Các ký hiệu trên đồng hồ đo điện có ý nghĩa gì?

Để vận hành và sử dụng đồng hồ đo điện một cách tốt nhất, bạn cần nắm rõ về cấu tạo, chức năng và các thông số trên đồng hồ vạn năng. Vậy các ký hiệu trên đồng hồ đo điện thường mang ý nghĩa gì? TKTECH sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp chi tiết các thông số này qua nội dung bài viết dưới đây.

Đồng hồ đo điện là gì?

Đồng hồ đo điện là thiết bị dùng để đo các đại lượng điện trong mạch điện. Có nhiều loại đồng hồ đo điện khác nhau, mỗi loại được thiết kế để đo một hoặc nhiều đại lượng cụ thể. 

Đồng hồ đo điện
Đồng hồ đo điện chuyên dụng

Trong đó, đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện đa năng có thể đo nhiều đại lượng điện như dòng điện, hiệu điện thế, điện trở, tần số… Nó được dùng trong nhiều ứng dụng kiểm tra và bảo trì mạch điện, từ kiểm tra pin, đo điện áp ổ cắm, đến kiểm tra điện trở của các linh kiện điện tử.

Các đồng hồ đo điện thường có cấu tạo bao gồm một màn hình hiển thị, các nút chức năng, và các đầu nối đo (probe). Nguyên lý hoạt động dựa trên cảm ứng điện từ hoặc sự thay đổi điện áp và dòng điện qua các mạch bên trong thiết bị. Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện là gì chính là nội dung của bài viết hôm nay.

Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ đo điện

Hiện nay, đồng hồ đo điện vạn năng được chia thành hai loại chính dựa trên cách hiển thị của màn hình, đó là: dạng số và dạng kim. Mỗi loại đều có thiết kế khác nhau và ý nghĩa ký hiệu của đồng hồ vạn năng chi tiết như sau:

Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ đo điện dạng số

Đồng hồ vạn năng dạng số (DMM) là thiết bị được sử dụng rất phổ biến hiện nay, với đa dạng thương hiệu, kiểu dáng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo của nó bao gồm các bộ phận chính là: màn hình, phím chức năng, núm vặn và cổng kết nối. Sau đây là ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ điện tử mà bạn cần biết để sử dụng thiết bị này đo lường dễ dàng hơn, tránh nhầm thang đo.

Các ký hiệu trên đồng hồ đo điện điện tử
Các ký hiệu trên đồng hồ đo điện điện tử

Ý nghĩa các ký hiệu thang đo trên đồng hồ đo điện điện tử

Trên thân máy của đồng hồ vạn năng hiển thị số, có các ký hiệu biểu thị chức năng đo cụ thể như sau:

V~: Biểu thị thang đo điện áp xoay chiều – một trong những chức năng chính trên đồng hồ vạn năng.

V-: Ký hiệu của thang đo điện áp một chiều (DCV)

A~: Ký hiệu biểu thị cho thang đo dòng điện xoay chiều (ACA)

A- : Ký hiệu của chức năng đo dòng điện một chiều của đồng hồ vạn năng số

Ω: Đọc là Ohm, ký hiệu này biểu thị cho thang đo điện trở

F: Thang đo điện dung

hFE: Thang đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh

Hz: Ký hiệu của chức năng đo tần số

Ký hiệu hiển thị trên màn hình điện tử
Ký hiệu hiển thị trên màn hình điện tử

Ý nghĩa các ký hiệu phím chức năng trên đồng hồ đo điện dạng số

Một chiếc đồng hồ vạn năng số ở phân khúc trung bình đến cao cấp đều được trang bị các tính năng dưới đây. Việc nhận biết ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa khả năng làm việc của chúng. Cụ thể:

– Min Max: Lưu trữ giá trị đầu vào lớn nhất, nhỏ nhất. Đồng hồ vạn năng sẽ xuất hiện tiếng bíp nếu giá trị đo vượt quá kết quả cho phép.

– Hold: Giữ giá trị đo trên màn hình. Trong khi đó, Auto Hold là chức năng cho phép chụp, khóa phép đo trên màn hình đồng hồ đo điện và xem kết quả sau đó.

– SELECT: Có ý nghĩa chuyển đổi giữa các thang đo với nhau. 

– REL: Đặt giá trị hiển thị về 0. Đồng thời, chức năng này cũng giúp người dùng đối chiếu với kết quả trước đó.

– Ký hiệu đèn: Còn gọi là Brightness, giúp điều chỉnh độ sáng tối của màn hình, thuận tiện để làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng.

– ON/OFF: Ký hiệu tắt/mở trên đồng hồ vạn năng.

Ký hiệu của các nút chức năng của đồng hồ DMM
Ký hiệu của các nút chức năng của đồng hồ DMM

Ý nghĩa các ký hiệu đầu kết nối trên đồng hồ đo điện dạng số

Bên cạnh các tính năng, các ký hiệu trên đồng hồ đo điện thì ở thân máy sẽ có một số ổ cắm giúp kết nối với que đo. Bao gồm:

– Cổng mA, µA: Vị trí kết nối với que đo giúp đo dòng điện thấp.

– Cổng Common: Viết tắt là chân COM, thường có màu đen và được sử dụng để kết nối với cực âm của mạch.

– Chân mAVΩ: Sử dụng để cắm que đo màu đỏ. Cổng mAVΩ cho phép đo dòng điện (đến 200mA), điện áp và điện trở.

– Cổng True RMS: Thông thường, que màu đỏ sẽ được cắm với ổ này. Chức năng của nó là giúp đo thông số giá trị hiệu dụng thực.

Các cổng kết nối với que đo trên đồng hồ vạn năng
Các cổng kết nối với que đo trên đồng hồ vạn năng

Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện dạng kim

Đồng hồ vạn năng kim hay còn gọi là VOM cũng là một trong những thiết bị đo điện chuyên nghiệp trong tủ đồ của kỹ thuật viên. Ưu điểm của loại đồng hồ đo này là có thể kiểm tra nhanh nhiều loại linh kiện, nhận biết sự phóng nạp của tụ điện… Tuy nhiên, hạn chế của thiết bị này là độ chính xác không cao, đo dòng mạch thấp thường bị sụt do trở kháng chỉ khoảng 20K/Vol. Về cấu tạo của đồng hồ vạn năng kim bao gồm các bộ phận: Kim chỉ thị, mặt hiển thị, chỉnh thang đo, núm chỉnh về 0. 

Các ký hiệu trên đồng hồ đo điện kim
Các ký hiệu trên đồng hồ đo điện kim

Các ký hiệu trên đồng hồ đo điện hiển thị kim

Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng kim cũng không quá phức tạp như đồng hồ đo số. Nó bao gồm các ký hiệu dễ hiểu như:

A: Đo dòng điện

V: Đo điện áp

Ω: Đo điện trở

DCV: Điện áp 1 chiều

ACV: Điện áp xoay chiều

Ký hiệu trên màn hình đồng hồ đo điện chỉ kim
Ký hiệu trên màn hình đồng hồ đo điện chỉ kim

Ý nghĩa các ký hiệu chức năng trên đồng hồ vạn năng dạng kim

Khi sử dụng đồng hồ vạn năng kim, bạn cần quan tâm đến hai thông số chính đó là:

– Chức năng đo: Đồng hồ đo điện VOM cung cấp 4 dải đo chính gồm đo điện trở, điện áp một chiều, điện áp xoay chiều và dòng điện.

– Thang đo: Tại thang đo của đồng hồ vạn năng kim sẽ bao gồm nhiều dải đo. Ví dụ: Khi muốn đo điện áp 1 chiều, bạn di chuyển núm vặn có ký hiệu DCV, sau đó chọn mức thang phù hợp như 0,5V, 10V, 250V…

Đồng hồ vạn năng kim cũng có các cổng kết nối giống như DMM và cách kết nối của cũng tương tự. Do đó, nếu là thợ mới vào nghề thì bạn nên nắm vững cấu tạo cũng như ý nghĩa cách ký hiệu trên đồng hồ đo điện để đảm bảo tránh sai sót, sự cố trong đo lường.

Các ký hiệu chức năng trên đồng hồ vạn năng kim
Các ký hiệu chức năng trên đồng hồ vạn năng kim

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm được ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ đo điện dạng số và dạng kim. Thông quá đó, bạn có thể thao tác sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có nhu cầu mua các dòng đồng hồ vạn năng chất lượng cao của những thương hiệu uy tín như Fluke, Kyoritsu, Hioki, Chauvin…, hãy liên hệ ngay công ty TKTECH để sở hữu sản phẩm chính hãng với mức giá tốt nhất thị trường nhé!

Bài viết liên quan
dau do do do am go
Để máy đo độ ẩm gỗ hoạt động hiệu quả, cần phải tìm kiếm được dòng đầu dò đo độ ẩm gỗ phù hợp. Với đa dạng các loại đầu dò trên thị trường, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp có thể khiến bạn băn khoăn. Chính vì…
do am go
Độ ẩm gỗ là một yếu tố quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Nếu độ ẩm gỗ không đạt tiêu chuẩn, công trình sẽ dễ bị nứt nẻ, cong vênh, mối mọt, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và an toàn. Vậy, làm thế nào…
phuong phap do dien tro
Trong các mạch điện, điện trở đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để kiểm tra, sửa chữa hoặc thiết kế mạch điện hiệu quả, việc đo chính xác giá trị điện trở là điều cần thiết. Đồng hồ vạn năng là công cụ phổ biến và tiện lợi để…
Khám phá các tiêu chuẩn và chứng nhận an toàn máy dò khí
Bạn có biết rằng việc sử dụng máy dò khí không đạt tiêu chuẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như cháy nổ, ngộ độc khí, thậm chí là mất mạng? Để tránh những rủi ro này, bạn cần biết về các tiêu chuẩn, chứng nhận an…