Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện

Trong một hệ thống điện, tủ điện là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Vậy tủ điện là gì? Tủ điện có cấu tạo như thế nào? Tủ điện được phân thành mấy loại? Cùng TKTech tìm hiểu Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện ở bài viết bên dưới nhé!

Tủ điện là gì?

Tủ điện - Nơi chứa thiết bị điện và bảng điện
Tủ điện – Nơi chứa thiết bị điện và bảng điện

Tủ điện là nơi dùng để chứa các thiết bị điện và bảng điện. Trong tủ điện sẽ thường có các thiết bị như: công tắc, cầu giao, biến thế, biến áp… Người ta thường đặt tủ điện trong nhà, trên đường, trong các nhà máy hoặc những nơi gần các thiết bị máy móc, hệ thống lớn.

Tủ điện thường sẽ có hình như nhật hoặc hình vuông, được làm từ các tấm kim loại hoặc composite có kích thước và độ dày khác nhau.

Cấu tạo của tủ điện là gì?

Tiếp tục bài viết “Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện” sẽ là phần cấu tạo của tủ điện. Tủ điện thường có cấu tạo gồm phần vỏ và phần chứa bên trong. Phần vỏ ngoài của tủ điện được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhẵn với nhiều màu sắc để đảm bảo an toàn cho người dùng. Bên trong tủ chính là khoảng chứa các thiết bị điện, bảng điện, mạch điện…

Bên trong tủ điện sẽ có 3 thiết bị quan trọng, đó là Aptomat, Nút nhấn và Rơ le. Ngoài ra, đối với từng loại tủ điện sẽ có thêm các thành phần khác nhau.

Ví dụ: trong tủ điện công nghiệp sẽ còn có lưới lọc bụi và quạt hút tủ điện. Hoặc có thêm relay bảo vệ pha, relay nhiệt, đèn báo, contactor hay cầu đấu điều khiển (Domino); biến tần…

Các tủ điện trong một hệ thống điện
Các tủ điện trong một hệ thống điện

Chức năng của tụ điện là gì?

Như bạn cũng đã biết, tủ điện là bộ phận quan trọng trong hệ thống điện. Bộ phận này là phần không thể thiếu của bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào. Bởi nó có chức năng quan trọng như sau:

Tủ điện là nơi lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển. Bên cạnh đó, tủ điện còn là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình. Giúp đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Nói cách khác, công dụng của tủ điện là bảo vệ cho các thiết bị điện được lắp đặt ở bên trong. Nhờ vậy sẽ giúp cho việc sắp xếp các thiết bị điện trong tủ được hợp lý nhất. Từ đó đảm bảo hệ thống điện, hệ thống máy móc, động cơ… hoạt động được ổn định. Đồng thời đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Cách phân loại tủ điện như thế nào?

Phần tiếp theo của bài viết “Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện” là cách phân loại. Hiện nay, có rất nhiều loại tụ điện khác nhau đang được sử dụng. Tuy nhiên, nó được phân loại theo các cách phổ biến sau:

Phân loại tủ điện theo điện thế

– Tủ điện cao thế: Đây là sản phẩm dùng để chứa, cất giữ các thiết bị điều khiến, các loại cầu giao công tác và cầu nối của dòng điện cao áp. Đây là sản phẩm không được sử dụng trong mạng lưới điện dân dụng bởi điện dân dụng chỉ có dòng điện hạ áp hoặc trung áp.

– Tủ điện trung thế: Đây là loại tủ điện được dùng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Tủ điện trung thế được sử dụng khá rộng rãi trong các trạm phân phối điện (như tòa nhà cao tầng, nhà máy, bến cảng, sân bay….), lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện…

– Tủ điện hạ thế: Đây là loại được dùng ở hệ thống điện lưới dưới 0.4kV. Thiết bị này dùng để bảo vệ các thiết bị điện như rơ le, cầu chì, dụng cụ đo đạc…

Phân loại tủ điện theo chức năng – Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện 

– Tủ điện phân phối: Đây là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào. Từ các nhà máy điện đến các trạm biến áp hay các hệ thống truyền tải và phân phối đến các hộ tiêu dùng. Chúng là nơi dùng để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển.

Hình ảnh về tụ điện phân phối
Hình ảnh về tụ điện phân phối

– Tủ điện điều khiển: Đây là tủ điện động cơ dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ, máy bơm công suất lớn trong nhà máy, xưởng sản xuất, trạm bơm, trạm trộn bê tông…

– Tủ điện động lực: Còn gọi là tủ điều khiển, nó có nhiệm vụ chính là cung cấp nguồn điện để các thiết bị điện, thiết bị cơ khí máy móc hoạt động. Thiết bị này được sử dụng trong các mạng lưới điện hạ thế của các công trình. Nhằm mục đích cung cấp nguồn cho các động cơ hoạt động, động thời bảo vệ các động cơ khi có sự cố xảy ra.

Phân loại tủ điện theo lĩnh vực ứng dụng 

– Tủ điện công nghiệp: Đây là tủ điện của những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn. Chúng thường có cấu trúc lớn so với các tủ điện nhỏ tại gia đình, có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển phức tạp.

– Tủ điện dân dụng: Đây là thiết bị được dùng để chứa các thiết bị điện như: Aptomat, biến thế, biến áp, contactor, ổ cắm, cầu giao, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển… ở các công trình xây dựng dân dụng thông thường như nhà ở, chung cư…

Một số loại tủ điện phổ biến hiện nay

Tủ điện phân phối chính cho công trình(MSB)
Hình ảnh về tủ điện MSB

Tủ điện phân phối chính cho công trình (MSB)

Tủ điện MSB được sử dụng đẻ phân phối điện cho các phụ tải có công suất lớn. Nó thường được dùng trong nhà. Tủ điện MSB có thiết kế kiểu module, được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện. Tủ MSB bao gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.

Tủ điện điều khiển trung tâm (MCC)

Bạn đã biết tủ điện là gì, vậy tủ điện MCC là gì? Tủ điện điều khiển trung tâm MCC (Motor Control Center) còn gọi là tủ điện điều khiển động cơ. Loại tủ này chuyên dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ, máy bơm.. có công suất lớn.

Tủ điện chuyển mạch – ATS

Hình ảnh về tụ điện ATS
Tủ điện ATS – Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện

Đây là loại tủ được dùng tại nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục. Tủ dùng để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong trường hợp tủ ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.

Tủ điện phân phối (tủ DB)

Loại tủ dùng cho phân xưởng, nhà máy hay phân phối điện cho một tầng trong tòa nhà. Ưu điểm của tủ DB là thiết kế gọn nhẹ, tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện vận hành.

Tủ điện cứu hỏa – Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện

Đây là loại tủ được đặt ở chế độ tự động, hoạt động theo một quy trình cụ thể. Ban đầu, tủ sẽ tự động vận hành bơm bù áp nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy bị rò rỉ nước. Khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa tủ điện phòng cháy chữa cháy sẽ tự động vận hành bơm điện.

Ngoài ra, tủ điện tự động vận hành bơm xăng, nhiên liệu cần thiết mỗi khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa hay mất điện. Đặc biệt, loại tủ này có cơ chế tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quyhiện tại cho người sử dụng.

Tủ điện cứu hỏa
Tủ điện cứu hỏa

Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Đây là loại tủ dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong khu vực công cộng. Ví dụ như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động,…

Tủ tụ bù

Đây là loại tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng, hoặc các dây chuyền sản xuất, các phụ tại thương mại lớn, công suất bù đến 600kVAR.

Tủ điện công tơ – Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện 

Loại tủ dùng để đo điện năng kỹ thuật, hoặc đo điện năng thương mại. Tủ điện công tơ được thiết kế tùy thuộc vào phụ tải là tải 1 pha hay tải 3 pha. Chúng thường được dùng trong các trạm biến áp, nhà máy công nghiệp, văn phòng, chung cư…

Hình ảnh về loại tủ điện công tơ
Hình ảnh về loại tủ điện công tơ

Tủ điện hòa đồng bộ

Loại tủ điện này có chức năng đưa các máy phát điện hay các nguồn điện đang làm việc độc lập vào làm việc song song với nhau. Tủ điều hòa đồng bộ giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và tối ưu hóa trong việc tiết kiệm nhiên liệu.

Tủ điện RMU

Tủ RMU (Ring Main Unit) được thiết kế theo cấu trúc metal enclosed, cách điện khí SF6. Loại tủ điện này sử dụng cho hệ thống phân phối trung thế tới 36kV 630A.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về Tủ điện là gì? Cấu tạo và cách phân loại tủ điện. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Nếu cần kiểm tra tụ điện, bạn nên sử dụng những loại ampe kìm, đồng hồ vạn năng chất lượng được bán tại TKTech. Liên hệ với hotline bên dưới để được tư vấn kỹ và giúp chọn được dụng cụ đo tụ điện phù hợp dành cho bạn!

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *