Đo độ pH của đất là việc làm cần thiết giúp người trồng có thể kiểm soát được chất lượng đất để có biện pháp cải tạo và xử lý kịp thời; không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Do đất có những đặc điểm và tính chất khác biệt với nước nên việc đo pH của đất sẽ có những khác biệt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những cách đo pH đất đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn cho kết quả chính xác và hiệu quả nhất.
Độ pH của đất là gì?
Độ pH là thước đo độ axit/bazơ của đất và được coi là một biến số chính của đất bởi nó có ảnh hưởng lớn tới tính chất và chất lượng của đất. Mỗi loại cây trồng sẽ có một khoảng pH phù hợp để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khoảng pH từ 5,5 – 7,5 là phạm vi tối ưu cho hầu hết các cây trồng. Tuy nhiên, có những loại cây trồng đặc biệt có thể thích nghi, phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường đất có pH nằm ngoài khoảng này.
Độ pH của đất có thể bị ảnh hưởng và biến đổi bởi các yếu tố như: loại đất, các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu; phân bón, loại cây trồng… Do vậy người trồng cần thường xuyên đo độ pH của đất để luôn luôn kiểm soát được chất lượng đất và khả năng phát triển của cây trồng.
Tính chất của đất với các mức độ pH cụ thể
Độ pH của đất là chỉ số giúp đánh giá tính chất của đất là axit hay kiềm. Với các loại đất đặc trưng như sau:
pH < 3,5: đất siêu axit
pH ~ 3,4 – 4,4: đất cực kỳ axit
pH ~ 4,5: đất có tính axit rất mạnh
pH ~ 5,1 – 5,15: đất có tính axit mạnh
pH ~ 5,666: đất có tính axit vừa phải
pH ~ 6,1 – 6,5: đất có tính axit nhẹ
pH ~ 6,677 – 7: đất trung tính
pH ~ 7,4 – 7,8: đất hơi kiềm
pH ~ 7,9 – 8,4: đất có tính kiềm vừa phải
pH ~ 8,5: đất có tính kiềm mạnh
pH > 9.0: đất có tính kiềm rất mạnh
Hướng dẫn cách đo pH đất bằng giấy quỳ
Để đo độ pH của đất bằng giấy quỳ (giấy pH) thì bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lấy một mẫu đất từ vùng cần kiểm tra và loại bỏ các tạp chất như cỏ, lá, đá sỏi. Đảm bảo mẫu đất được lấy từ nhiều điểm khác nhau để khi đo có kết quả chính xác cao hơn. Sau đó, bạn thêm nước vào mẫu đất để tạo thành một hỗn hợp đất ẩm. Khi đưa giấy quỳ vào hỗn hợp này, nó sẽ dễ dàng hấp thụ đất và đo được độ pH.
Bước 2: Đặt giấy quỳ xuống trên bề mặt đất ẩm và để giấy quỳ tiếp xúc với đất đều, đủ thời gian để hấp thụ chất từ đất (theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là vài phút).
Bước 3: So sánh màu của giấy quỳ sau khi hấp thụ chất từ đất với bảng màu được cung cấp bởi nhà sản xuất. Bảng màu thường đi kèm với giấy quỳ và hiển thị các giá trị pH khác nhau.
Bước 4: Ghi lại giá trị pH được đọc từ bảng màu. Điều này sẽ cho bạn biết độ acid hoặc kiềm của đất ở vị trí bạn đã kiểm tra.
Lưu ý: Việc đo độ pH bằng giấy quỳ có thể mang lại kết quả tương đối và không được chính xác cao như việc sử dụng các loại máy đo độ pH chuyên dụng.
Hướng dẫn cách đo pH đất bằng máy đo pH
Phương pháp đo độ pH của đất bằng máy đo pH được thực hiện với hai hình thức đó là: Đo bằng mẫu sệt và đo trực tiếp tại hiện trường. Dưới đây là chi tiết từng cách đo để bạn đọc năm rõ thao tác:
Cách đo pH đất bằng mẫu sệt
Bạn có thể sử dụng gần như bất kỳ máy đo pH nào để thực hiện đo pH của đất bằng mẫu sệt. Điều này rất tiện lợi bởi bạn không cần một máy đo pH đất chuyên dụng. Cách đo này sẽ hơi phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn khi bạn dùng máy dành riêng cho đất.
Bước 1: Chuẩn bị mẫu
Thực hiện lấy mẫu bằng việc chọn ra 05 điểm trên khu đất cần đo, 1 điểm ở giữa và 4 điểm ở vị trí góc. Lấy mẫu đất ở cùng một độ sâu (thông thường nên lấy trong khoảng từ 0 – 30cm) và lấy một lượng bằng nhau rồi để khô, tán nhỏ trộn đều, các mẫu lại với nhau (nên lấy khối lượng mẫu ít nhất là 0,2kg/1 điểm để có kết quả đo chính xác).
Bước 2: Thực hiện đo
Bạn dùng khoảng 0,1kg mẫu đã chuẩn bị, hòa tan trong 500ml nước. Chờ khoảng 30 phút cho lắng rồi chắt lấy phần nước bên trên. Sau đó bạn dùng máy đo độ pH đất để thực hiện phép đo trên mẫu nước vừa thu được và đọc kết quả.
Cách đo pH đất trực tiếp tại hiện trường
Để đo được độ pH của đất trực tiếp tại hiện trường, bạn cần có một chiếc máy đo pH đất chuyên dụng dạng cầm tay tiện lợi hoặc bút đo pH. Thiết bị này thường có đầu dò phù hợp được thiết kế tối ưu để có thể đo trực tiếp. Đối với máy đo độ pH chuyên dùng đo pH đất, bạn cũng thực hiện đo tại 05 điểm tại các vị trí tương tự như khi lấy mẫu bằng cách đo mẫu sệt.
Việc thực hiện đo pH đất bằng máy chuyên dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần cắm trực tiếp đầu dò của máy vào vị trí cần đo. Trong trường hợp đất quá khô, hãy sử dụng mũi khoan nhựa được cung cấp kèm máy để tạo lỗ trống rồi đổ thêm nước khử ion vào cho đủ độ ẩm rồi thực hiện đo.
Đo trực tiếp tại hiện trường là cách kiểm tra độ pH của đất nhanh và chính xác nhất. Bạn chỉ cần bật máy lên, cắm đầu dò xuống đất, sau 2-5 giây, kết quả đã được hiển thị trên màn hình của máy. Đây là cách làm tiết kiệm thời gian, nhân lực.
Lưu ý về cách đo pH đất trực tiếp
- Đất đo nên có độ ẩm và độ tơi xốp
- Cắm đầu dò ngập cùng độ sâu để đảm bảo sự đồng nhất và tính chính xác của các phép đo. Bạn có thể dùng thước đo để xác định độ sâu.
- Sau mỗi lần đo tại 1 vị trí, vệ sinh đầu dò sạch sẽ để đảm bảo sự độc lập và độ tin cậy của từng phép đo.
Hướng dẫn cách đo pH đất bằng hóa chất
Hiện nay, người ta thường sử dụng một số loại hóa chất để đo độ pH đất hiện nay như Methyl Red, Bromthymol Blue, Phenol phtalein… Và để đo độ pH của đất bằng hóa chất, bạn có thể tham khảo tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lấy mẫu đất không chứa rác, cỏ… từ địa điểm mà bạn muốn kiểm tra. Bạn nên lấy ở nhiều điểm khác nhau để có kết quả độ pH khách quan nhất.
Bước 2: Chuẩn bị loại hóa chất đo chỉ số pH phù hợp. Sau đó đặt một lượng nhỏ mẫu đất vào một chén hoặc ống nghiệm và thêm một lượng nhỏ dung dịch hóa chất vào mẫu đất. (Lưu ý làm đủ lỏng để có thể đo độ pH).
Bước 3: Quan sát màu sắc của dung dịch sau khi đã trộn với mẫu đất. Màu sắc sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ pH của mẫu. Tiếp đến so sánh màu của dung dịch sau khi đã thí nghiệm với bảng màu đi kèm. Bảng màu sẽ cho biết giá trị cụ thể của độ pH tương ứng với màu hiển thị.
Bước 4: Ghi lại giá trị đo pH được đọc từ bảng màu.
Lưu ý: Phương pháp này không cho kết quả chính xác cao như máy đo độ pH, nhưng vẫn cho kết quả tương đối và đây là một phương pháp đơn giản và chi phí thấp để đo độ pH của đất.
Hy vọng với những cách đo pH đất đơn giản, tiết kiệm chi phí, việc đo pH của đất chắc hẳn sẽ không còn quá khó khăn và phức tạp với bạn nữa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc đo độ pH của đất hay các máy đo pH cần giải đáp, hãy liên hệ với TKTECH qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.