Độ phân giải màn hình là gì? Ảnh hưởng thế nào tới chất lượng hiển thị?

Khi mua các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, TV… chắc hẳn điều mà bạn quan tâm nhất đó chính là thông số kỹ thuật. Trong đó, đặc biệt phải chú ý đến độ phân giải màn hình – một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng thiết bị. Vậy độ phân giải của màn hình là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm cũng như sự ảnh hưởng của nó đến chất lượng hình ảnh.

Khái niệm độ phân giải là gì?

Độ phân giải (resolution) là khái niệm được sử dụng để mô tả khả năng hiển thị chi tiết của một hình ảnh, một video hoặc một tài liệu. Nó đo lường số lượng các điểm ảnh (pixel) hoặc các điểm ảnh trên một đơn vị chiều rộng và chiều cao của hình ảnh. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh sẽ càng chi tiết và sắc nét hơn.

Độ phân giải là khả năng hiển thị chi tiết
Độ phân giải là khả năng hiển thị chi tiết

Độ phân giải thường được đo bằng đơn vị pixel, ví dụ như độ phân giải 1920×1080 (kích thước rộng x kích thước cao) cho một video hoặc hình ảnh. Độ phân giải còn phụ thuộc vào kích thước của màn hình hoặc thiết bị hiển thị. Vì thế nên cùng một độ phân giải có thể trông khác nhau trên các thiết bị khác nhau.

Các tiêu chuẩn về độ phân giải màn hình

Các tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá khả năng hiển thị chi tiết của một màn hình hoặc thiết bị hiển thị. Dưới đây là một số tiêu chuẩn phổ biến để bạn có thể biết được màn hình nào đang có độ phân giải cao, hiển thị rõ nét và ngược lại/.

Độ phân giải cao

Nền khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại đã chế tạo ra những loại màn hình có tiêu chuẩn độ phân giải cao rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng thấy các loại màn hình có độ phân giải cao như: HD, Full HD, 2K, 4K… Dưới đây là thông số về độ phân giải của từng dòng màn hình:

Các độ phân giải của màn hình
Các độ phân giải của màn hình

Màn hình HD (720), WQXGA, XGA, WXGA – Tìm hiểu về độ phân giải mà hình cao 

Đây là những loại màn hình, hình ảnh có độ phân giải ở mức 1280 x 720 pixel với tỷ lệ 4:3. Được đánh giá có độ nét gấp 3 lần so với các loại biến thể màn hình tiêu chuẩn HD hay VGA. 

XGA: Tiêu chuẩn này được phát triển vào những năm 1990 và có độ phân giải cao hơn so với SVGA. XGA có tỷ lệ khung hình 4:3 với độ phân giải 1024 x 768 pixel. Nó thường được sử dụng cho các màn hình máy tính và máy chiếu.

WXGA theo tỷ lệ khung xấp xỉ 16:9 độ phân giải 1366×768 pixels.

Màn hình tiêu chuẩn Full HD (1080) và Full HD+

Đây là những loại màn hình theo tiêu chuẩn FHD có khung hình 16:9 với độ phân giải 1920×1080 pixels. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại màn hình tràn viên với tỷ lệ 18:9 hay 19:9.

Màn hình HD và Full HD
Màn hình HD và Full HD

Full HD: Tiêu chuẩn này là một độ phân giải cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn trước đó và hiện đang được sử dụng phổ biến trên các thiết bị hiển thị như TV, máy tính xách tay, máy tính để bàn và điện thoại di động.

Full HD+ là một biến thể của Full HD với nhiều độ phân giải khác nhau: 2160 x 1080 pixels, 2280 x 1080 pixels hay 2340 x 1080 pixels… Các màn hình Full HD+ được đánh giá có độ phân giải cao nhất, cung cấp hàng triệu điểm ảnh để hình ảnh được hiển thị cực sắc nét và chân thực.

Màn hình 2K và 2K+ (tiêu chuẩn Quad HD hay QHD)

Đây là những loại màn hình có tiêu chuẩn độ phân giải 2560 x 1440 pixel. Tiêu chuẩn 2K cung cấp hình ảnh sắc nét hơn so với Full 2HD. Tuy nhiên, mắt người thường khó phân biệt được sự khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn hiển thị này.

Màn hình 4k (tiêu chuẩn Ultra HD hau UHD)

Đây là tiêu chuẩn độ phân giải cao nhất hiện nay (3840×2160 pixels hoặc 4096 x 2160 pixels). Được đánh giá lớn hơn gấp 4 lần so với 4 Full HD và được sử dụng cho các màn hình TV, màn hình máy tính và máy chiếu cao cấp. 4K cung cấp một độ phân giải rất cao, tạo ra hình ảnh sắc nét, chi tiết và sống động hơn.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang cải tiến và phát triển lên những mức tiêu chuẩn khác về độ phân giải như màn hình 4K+ (UHD+) 5120 x 2880 pixels; tiêu chuẩn 8K (FUHD) 7680 x 4320 pixel.

Màn hình có độ phân giải cao và thấp khác biệt rõ rệt
Màn hình có độ phân giải cao và thấp khác biệt rõ rệt

Độ phân giải thấp

Bên cạnh những màn hình có độ phân giải cao, bạn vẫn có thể thấy một số thiết bị điện tử, thiết bị máy móc sử dụng màn hình có độ phân giải thấp. Đa số các loại màn hình có độ phân giải thấp thì chỉ được sử dụng cho các thiết bị màn hình đen trắng. Tiêu biểu như:

– Màn hình QQVGA: có độ phân giải 160 x 120 pixels hoặc 120 x 160 pixels).

– Màn hình tiêu chuẩn QVGA (còn gọi là Quad-VGA hay qVGA sẽ có độ phân giải 320 x 240 pixels.

– Màn hình WQVGA có nhiều độ phân giải khác nhau với chiều rộng 240 pixels như: 360 x 240 pixels (tỉ lệ 3:2), 400 x 240 pixels (tỉ lệ 5:3) hoặc 428 x 240 pixels hoặc 432 x 240 pixels (tỉ lệ 16:9).

– Màn hình VGA với độ phân giải 640 x 480 pixels theo tỉ lệ 4: 3.

– Màn hình WVGA: cũng có độ phân giải chiều rộng 480 pixels, với nhiều mức khác nhau theo chiều dài như: 720 x 480 pixels (tỉ lệ 3:2), 800 x 480 pixels (tỉ lệ 5:3).

– Màn hình SVGA: có độ phân giải là 800 x 600 pixels theo tỉ lệ 4:3, ngoài ra còn có biến thể với độ phân giải 832 x 624 pixels.

– Màn hình DVGA (Double-size-VGA) 960 x 640 pixels tỉ lệ 3:2 sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử, máy móc.

Tuy nhiên, cũng có nhiều màn hình có độ phân giải thấp nhưng vẫn cung cấp hình ảnh sắc nét như VAG, WVGA, DV.

Độ phân giải màn hình ảnh hưởng thế nào tới chất lượng hiển thị?

Độ phân giải của màn hình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của một thiết bị. Độ phân giải càng cao, hình ảnh sẽ càng sắc nét và chi tiết hơn.

Ảnh hưởng của độ phân giải màn hình
Ảnh hưởng của độ phân giải màn hình

Chất lượng hiển thị của màn hình sẽ bị ảnh hưởng nhất định do độ phân giải như sau:

– Chi tiết hình ảnh: Độ phân giải càng cao, số lượng pixel trên một đơn vị diện tích càng nhiều, khiến hình ảnh chi tiết hơn, sắc nét hơn và trung thực hơn.

– Màu sắc: Độ phân giải càng cao, cho phép hiển thị số lượng màu sắc lớn hơn. Khi độ phân giải cao, màn hình có thể hiển thị nhiều màu sắc hơn, tạo ra hình ảnh sắc nét và sống động hơn.

– Khả năng hiển thị hình ảnh động: Độ phân giải càng cao, cho phép hiển thị các hình ảnh động chuyển động mượt hơn và ít bị méo hình.

– Độ tương phản: Độ phân giải càng cao, cho phép hiển thị độ tương phản cao hơn, tạo ra hình ảnh đẹp hơn.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng độ phân giải chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị. Các yếu tố khác như độ tương phản, độ sáng, tốc độ phản hồi và màu sắc cũng rất quan trọng.

Màn hình phân giải thấp và cao
Màn hình phân giải thấp và cao

Ứng dụng của độ phân giải

– Máy tính, laptop: thường có độ phân giải màn hình cao, từ 1920×1080 đến 3840×2160 hoặc hơn. Điều này cho phép hiển thị nhiều nội dung trên màn hình và hình ảnh chi tiết hơn.

– Điện thoại thông minh: thường có độ phân giải từ 1080p đến 1440p hoặc cao hơn. Điều này cho phép người dùng xem hình ảnh, video, nội dung trên màn hình điện thoại rõ nét hơn và chi tiết hơn.

– Máy ảnh kỹ thuật số: có độ phân giải cao cho phép chụp ảnh chi tiết hơn và cho phép xem ảnh trên màn hình rõ nét hơn.

– TV: thường có độ phân giải cao, từ 1080p đến 4K hoặc cao hơn. Điều này cho phép xem nội dung video trên TV rõ nét và chi tiết hơn.

– Màn hình có độ phân giải thấp thường có trên những sản phẩm thiết bị đo như máy đo nhiệt độ, đồng hồ đo độ, camera nhiệt… Trong đó, camera nhiệt được đánh giá là thiết bị có độ phân giải đa dạng lên tới hơn 0,3 triệu pixels…

Kết luận

Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn nắm được rõ về độ phân giải màn hình để có thể chọn mua các thiết bị chất lượng, theo dõi được các hình ảnh tốt nhất. Nếu quan tâm đến sản phẩm camera nhiệt, máy đo nhiệt độ thì hãy liên hệ TKTECH để được tư vấn nhé!

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *