Trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, bảo quản các vật liệu, nguyên liệu đều cần phải kiểm tra độ ẩm của vật thể. Vậy có các phương pháp xác định độ ẩm nào phổ biến hiện nay cho hiệu quả và độ chính xác cao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để dễ dàng chọn được cách thức phù hợp cho công việc của mình nhé!
7 phương pháp xác định độ ẩm phổ biến nhất
Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định độ ẩm được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, xây dựng đến bảo quản thực phẩm và dược phẩm. Dưới đây là đặc điểm, ưu nhược điểm của một số phương pháp phổ biến:
Nguyên lý của các phương pháp xác định độ ẩm:
– Phương pháp sấy khô: Mẫu được cân trước và sau khi sấy khô ở một nhiệt độ xác định cho đến khi khối lượng không đổi. Độ ẩm được tính từ sự giảm khối lượng của mẫu.
– Phương pháp Karl Fischer: Dựa trên phản ứng hóa học giữa nước và thuốc thử Karl Fischer, thường sử dụng cho các mẫu lỏng.
– Phương pháp đo độ dẫn điện: Đo sự thay đổi độ dẫn điện của mẫu khi độ ẩm thay đổi.
– Phương pháp đo điện dung: Sử dụng các cảm biến đo sự thay đổi điện dung do sự thay đổi hàm lượng nước trong mẫu.
– Phương pháp đo nhiệt lượng (Calorimeter): Đo sự thay đổi nhiệt độ khi mẫu hấp thụ hoặc giải phóng nước.
– Phương pháp sử dụng cảm biến RH (Relative Humidity): Sử dụng cảm biến đo độ ẩm tương đối của không khí xung quanh mẫu
– Phương pháp hấp thụ hồng ngoại (IR): Đo sự hấp thụ tia hồng ngoại bởi nước trong mẫu. Độ ẩm được xác định từ mức độ hấp thụ của các bức xạ hồng ngoại ở các bước sóng đặc trưng của nước.
Ưu nhược điểm của các phương pháp xác định độ ẩm
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Sấy khô | Đơn giản, chi phí thấp, chính xác cho nhiều loại mẫu | Mất thời gian, có thể gây thay đổi hóa học hoặc cấu trúc của mẫu |
Phương pháp Karl Fischer | Độ chính xác cao, nhanh chóng, thích hợp cho mẫu có độ ẩm thấp | Đòi hỏi thiết bị chuyên dụng, hóa chất đắt tiền |
Phương pháp hấp thụ hồng ngoại | Nhanh, không phá hủy mẫu, thích hợp cho nhiều loại mẫu | Chi phí đầu tư thiết bị cao, cần hiệu chuẩn thường xuyên |
Phương pháp đo điện dung | Nhanh, dễ sử dụng, có thể đo liên tục và tự động | Độ chính xác phụ thuộc vào loại mẫu và cần hiệu chuẩn chính xác |
Phương pháp đo độ dẫn điện | Nhanh, thích hợp cho mẫu dạng hạt hoặc bột | Độ chính xác có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như nhiệt độ và thành phần hóa học của mẫu |
Phương pháp đo nhiệt lượng | Chính xác, có thể đo độ ẩm rất thấp | Cần thiết bị phức tạp và chi phí cao |
Phương pháp sử dụng cảm biến RH | Nhanh, tiện lợi, có thể đo trực tiếp tại hiện trường | Độ chính xác bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và cần hiệu chuẩn thường xuyên |
Máy đo độ ẩm là gì?
Máy đo độ ẩm là những thiết bị được ứng dụng các phương pháp xác định độ ẩm kể trên. Chúng được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về đo độ ẩm trong các môi trường và mẫu vật liệu khác nhau, từ phòng thí nghiệm đến hiện trường và quy trình sản xuất. Việc chọn lựa thiết bị phù hợp phụ thuộc vào loại mẫu, độ chính xác yêu cầu, và các điều kiện đo đạc cụ thể.
Cân sấy ẩm
Thiết bị này sử dụng phương pháp sấy khô, được dùng để xác định độ ẩm của các loại thực phẩm như bánh kẹo, các loại bột… Cân sấy ẩm sẽ sấy vật liệu, sau đó tự động tính toán phần độ ẩm của mẫu sau khi sấy. Bạn có thể đọc kết quả được hiển thị trên màn hình dễ dàng.
- Ưu điểm: Cân chính xác độ ẩm và khối lượng của mẫu, sai số thấp, thiết kế cân nhỏ gọn và dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian.
- Nhược điểm: Chỉ phù hợp cho việc xác định độ ẩm của khối lượng mẫu đo nhỏ. Mẫu sau khi đo xong không thể sử dụng được nữa.
Máy đo độ ẩm vật liệu
Thiết bị này sử dụng phương pháp điện trở để xác định độ ẩm của các loại vật liệu như gỗ, vật liệu xây dựng, bê tông… Máy có thể dùng để đo trực tiếp vào mẫu, với đầu dò điện trở hình que nhọn đâm vào vùng mẫu cần xác định độ ẩm.
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi, thao tác đo độ ẩm nhanh chóng, không cần mất thời gian chuẩn bị mẫu.
- Nhược điểm: Cần phải đo nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau để có được giá trị độ ẩm trung bình tương đối nhất, có thể làm hỏng mẫu.
Máy đo độ ẩm hạt (máy đo độ ẩm nông sản, ngũ cốc)
Thiết bị này hoạt động theo nguyên lý điện trở trong số các phương pháp xác định độ ẩm phổ biến. Có hai dạng chính đó là:
– Máy đo độ ẩm hạt cầm tay (điện trở nằm ngoài và có hình que nhọn để chọc trực tiếp vào thùng chứa hạt/vật liệu). Ví dụ: máy đo độ ẩm gỗ.
– Máy đo độ ẩm hạt có điện trở nằm trong buồng phân tích mẫu
- Ưu điểm: Cho kết quả đo nhanh, ít thao tác, dễ sử dụng, không làm hỏng mẫu. Máy đo độ ẩm hạt có buồng chứa mẫu có thêm chế độ đo độ ẩm cho từng loại hạt riêng biệt.
- Nhược điểm: Máy đo có que nhọn cho kết quả kém chính xác đối với những loại hạt to. Máy có buồng chứa mẫu thì kích thước hơi to.
Máy đo độ ẩm giấy
Đây là loại máy đo có đầu dò làm bằng thép hoặc crom có thể đo trực tiếp vào mẫu, dùng để xác định độ ẩm của các loại vật liệu mỏng như giấy.
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, dễ sử dụng, tiện lợi cho công việc khảo sát độ ẩm giấy trong kho. Có thể đo trực tiếp lên mẫu mà không làm hư hỏng.
- Nhược điểm: Được thiết kế chuyên biệt để ứng dụng cho việc đo độ ẩm giấy.
Khúc xạ kế đo độ ẩm
Một trong các phương pháp xác định độ ẩm hiệu quả đó chính là phương pháp khúc xạ ánh sáng trong thiết bị khúc xạ kế. Máy có thể đo dư lượng nước (độ ẩm) trong mật ong với hai loại chính là khúc xạ kế dạng cơ và khúc xạ kế kỹ thuật số.
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, trả kết quả nhanh, thiết kế bỏ túi nhỏ gọn
- Nhược điểm: Phụ thuộc vào nguồn sáng
Máy đo độ ẩm đất
Thiết bị này sử dụng phương pháp điện trở để đo phần trăm độ ẩm của đất, ngoài ra còn có thể đo được cả giá trị pH của đất.
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng, giá rẻ
- Nhược điểm: Cần đo nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau trong diện tích 1m2 để tính độ ẩm và độ pH trung bình.
Máy đo độ ẩm không khí
Thiết bị này hiện nay có rất nhiều loại được sử dụng phổ biến như: ẩm kế treo tường/cầm tay, máy đo độ ẩm có đầu dò rời, nhiệt ẩm kế. Loại ẩm kế treo tường được dùng để xác định độ ẩm liên tục trong kho chứa, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng và thậm chí cả nhà ở. Còn loại ẩm kế cầm tay và máy đo độ ẩm có đầu dò rời được sử dụng nhiều trong việc đi khảo sát độ ẩm tại hiện trường, kho bãi, container, kho lạnh…
Một số loại máy đo độ ẩm nguyên vật liệu tốt nhất hiện nay
Sau khi tìm hiểu về các phương pháp xác định độ ẩm cũng như những thiết bị đo độ ẩm chuyên dụng, nếu bạn có nhu cầu sử dụng thì có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng sau đây:
– Cân sấy ẩm Ohaus MB45, Ohaus MB25
– Cân sấy ẩm Kett FD 660, Cân sấy ẩm hồng ngoại Kett FD-720
– Máy đo độ ẩm gỗ Wagner Orion 910
– Máy đo độ ẩm gỗ và vật liệu Flus ET-928
– Máy đo độ ẩm giấy MD916
– Máy đo độ ẩm vật liệu Vogel 641005, Vogel 641006 (gỗ, giấy, vật liệu xây dựng)
– Máy đo độ ẩm gỗ Huatec MC-7825S, MC-7812
– Máy đo độ ẩm nông sản TK-100G, TK25G
– Máy đo độ ẩm giấy Exotek MC-60CPA
Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được các phương pháp xác định độ ẩm để thực hiện chính xác, mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm về các thiết bị đo độ ẩm kể trên, hãy liên hệ ngay công ty TKTECH để được hỗ trợ tận tình và đảm bảo mua hàng chính hãng với giá cả hợp lý nhất nhé!