Hiệu chuẩn máy đo pH là thao tác bắt buộc cần thực hiện trước mỗi phép đo độ pH. Nhằm để đảm bảo được độ chính xác của kết quả đo. Nếu quá trình hiệu chuẩn máy đo pH không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra các ảnh hưởng cho kết quả đo. Những sai số đó sẽ kéo theo hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. Bởi vậy, tuyệt đối không nên để quá trình hiệu chuẩn có lỗi. Còn nếu không, hãy nắm ngay các cách khắc phục lỗi hiệu chuẩn ở máy đo độ pH trong bài viết dưới đây.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH chính xác
Mỗi loại máy đo pH khác nhau sẽ có cách thức hiệu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các bước hiệu chuẩn cho máy đo pH chung như sau:
Bước 1: Bật máy (phím ON/OFF)
Bước 2: Rửa lại điện cực bằng nước cất, lau khô
Bước 3: Nhúng đầu điện cực của Máy đo pH vào ngập trong dung dịch chuẩn đã chuẩn bị. Thường là pH = 7.01. Máy sẽ tự động nhận giá trị hiệu chuẩn và chuyển sang chuẩn tiếp theo
Bước 4: Lấy điện cực ra và rửa bằng nước sạch, lau khô. Tiếp tục hiệu chuẩn với dung dịch chuẩn tiếp theo, quy trình trên được lặp lại. Tùy model mà có thể hiệu chuẩn tối đa 2, 3 hay 5 điểm.
Bước 5: Kết thúc hiệu chuẩn bằng 2 cách: auto save (tùy model) hoặc nhấn phím save/enter/Cal để lưu lại. Một số model hiện đại ta có thể xem lại giá trị hiệu chuẩn và giá trị Slope/Offset.
Một số cách khắc phục lỗi hiệu chuẩn ở máy đo độ pH
Trong quá trình hiệu chuẩn máy đo pH, có một số yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả hiệu chuẩn như: dung dịch chuẩn, điện cực, nhiệt độ…. Kể cả các dòng máy có tính năng hiệu chuẩn tự động hay bằng tay đều có thể gặp lỗi.
để ngăn chặn, xử lý các yếu tố gây ra lỗi khi thực hiện hiệu chuẩn bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau đây:
– Đảm bảo máy còn hoạt động tốt
Kiểm tra các yếu tố như pin máy còn đủ để thực hiện các phép đo chính xác hay không? Điện cực có còn đang hoạt động hiệu quả không?
– Thực hiện kiểm tra độ dốc của điện cực pH
Để kiểm tra độ dốc của điện cực pH hàng ngày, bạn làm như sau: Thực hiện hiệu chuẩn ít nhất 02 lần với ít nhất 02 dung dịch đệm khác nhau. Độ dốc tốt nhất nên nằm trong khoảng 54,43 – 60,34 mV trên mỗi đơn vị pH.
– Đảm bảo về dung dịch đệm
Một điều cần nhớ nữa là nên chọn các dung dịch đệm có từ 1 – 3 đơn vị pH.
Để kết quả hiệu chuẩn được chính xác nhất, hãy đảm bảo dung dịch đệm không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tạp chất nào. Hãy chắc chắn rằng cốc đựng dung dịch chuẩn luôn sạch sẽ và khô ráo. Nên sử dụng cốc nhựa để đựng dung dịch đệm để tránh sự nhiễu điện.
– Chú ý đến nhiệt độ – Cách khắc phục lỗi hiệu chuẩn ở máy đo độ pH
pH là giá trị đo có sự phụ thuộc vào nhiệt độ, giá trị pH của các mẫu có nhiệt độ khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau. Hãy chú ý đến yếu tố nhiệt độ khi thực hiện hiệu chuẩn tại các điểm khác nhau để đảm bảo sự chính xác trong kết quả hiệu chuẩn.
– Kiểm tra lại lỗ nạp điện cực mỗi khi nạp lại hoặc thay thế điện cực mới và đảm bảo rằng chúng không bị tắc nghẽn hay gặp các vấn đề khác.
– Hãy luôn chắc chắn rằng độ đệm phải luôn cao hơn đường nối chuẩn điện cực khi nhúng điện cực trong dung dịch.
>> Xem thêm
- Điện cực của máy đo pH trong thực phẩm có gì đặc biệt?
- Kiểm tra độ tươi của thịt với máy đo pH trong thực phẩm
Một số lưu ý về việc hiểu chuẩn máy đo pH
Các lưu ý sau đây cũng sẽ giúp bạn hạn chế các lỗi và không cần tìm cách khắc phục lỗi hiệu chuẩn ở máy đo độ pH đáng kể:
– Luôn giữ cho điện cực và zắc nối điện cực sạch sẽ
Bạn cần vệ sinh thường xuyên và sử dụng giấy mềm thấm khô trước khi thực hiện hiệu chuẩn. Không được sử dụng vật cứng, ráp để lau hay chà điện cực. Bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng tới lớp màng thẩm thấu. Điều này dẫn đến làm ảnh hưởng đến chất lượng điện cực.
– Không cầm trực tiếp hoặc chạm tay vào điện cực, cổng điện cực khi đo.
– Khi sử dụng máy đo pH và di chuyển tới nơi có sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ. Bạn cần cho máy nghỉ một lúc để thiết bị làm quen và về với nhiệt độ của môi trường mới.
– Dung dịch chuẩn chỉ sử dụng 01 lần, không sử dụng lại để đảm bảo độ chính xác. Khi không sử dụng dung dịch hiệu chuẩn, đậy nắp và bảo quản điện cực bằng dung dịch bảo quản chuyên dụng sau khi sử dụng.
Đối với các dòng máy kiểm tra chất lượng nước như: máy đo ORP, máy đo tổng chất rắn hòa tan TDS, đo DO, EC… Chúng cũng đều cần thực hiện hiệu chuẩn thường xuyên để đảm bảo độ chính xác. Bạn có thể áp dụng phương pháp hiệu chuẩn một cách linh động và phù hợp với các lưu ý trên.
Kết luận
Trên đây, TKTech đã hướng dẫn bạn về quy trình hiệu chuẩn cũng như cách khắc phục lỗi hiệu chuẩn ở máy đo độ pH. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ thực hiện được thao tác hiệu chuẩn máy đo pH đúng cách và đảm bảo độ chính xác nhất. Nếu đang tìm mua máy đo pH hoặc cần tư vấn thông tin về thiết bị này. Hãy liên hệ với TKTech qua hotline bên dưới, sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ giải đáp và giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất.