Cách đo nhiệt độ CPU máy tính đơn giản, chính xác nhất

CPU được xem là bộ phận đầu não của máy tính, nhưng khi nó quá nóng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy nên chúng ta cần tìm hiểu cách đo nhiệt độ CPU để biết được mức nhiệt độ của máy tính chính xác. Từ đó kịp thời có phương pháp hạ nhiệt tốt nhất nhé!

CPU của máy tính là gì? Tại sao CPU lại sinh nhiệt?

CPU-may-tinh-la-gi
CPU máy tính là gì

Bộ xử lý trung tâm CPU (viết tắt của chữ Central Processing Unit) được xem là não bộ của máy tính. Nó có nhiệm vụ chính là xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện đầu vào của máy tính. Đồng thời xử lý tất cả các lệnh mà CPU nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên laptop hay máy tính.

Khi bạn sử dụng máy tính, CPU trong máy sẽ được tiếp nhận thông tin và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để xử lý những dữ liệu đó. Khi nhiệt độ CPU đạt mốc 98 – 105 độ C, nó sẽ bắt đầu giảm tốc độ hoạt động để giảm nhiệt độ xuống mức trung bình.

Nếu nhiệt độ cao hơn mức cho phép thì CPU sẽ tự động tắt để tránh những hỏng hóc nặng nề cho máy tính. Mức nhiệt độ của CPU cần được giải phóng, lan tỏa ra ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt, gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.

>> Có thể bạn quan tâm

Tại sao cần thực hiện cách đo nhiệt độ CPU máy tính?

Khi CPU của máy tính hoạt động quá mức sẽ khiến cho nhiệt độ tăng cao, dẫn đến nhiều tác hại cho thiết bị. Cũng vì thế mà người cùng cần biết cách đo nhiệt độ CPU máy tính thường xuyên khi khi thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc trên máy tính.

May-tinh-khong-chay-tac-vu-co-muc-nhiet-do-tot-nhat
Máy tính không chạy tác vụ có mức nhiệt độ tốt nhất

Dưới đây là một số hệ quả khi CPU máy tính có nhiệt độ quá cao, trong thời gian dài:

– Máy có thể bị treo đột ngột, dừng hoạt động trong thời gian ngắn.

– Thiết bị tự khởi động lại làm mất dữ liệu đang thao tác.

– Xuất hiện lỗi xanh màn hình.

– Các linh kiện có thể bị hỏng, nứt vỡ do thường xuyên chịu nhiệt độ cao.

– CPU có thể bị cháy dù tỷ lệ không cao.

– Máy có thể bị sập nguồn trong khi hoạt động.

– Tuổi thọ của máy thấp, nhanh bị hỏng hóc.

Nhiệt độ CPU khi ở trạng thái nhàn rỗi

Trạng thái nhàn rỗi tức là khi máy tính không chạy bất kỳ phần mềm hay ứng dụng nào, chỉ bật máy và để nguyên. Lúc này, nhiệt độ CPU sẽ tùy thuộc vào từng loại máy tính như sau:

– Nhiệt độ CPU Intel: Dao động từ 28℃ đến 43℃.

– Nhiệt độ CPU AMD: Dao động từ 30℃ đến 45℃.

Nhiệt độ CPU máy tính ở trạng thái bình thường

May-tinh-khong-chay-tac-vu-co-muc-nhiet-do-tot-nhat
Máy tính không chạy tác vụ có mức nhiệt độ tốt nhất

Trạng thái bình thường là khi máy tính sử dụng những tác vụ cơ bản như truy cập web, xem phim, chơi game. Lúc này, nhiệt độ CPU tương đối có sự khác biệt tùy vào từng loại máy tính và chip. Cụ thể:

– Nhiệt độ CPU Intel: dao động trong khoảng từ 47℃ – 56℃, có thể lên tới 80℃.

– Nhiệt độ CPU AMD: dao động trong khoảng từ 49℃ – 68℃.

Nhiệt độ CPU ở trạng thái làm việc tối đa

Trạng thái tối đa là khi CPU của máy tính/laptop hoạt động liên tục với 1000% công suất. Thông thường, máy sẽ làm làm các tác vụ như chơi game nặng, xuất video dung lượng lớn. Mức nhiệt với từng loại máy như sau:

– Nhiệt độ CPU Intel: từ khoảng 66℃ đến 90℃.

– Nhiệt độ CPU AMD: từ khoảng 68℃ đến 92℃.

CPU-hoat-dong-qua-tai-co-muc-nhiet-len-toi-92-do-C
CPU hoạt động quá tải có mức nhiệt lên tới 92 độ C

Vậy nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường?

Theo nhiều chuyên gia về thiết bị, nhiệt độ máy tính dao động trong khoảng 30 -40 độ C được coi là tốt nhất. Khi đó, CPU của máy tính chỉ nên chạy những tác vụ nhẹ, không chạy các phần mềm nặng. Tuy nhiên, những chiếc CPU thường phải hoạt động với nhiều tác vụ khác nhau cùng một lúc. Chính vì thế dẫn đến nhiệt độ CPU của máy tính cũng thường xuyên vượt qua mức được cho là bình thường.

Trước khi nắm cách đo nhiệt độ CPU máy tính, bạn cần xác định được các mức độ làm việc của thiết bị này. Từ đó cân nhắc nên để máy tính hoạt động ở mức bao nhiêu mới đảm bảo chạy tốt, tuổi thọ cao và tránh hỏng hóc.

Hướng dẫn cách đo nhiệt độ CPU máy tính không cần phần mềm

Sau khi biết được nhiệt độ CPU ở mức bao nhiêu là tốt nhất, bạn có thể thực hiện nhiều cách đo nhiệt độ cho thiết bị. Ví dụ như kiểm tra cảm quan, sử dụng máy đo nhiệt độ hoặc dùng phần mềm. Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách đo nhiệt độ CPU máy tính mà không cần dùng phần mềm.

Kiểm tra nhiệt độ CPU dựa theo cảm quan

Nhiet-do-ly-tuong-cho-CPU-khoang-25-80-do-C
Nhiệt độ lý tưởng cho CPU khoảng 25 – 80 độ C

Phương pháp này có ưu điểm là thao tác đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay chạm vào CPU để kiểm tra nhiệt độ máy tính như thế nào. Nếu cảm thấy CPU vẫn mát hoặc nóng nhẹ thì máy tính vẫn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy CPU quá nóng thì bạn sẽ cần tiến hành đo nhiệt độ máy tính chi tiết hơn.

Cách đo nhiệt độ CPU máy tính bằng máy đo nhiệt độ hồng ngoại

Hiện nay có nhiều phần mềm đo nhiệt độ CPU nhưng độ chính xác mới chỉ ở mức tương đối. Vậy nên để thực hiện đo cho kết quả chính xác nhất thì bạn nên sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại. Thiết bị này có tia laser đo nhiệt độ bằng phương pháp hồng ngoại cực kỳ chính xác.

Do-nhiet-do-CPU-chinh-xac-bang-may-do-nhiet-do
Đo nhiệt độ CPU chính xác bằng máy đo nhiệt độ

Bạn có thể tham khảo những dòng máy chính hãng như máy đo nhiệt độ Testo, máy đo nhiệt độ Fluke, Kimo, Extech…  tại cửa hàng TKTECH. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp các dòng máy đo nhiệt độ chính hãng, uy tín, bảo hành tốt và giá cả hợp lý.

Thao tác cách đo nhiệt độ CPU máy tính bằng thiết bị này cũng cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ việc hướng đầu đo của máy đo nhiệt độ về phía CPU, ấn cò máy để bắt đầu đo và ngay lập tức kết quả được hiển thị ở trên màn hình. Sau khi có kết quả đo nhiệt độ máy tính, bạn sẽ dễ dàng xác định máy có đang bị quá nhiệt hay không để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Cách làm mát CPU máy tính hiệu quả

Bên cạnh nắm được cách đo nhiệt độ CPU máy tính, bạn đọc nên biết thêm những phương pháp giúp làm giảm nhiệt độ máy tính để tránh quá tải, quá nhiệt ở bên dưới đây:

– Chọn vị trí đặt máy tính, CPU ở những nơi thoáng.

– Nên dùng máy ở nơi có nhiệt độ thấp, tránh nhiệt độ cao.

– Vệ sinh máy tính và CPU thường xuyên.

– CPU cần được tra keo tản nhiệt định kỳ hoặc thường xuyên nếu dùng máy nhiều.

– Sử dụng các loại quạt tản nhiệt, quạt tản nhiệt nước.

– Tắt máy tính khi không dùng đến.

– Không ép xung CPU.

– Chú ý nâng cấp CPU khi dùng những tác vụ nặng máy như thiết kế đồ họa…

– Sử dụng tính năng Power Options.

– Tắt các phần mềm chạy ngầm bằng Task Manager.

Dung-de-laptop-qua-nong-thuong-xuyen
Đừng để laptop quá nóng thường xuyên

Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đọc đã nắm được cách đo nhiệt độ CPU máy để thực hiện đúng, mang lại kết quả chính xác. Từ đó bảo vệ thiết bị và máy tính của mình được bền bỉ hơn.

Bài viết liên quan
thuong hieu may do khi
Việc sử dụng các thiết bị dò khí không chỉ giúp phát hiện sớm các khí độc hại mà còn đảm bảo sự an toàn cho con người trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số rất nhiều thương hiệu trên thị trường, đâu là những cái tên hàng…
tinh nang may do khi
Máy dò rò rỉ khí (Gas detector) là thiết bị quan trọng để phát hiện và cảnh báo nguy cơ từ các loại khí độc hại hoặc dễ cháy trong môi trường làm việc. Việc lựa chọn một thiết bị dò khí phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn…
ham luong do am go
Độ ẩm gỗ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm gỗ. Vậy, hàm lượng độ ẩm gỗ lý tưởng là bao nhiêu trong từng ứng dụng cụ thể của gỗ? Làm thế nào để đo và kiểm soát độ…
faq may do do am go
Máy đo độ ẩm gỗ là công cụ không thể thiếu đối với những ai làm việc với gỗ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cách sử dụng và lựa chọn loại máy phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *