Máy biến áp là một trong những thiết bị quan trọng của hệ thống điện, hoạt động với tần suất cao nên rất dễ hư hỏng. Do đó, bạn cần nắm được cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng dưới đây để khắc phục hiệu quả.
Các sự cố thường gặp của máy biến áp
Máy biến áp của bạn đang gặp sự cố trục trặc khiến hiệu suất làm việc không cao? Khi đó, bạn cần biết được các dấu hiệu của những sự cố thường gặp đó để xác định cách kiểm tra biến áp sống hay chết chính xác. Từ đó mới thuận tiện cho việc khắc phục và sửa chữa được hiệu quả.
Máy biến áp 3 pha bị ngắn mạch giữa các pha
Hiện tượng ngắn mạch giữa các pha bị ngắn tức là không đều nhau sẽ khiến dòng điện có thể gặp trục trặc khi di chuyển. Khi ngắn mạch xảy ra sẽ mang đến sự số nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, máy bị hỏng hoặc bị chết.
Máy biến áp một pha bị ngắn mạch – Cách kiểm tra biến áp sống hay chết
Trên máy biến áp một pha cũng có thể xảy ra tình trạng ngắn mạch. Khi dòng điện bị ngăn chặn sẽ khiến cho việc lưu thông gặp khó khăn và có thể dẫn đến hỏng toàn bộ máy.
Ngoài ra, máy biến áp 1 pha cũng có thể gặp sự cố các vòng dây bị chênh nhau. Đây cũng là lỗi hỏng hóc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy.
Máy biến áp bị dòng điện từ hóa tăng vọt khi không tải
Đây là lỗi hỏng hóc xảy ra khi máy không tải đóng lại làm cho dòng điện bị hỗn loạn. Dòng điện hỗn loạn sẽ khiến máy hoạt động không ổn định làm cho dòng điện bị nhiễu loạn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của các thiết bị điện.
Thao tác xác định dấu hiệu trước khi kiểm tra biến áp
Trước khi tiến hành cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết thì bạn cần nhận định các dấu hiệu hư hại của thiết bị theo các phương pháp sau:
Kiểm tra ngoại quan máy biến áp
Cách kiểm tra biến áp sống hay chết đơn giản nhất đó là quan sát. Khi máy hoạt động với công suất cao và tần suất liên tục thì rất có thể xảy ra nóng máy và làm xuất hiện sự cố biến áp bị hỏng hóc. Do đó, bạn hãy quan sát phần vỏ máy xem có bị phồng lớn hay bị đen hoặc có dấu hiệu cháy hay không. Nếu có thì chứng tỏ máy biến áp có thể đã bị hỏng nặng hoặc chết.
Xác định hệ thống đầu vào và đầu ra của biến áp
Thông thường, mạch điện đầu tiên của biến áp sẽ được nối với cuộn dây sơ cấp. Mạch thứ hai được nối với cuộn thứ cấp. Cả hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp đều có điện áp vào và điện áp ra. Chúng được ghi rõ trên biến áp và cả sơ đồ mạch điện.
Xác định vị trí bộ lọc đầu ra – Cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết
Hầu hết người ta sẽ gắn tụ điện và diode vào cuộn dây thứ cấp để chuyển dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng một chiều (DC). Thông tin này không được ghi lại trên máy biến áp mà bạn phải xem trên sơ đồ mạch điện của máy. Sau khi quan sát sơ đồ mạch điện, bạn sẽ xác định được máy biến áp là xoay chiều hay một chiều tại các vị trí có dán nhãn điện áp.
Kiểm tra cách đi dây của máy biến áp
Đây là một bước quan trọng trong cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết. Trên máy biến áp sẽ có đánh dấu cách đi dây điện. Ngoài ra, để hiểu cách đi dây dễ dàng hơn, hãy quan sát sơ đồ mạch điện của máy biến áp.
Hướng dẫn cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết
Thực tế, thao tác kiểm tra tình trạng hoạt động của biến áp khá đơn giản, chỉ cần bạn thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn sau đây.
Thao tác chuẩn bị: Trước khi đo, bạn cần đảm bảo ngắt nguồn điện và tháo vỏ máy ra, sau đó kiểm tra các mạch điện và cuộn dây bên trong. Bên cạnh đó, chuẩn một chiếc đồng hồ vạn năng có chức năng đo dòng điện, đo điện áp xoay chiều và một chiều.
Kiểm tra cuộn dây thứ cấp và sơ cấp của máy biến áp
Bước 1: Kết nối đầu máy biến áp với đồng hồ vạn năng. Điều chỉnh núm vặn tới thang đo điện áp để kiểm tra cuộn dây sơ cấp có bị ngắn mạch hay không.
Bước 2: Nếu đồng hồ vạn năng tra về kết quả thì cuộn dây sơ cấp vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu không có kết quả thì có thể cuộn dây bị ngắn mạch hoặc đã hỏng.
Bước 3: Thực hiện kiểm tra cuộn dây thứ cấp tương tự cách kiểm tra cuộn dây sơ cấp.
Kiểm tra điện áp đầu vào của biến áp
Bước 1: Tiến hành cấp lại nguồn cho thiết bị, sau đó sử dụng chức năng đo dòng điện xoay chiều của đồng hồ để kiểm tra cuộn dây sơ cấp. Nếu kết quả trả về <80% mức điện áp của máy thì khả năng cao là biến áp đã bị hỏng ở cuộn dây sơ cấp, hoặc hỏng ở mạch điện cung cấp cho cuộn sơ cấp.
Bước 2: Tách biến áp ra khỏi mạch điện đầu vào, sau đó đo mạch điện đầu vào bằng vạn năng kế. Nếu đồng hồ trả về kết quả đo đạt giá trị dự kiến thì cuộn dây sơ cấp đã bị hỏng. Nếu kết quả đo không đạt tới giá trị dự kiến thì nghĩa là mạch điện bị lỗi, còn máy biến áp không bị hỏng.
Đo điện áp thứ cấp đầu ra của máy biến áp
Để đo biến áp xoay chiều, bạn cần chọn chức năng đo điện áp xoay chiều AC trên đồng hồ VOM. Còn để đo điện áp một chiều thì chọn chức năng đo DC của đồng hồ.
Nếu cuộn dây thứ cấp không có điện áp, nghĩa là bộ chuyển đổi thành dòng xoay chiều đã bị hỏng. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại bộ lọc và bộ chuyển đổi. Nếu hai bộ phận này có lỗi thì máy biến áp cũng bị hỏng.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm
- Tìm hiểu về tụ bù và những phương pháp đo kiểm tụ bù
- Tìm hiểu về loadcell và cách kiểm tra loadcell sống hay chết
Đồng hồ vạn năng đo, kiểm tra máy biến áp sống hay chết tốt nhất
Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng đồng hồ VOM với da dạng kiểu dáng, chức năng, giá thành. Tuy nhiên, không phải thiết bị nào cũng sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra biến áp hiệu quả.
Để mang lại kết quả đo chính xác vấn đề của biến áp, người dùng nên lựa chọn đồng hồ vạn năng của các thương hiệu uy tín để kiểm tra. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đồng hồ đo điện áp như: Kyoritsu 1009, đồng hồ vạn năng Hioki DT4256, Kyoritsu 1021R…
Hiện các sản phẩm này đều được TKTECH phân phối chính hãng, đầy đủ chế độ bảo hành cùng với giá cả hợp lý. Liên hệ ngay qua hotline 0977 765 444 nếu có nhu cầu cần tư vấn hoặc tìm mua các sản phẩm này nhé!
Trên đây là những hướng dẫn về cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết bằng phương pháp thủ công và sử dụng đồng hồ vạn năng. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp bạn thực hiện kiểm tra, xác định các sự cố kịp thời để có được giải pháp sửa chữa, bảo vệ máy biến áp tốt nhất.