Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật

Để thực hiện các công việc đo và kiểm tra dòng điện, mạch điện, thiết bị điện… bằng đồng hồ vạn năng thì bạn cần biết thêm về các phụ kiện đi kèm hỗ trợ cho phép đo ấy. Và phù kiện không thể thiết trong nhiệm vụ đó chính là que đo. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng của que đo đồng hồ vạn năng và cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật nhất.

Giới thiệu về đồng hồ vạn năng

Dong-ho-van-nang-va-phu-kien
Đồng hồ vạn năng và phụ kiện

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện hiện đại vô cùng hữu ích, thậm chí đây là dụng cụ không thể thiếu đối với bất kỳ kỹ thuật viên điện tử nào. Đồng hồ VOM ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu, sản xuất, sữa chữa, lắp ráp linh kiện điện tử…

Các chức năng của VOM: kiểm tra dòng điện, điện áp, điện trở, điện dung, tần số, kiểm tra thông mạch, kiểm tra diode…

Để tiến hành thực hiện các phép đo trên vạn năng kế, sẽ có một bước là cắm que đo của đồng hồ vào thiết bị cần đo. Để hiểu rõ hơn về thao tác này, các bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Que đo của đồng hồ vạn năng là gì?

Phu-kien-que-do-cua-van-nang-ke
Phụ kiện que đo của vạn năng kế

Khi đi mua hoặc chuẩn bị sử dụng đồng hồ vạn năng, bạn sẽ thấy trong bộ phụ kiện có 2 que đo đầu nhọn đi kèm máy. Bao gồm một que đo màu đỏ và một que đo màu đen. Que đo của đồng hồ vạn năng còn được gọi là đầu đo, dây đo.

Trên que đo đồng hồ vạn năng sẽ có hai đầu đo và đầu cắm, phần dây đo có chiều dài khoảng 1m, phần lõi làm bằng đồng. Phần đầu đo của que đo đồng hồ vạn năng được thiết kế dạng kim nhọn, có thể chịu được tải ở nhiểu điện áp và dòng điện khác nhau (1000V/20A).

Cấu tạo của que đo đồng hồ vạn năng

Để nắm được cách cắm que đo đồng hồ vạn năng chính xác, trước tiên bạn cần hiểu được cấu tạo của nó. Cấu tạo của của nó bao gồm: Một đầu là jack bắp chuối dùng để cắm trực tiếp vào 2 chân của đồng hồ vạn năng. Đầu còn lại được thiết kế như một chiếc que với đầu thanh kim loại nhọn ở đầu (còn gọi là đầu dò) dùng để chạm vào thiết bị cần kiểm tra khi tiến hành đo.

Bo-que-do-gom-1-cap-den-va-do
Bộ que đo gồm 1 cặp đen và đỏ

Theo quy ước điện tử tiêu chuẩn thì đầu dò màu đen sẽ được sử dụng để kết nối với cực âm. Còn đầu dò màu đỏ sử dụng cho cực dương tính.

Ví dụ: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, trên thân máy bạn sẽ thấy có 2 chân cắm là COM và V/Ω để kết nối với dây đo. Như vậy, dây đo màu đen sẽ được cắm vào chân COM, dây đo màu đỏ cắm vào chân V/Ω thì phép đo mới thực hiện đúng.

Lưu ý: Trên thị trường hiện nay có một số loại đồng hồ đo điện sử dụng giắc cắm pin, nó nhỏ hơn so với giắc cắm bắp chuối. Vậy nên khi đầu dò xảy ra vấn đề thì cần phải thay thế cái mới. Nhớ kiểm tra thật kỹ thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của đồng hồ để tìm được loại phù hợp nhất. Tránh trường hợp mua nhầm về không sử dụng được.

Cấu tạo của chân cắm đồng hồ vạn năng

Bo-phan-chan-cam
Bộ phận chân cắm

Trên mỗi đồng hồ vạn năng sẽ thường được thiết kế các chân cắm để kết nối với cách cắm que đo đồng hồ vạn năng  khi làm việc. Số chân cắm sẽ phụ thuộc vào chiếc đồng hồ đó có bao nhiêu chức năng đo? Đo dòng điện, đo điện áp, đo điện trở… Thông thường thì mỗi đồng hồ vạn năng sẽ có từ 2 – 3 chân đo. Trong đó, chân cắm được ký hiệu COM (chân COM) sẽ là chân số định. Còn các chân còn lại được ký hiệu V/Ω (chân V/Ω) sẽ có từng mức đo khác nhau như: mA, 10A, 20A…

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đồng hồ Vom sử dụng nhiều chân đo hơn. Nhằm để đáp ứng hiệu quả cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người dùng (đo điện trở, điện áp, tần số, kiểm tra liên tục, diode…).

Vậy que đo đồng hồ vạn năng có tác dụng gì?

Que đo của vạn năng kế chính là bộ phận đóng vai trò kết nối đồng hồ đo điện với mạch điện hoặc thiết bị cần đo. Với bộ que đo này, đồng hồ vạn năng có thể tiếp nhận dữ liệu đo một cách nhanh chóng. Từ đó tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu và truyền kết quả hiển thị lên màn hình LCD.

Với nhiệm vụ quan trọng này, bộ que đo đồng hồ vạn năng là phụ kiện không thể thiếu để vạn năng kế có thể hoạt động và thực hiện các chức năng đo điện thật tốt.

Cach-cam-que-do-dong-ho-van-nang-de-thuc-hien-do-dong
Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng để thực hiện đo dòng

Hướng dẫn cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật

Để mang lại một kết quả đo nhanh chóng, an toàn và độ chính xác cao thì bạn cần thực hiện thao tác cắm que đo của đồng hồ đúng kỹ thuật. Bước này sẽ được hướng dẫn chi tiết ngay sau đây!

Đối với dòng đồng hồ vạn năng có 2 chân cắm

Bước 1: Cắm dây đo màu đen vài chân COM của đồng hồ vạn năng. Đây là quy tắc mặc định đối với mọi loại đồng hồ vạn năng có trên thị trường.

Bước 2: Dây đo màu đỏ sẽ được cắm vào các chân màu đỏ tương ứng (chân V/Ω) trên đồng hồ vạn năng của bạn.

Cach-cam-que-do-vao-tren-van-nang-ke
Cách cắm que đo vào trên vạn năng kế

Có thể bạn quan tâm

Đối với loại đồng hồ có từ 3 chân trở lên

Trên thực tế, hầu hết các dụng cụ đo điện như đồng hồ vạn năng đều được trang bị cầu chì để bảo vệ thiết bị tránh khỏi tình trạng quá tải. Tùy vào ứng dụng đo điện khác nhau (đo dòng điện cao hay thấp) mà bạn sẽ chọn cầu chì phù hợp.

Vậy nếu đồng hồ vạn năng của bạn có nhiều hơn 2 chân thì cách cắm que đo đồng hồ vạn năng như thế nào mới chính xác? Khi đó, từng chân cắm sẽ phụ thuộc vào điện áp của thiết bị cần đo và thang đo trên đồng hồ.

Ví dụ minh họa – cách cắm que đo đồng hồ vạn năng

Huong-dan-cam-que-do-dong-ho-van-nang-co-3-chan
Hướng dẫn cắm que đo đồng hồ vạn năng có 3 chân

Một đồng hồ vạn năng có 3 cổng cắm khác nhau, được gắn nhãn lần lượt là: 10A, COM và mAV Ω. Trong đó, cầu chì giữa chân cắm 10A và COM có định mức là 10A, còn cầu chì giữa 2 chân COM và mAV Ω có định mức là 200 milliamp (200mA) – dòng điện tương đối thấp. Áp dụng vào mục đích công việc của bạn để có thể biết được nên cắm chân đo vào cổng nào:

– Nếu cần đo dòng điện, điện áp, điện trở có định mức nhỏ: bạn cắm que đo màu đen vào cổng COM, cắm que đo màu đỏ và cổng mAVΩ.

– Nếu cần đo dòng điện, điện áp, điện trở ở mức cao: bạn cắm đầu dò màu đen vào cổng COM, đầu dò màu đỏ cắm vào cổng có nhãn 10A.

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phụ kiện que đo của đồng hồ vạn năng. Đồng thời nắm được cách cắm que đo đồng hồ vạn năng sao cho đúng kỹ thuật nhất để cho công việc kiểm tra mạch điện, thiết bị điện của bạn sẽ có kết quả chính xác. Đồng thời tránh được các lỗi hỏng hóc, sự cố chập cháy đồng hồ. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm đồng hồ vạn năng đo điện chất lượng, chính hãng, giá cả cả hợp lý thì hãy liên hệ với TKTech nhé!

Bài viết liên quan
theo doi nhiet do my pham
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một sản phẩm mỹ phẩm khi đến tay người tiêu dùng lại không còn giữ được chất lượng như ban đầu? Một trong những nguyên nhân chính có thể là do sản phẩm đã trải qua quá trình vận chuyển không đảm…
bao ve nhac cu go truoc anh huong cua do am
Độ ẩm là một trong những “kẻ thù” số một của các loại nhạc cụ gỗ. Sự thay đổi đột ngột của độ ẩm có thể khiến đàn bị cong vênh, nứt nẻ, ảnh hưởng đến âm thanh và tuổi thọ của cây đàn. Vậy làm thế nào để bảo…
kiem tra do am san go
Bạn đã thực sự hiểu rõ về cách kiểm tra độ ẩm sàn gỗ? Bạn có chắc rằng mình đang làm đúng? Nhiều người nghĩ rằng việc kiểm tra độ ẩm cho các loại sàn gỗ rất đơn giản, nhưng thực tế lại có rất nhiều sai lầm mà bạn…
giam sat nhiet do trong chan nuoi
Với sự phát triển của công nghệ, cảm biến không dây đã trở thành một giải pháp hiệu quả để giám sát nhiệt độ trong chăn nuôi. Bởi việc duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng trại là điều cần thiết để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *