. Nếu cần chức năng đo điện trở, bạn nên tham khảo một số sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín như Fluke, Kyoritsu, Hioki. Cụ thể:

Đồng hồ vạn năng Fluke 87V

Fluke 87V là dòng đồng hồ đo điện vạn năng được sử dụng phổ biến từ các phòng điều khiển cho đến nhà máy. Thiết bị này được đông đảo kỹ sư, kỹ thuật viên công nghiệp điện tin tưởng vì mang lại độ chính xác cao.

Ngoài chức năng đo điện áp DC, điện áp AC, dòng điện DC, dòng điện AC, Fluke 87V có thể đo điện trở tối đa lên đến 50 MΩ, độ chính xác đạt ±(0,2%+1). Nhờ vậy sẽ giúp người dùng kiểm tra SCR sống hay chết nhanh chóng và hoàn toàn chính xác.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

mau dong ho van nang kiem tra src tot nhat
Mẫu đồng hồ vạn năng kiểm tra SRC tốt nhât

Kyoritsu 1009 là đồng hồ đo điện tốt nhất dành cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Thiết bị này được cài đặt và tích hợp nhiều tính năng như đo dòng điện, tần số, điện trở, đo nhiệt độ…

Đặc biệt, với các dải đo điện trở gồm 400Ω/ 4kΩ/ 40kΩ/ 400kΩ/ 4MΩ/ 40MΩ, độ chính xác đạt ±(1.0% + 5) sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm tra Thyristor sống hay chết.  Máy được trang bị chức năng tự động phạm vi đo (auto range), giúp bạn có thể đo đạc nhanh chóng mà không phải lựa chọn phạm vi đo thủ công.

Đồng hồ vạn năng TES-2900

TES-2900 thuộc dòng đồng hồ vạn năng giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và khả năng hoạt động mạnh mẽ. Thiết bị có thể đo điện dung, dòng điện, tần số, kiểm tra diode, đo nhiệt độ tiện lợi. Đặc biệt, chức năng đo điện trở với dải đo rộng 400 Ω/4K Ω/40K Ω/400K Ω/4M Ω/40M Ω sẽ giúp bạn thực hiện cách kiểm tra SCR thêm chính xác hơn.

Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor bằng đồng hồ vạn năng đơn giản để xác định các lỗi phổ biến có thể xảy ra trong linh kiện này. Bằng cách thực hiện các thao tác đó sẽ giúp bạn đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất tối ưu của các thiết bị điện tử của mình. Nếu có nhu cầu tìm mua đồng hồ vạn năng, hãy liên hệ TKTECH để được sử dụng các sản phẩm chất lượng chính hãng với giá ưu đãi nhất nhé!

Bài viết liên quan
nguon gay xam nhap do am
Mùa đông đến mang theo cái lạnh giá và những cơn mưa phùn dai dẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những cảm giác ấm áp bên bếp lửa, nhiều gia đình lại phải đối mặt với vấn đề ẩm mốc khó chịu. Độ ẩm cao trong nhà không chỉ gây ảnh…
may do do am
Hầu hết chủ nhà và chủ doanh nghiệp đều không muốn nấm mốc phát triển trong nhà của họ. Nhưng có rất ít người chủ động kiểm tra nấm mốc, để đến khi có dấu hiệu phổ biến như mùi mốc, vật liệu đổi màu mới tìm cách khắc phục.…
do am anh huong den san go
Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của sàn gỗ. Khi độ ẩm không khí thay đổi, sàn gỗ cũng sẽ có những phản ứng khác nhau, từ co ngót đến phồng rộp. Do đó, bạn cần biết độ…
tieu chuan dien tro dat
Điện trở đất là một thông số kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và thiết bị khỏi các tác hại của dòng điện. Trong bài viết này, TKTECH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu…